Mách Bạn Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả 

Nhiệt miệng là tình trạng không hiếm gặp khi mang thai. Mặc dù không phải bệnh nguy hiểm tới sức khoẻ, nhưng nhiệt miệng lại khiến các mẹ bầu mệt mỏi, gặp nhiều khó khăn trong ăn uống từ đó gây ảnh hưởng tới em bé. Vậy để chữa nhiệt miệng cho bà bầu có những phương pháp nào hiệu quả, an toàn? 

Một số cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu tại nhà

Việc áp dụng các mẹo chữa nhiệt miệng cho bà bầu là phương án đơn giản, sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên an toàn. Những phương pháp này giúp đẩy lùi triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra một cách nhanh chóng. Bà bầu bị lở miệng có thể tham khảo một số mẹo như sau:

1. Ăn sữa chua

Sữa chua là nguyên liệu giúp đẩy lùi các cơn đau, xót do vết nhiệt miệng gây ra. Hơn nữa, trong sữa chua còn chứa lượng lớn lợi khuẩn, giúp bà bầu cải thiện sức đề kháng từ đó hỗ trợ đẩy lùi các vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. Nếu thắc mắc bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì thì sữa chua chính là câu trả lời cho bạn.

Chữa nhiệt miệng cho bà bầu bằng sữa chua
Chữa nhiệt miệng cho bà bầu bằng sữa chua

Ngoài ra, sữa chua cũng là món ăn dạng mềm lỏng, có thể giúp vết thương do nhiệt tránh cọ xát vào nhau từ đó rút ngắn thời gian phục hồi. Khi bị nhiệt, các bà bầu nên ăn 2 – 3 hộp sữa chua mỗi ngày để loại bỏ triệu chứng và tốt cho sức khoẻ.

2. Dùng mật ong chữa nhiệt miệng cho bà bầu

Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến cho các vết loét, viết nhiệt miệng. Các bà bầu chỉ cần dùng tăm bông, thấm một chút một ong chấm vào chỗ bị nhiệt. Dung dịch mật ong có thể ức chế và tiêu diệt khuẩn gây nhiệt rất tốt. Hơn nữa, mật ong có vị ngọt dễ chịu nên rất dễ sử dụng, không gây nôn trớ cho phụ nữ có thai.

Cách này mang lại hiệu quả tốt cho bà bầu bị nhiệt bởi mật ong có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm. Hơn nữa, thành phần Hydroperoxide tự nhiên trong mật ong cũng giúp khử trùng mạnh từ đó có thể loại bỏ vi khuẩn, nấm gây bệnh hiệu quả. Bổ sung mật ong cũng giúp bà bầu cung cấp thêm các dinh dưỡng như kẽm, sắt, Kali,… giúp cải thiện sức đề kháng từ đó ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.

3. Dùng khế chữa nhiệt miệng cho bà bầu

Khế có vị chua, giúp thanh nhiệt nên là nguyên liệu chữa nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên dùng khế chua thay vì khế ngọt. Mỗi lần dùng từ 2 – 3 lát khế mỏng hoặc giã nát, cho vào đun sôi với nước lọc. Mỗi ngày dùng nước khế ngậm vài phút trong miệng rồi nuốt dần.

Khế chua lúc mới tiếp xúc với vết nhiệt có thể gây cảm giác đau rát, khó chịu. Nhưng loại quả này lại chứa hàm lượng Acid Oxalic cùng các thành phần như Vitamin C, B1, B2, A, P, Canxi, sắt, Kali,… nên có thể giải nhiệt, loại bỏ nhiệt miệng từ bên trong. Dùng khế chua cũng giúp các bà bầu chắc răng, khoẻ nướu và làm răng trắng sáng tự nhiên hơn.

4. Dùng dầu dừa chữa nhiệt miệng

Dầu dừa cũng là nguyên liệu rất tốt cho việc chữa nhiệt ở bà bầu. Bạn chỉ cần dùng phần cơm dừa màu trắng nghiền nát, ép lấy nước rồi dùng nước này súc miệng mỗi ngày để loại bỏ nhiệt miệng.

Ngoài ra, có thể sử dụng một chút dầu dừa đắp lên khu vực bị nhiệt. Lưu ý, khi thực hiện, bạn nên thêm ít sáp ong vào dầu dừa theo tỷ lệ 2 thìa dầu dừa với 1 thìa sáp ong để phần dầu dừa khó trôi đi. Mỗi ngày bôi hỗn hợp này vài lần để tăng hiệu quả chữa nhiệt.

Dùng dầu dừa trị nhiệt cho bà bầu
Dùng dầu dừa trị nhiệt cho bà bầu

5. Dùng củ cải trắng

Củ cải trắng được ví như dược liệu “vàng” với nhiều công dụng chữa bệnh trong đó có đẩy lùi các vết nhiệt miệng. Trong Đông y, loại củ này có tính mát, giúp hạ hoả vì thế có tác dụng chữa nhiệt rất tốt. Trong củ cải trắng còn chứa nước, tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A, C, tốt cho sức khoẻ vì thế cách làm này cũng đồng thời giúp các bà bầu cải thiện sức khoẻ. Bạn có thể lấy 300g củ cải trắng giã nát rồi chắt lấy nước. Pha nước củ cải thu được với một ít nước lọc rồi dùng súc miệng 3 lần/ngày, dùng trong 2 ngày tình trạng nhiệt của bạn sẽ được đẩy lùi.

6. Dùng nha đam chữa nhiệt cho bà bầu

Hợp chất trong nha đam hay lô hội có khả năng kháng viêm, làm dịu da và ngừa viêm nhiễm hiệu quả.  Do đó. dùng nha đam chữa nhiệt cũng là giải pháp được đông đảo bà bầu áp dụng. Với nguyên liệu này bạn có thể lấy phần thịt nha đam ép lấy gel rồi dùng gel bôi vào chỗ nhiệt miệng, sưng đỏ. Nên bôi gel nha đam nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả kháng khuẩn, giảm đau và giúp vết loét nhanh se lại.

Nha đam chữa nhiệt rất tốt
Nha đam chữa nhiệt rất tốt

7. Bà bầu bị nhiệt nên uống nước cam, chanh

Nước cam, chanh không phải nguyên liệu đặc trị nhiệt miệng nhưng chúng lại giàu vitamin C, thành phần giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Bạn có thể sử dụng hai loại nước này để vượt qua các loại bệnh do vi khuẩn, virus gây ra trong đó có nhiệt miệng, viêm lợi sưng má. Mỗi ngày nên uống 1 ly nước chanh hoặc nước cam để nhanh chóng loại bỏ tình trạng nhiệt miệng. Lưu ý, không nên uống nước chanh, cam khi đói.

8. Dùng giấm táo

Giấm táo đống vai trò như kháng sinh tự nhiên với khoang miệng. Trong giấm táo có chứa thành phần Axit Axetic, là loại axit giúp kiềm chế vi khuẩn gây hại, duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh khoang miệng. Vì thế, dùng giấm táo là phương pháp giúp đẩy lùi nhiệt miệng nhanh chóng cho bà bầu. Với nguyên liệu này, các bà bầu có thể pha giấm táo với nước ấm và dùng để súc miệng mỗi ngày theo tỷ lệ 1 thìa giấm táo cùng 250ml nước lọc.

Giấm táo chữa nhiệt tốt
Giấm táo chữa nhiệt tốt

9. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thức ăn cũng đóng vai trò lớn trong việc giúp bà bầu hồi phục các vết nhiệt miệng nhanh chóng. Cụ thể, khi bị nhiệt, phụ nữ mang thai nên bổ sung một số thực phẩm sau để nhanh chóng khỏi bệnh:

  • Ăn sống hoặc dùng rau diếp cá, rau má, rau xay lấy nước uống 2 – 3 lần/ngày.
  • Dùng rau mồng tơi, rau ngót, rau dền đỏ nấu canh tôm, thịt nhằm giải nhiệt cơ thể.
  • Ăn chè hoặc uống nước đậu đen.
  • Uống nước ép cà chua, ăn trái cây ướp lạnh như táo, mận, cam,…

10. Món cháo thơm ngon hỗ trợ chữa nhiệt miệng cho bà bầu

Theo y học cổ truyền, nhiệt miệng là chứng bệnh do nhiệt độc, hỏa độc, âm thư, thấp nhiệt gây nên. Để điều trị chứng nhiệt miệng, pháp trị y học cổ truyền quan niệm cần dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc, lưỡng huyết, chống viêm. Theo nguyên tắc này, các bà bầu có thể tham khảo một số món ăn từ thực phẩm, thảo mộc như sau:

  • Công thức 1: Chuẩn bị 100g gạo tẻ nấu thành cháo, sau đó thêm 50g bột cát căn (bột sắn) nấu chín thành cháo ăn trong ngày. Dùng trong 3 – 5 ngày để đẩy lùi tình trạng.
  • Công thức 2: Dùng 150g bí ngô, 30g đậu đen, 50g gạo tẻ, 20g gạo nếp, 25g hạt sen, một chút đường kính. Bí ngô bỏ vỏ, thái miếng, đậu đen và hạt sen rửa sạch, gạo nếp, gạo tẻ đãi sạch. Cho tất cả nguyên liệu nấu chín mềm rồi thêm đường và 2 – 3 lát gừng đập dập. Bát cháo này giúp thanh nhiệt, chống viêm, dưỡng âm, rất tốt với người bị nhiệt, người ngủ không ngon giấc, nước tiểu đỏ, nóng trong,…

11. Chữa nhiệt miệng cho bà bầu bằng thuốc

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên sử dụng và phải hạn chế tối đa việc dùng thuốc Tây. Vì thế, nếu tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng, các bà bầu nên hạn chế sử dụng. Nếu muốn dùng thuốc để đẩy nhanh quá trình lành bệnh, bạn cần hỏi tư vấn bác sĩ trước khi dùng.

Hỗ trợ phòng và chữa nhiệt miệng cho bà bầu bằng nước súc miệng

Bên cạnh việc dùng thuốc, các bà bầu có thể cân nhắc sử dụng một số sản phẩm nước súc miệng an toàn, lành tính giúp hỗ trợ đẩy lùi nhiệt như sau:

1. Nước súc miệng Valentine

Loại nước súc miệng Valentine không chứa cồn nên rất an toàn, nhẹ dịu cho bà bầu. Sản phẩm là sự kết hợp giữa Nano bạc và tinh dầu tự nhiên có khả năng loại bỏ vi khuẩn, nấm trong khoang miệng. Không chỉ giúp đẩy lùi nhiệt miệng, ngăn nhiệt miệng tái phát, nước súc miệng Valentine cũng giúp mang tới hơi thở thơm tho cho người dùng giảm tình trạng hôi miệng nặng.

Nước súc miệng Valentine
Nước súc miệng Valentine

Mỗi ngày, các bà bầu có thể sử dụng sản phẩm này súc miệng 2 lần để làm dịu các vết nhiệt và đẩy nhanh quá trình làm liền tổn thương ở niêm mạc. Khi súc miệng, cần ngậm trong miệng 5 phút.

2. Nước súc miệng Kin Gingival

Nước súc miệng Kin Gingival đề từ Tây Ban Nha không chứa cồn, chất tạo bọt hay các chất tẩy nên không gây kích ứng hay khô niêm mạc miệng. Đây là sản phẩm các bà bầu có thể yên tâm sử dụng để đẩy lùi nhiệt miệng.

Thành phần chính của sản phẩm là Chlorhexidine Digluconate 0.12%, có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển, giảm đau, chảy máu chân răng, mảng bám,… Sản phẩm được đánh giá cao bởi hiệu quả đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương, giảm sưng, viêm tốt, ngừa viêm nướu hoại tử lở loét. Nhờ thiết kế nhỏ gọn, bạn cũng có thể dễ dàng mang theo Kin Gingival bên mình bất cứ lúc nào.

3. Nước súc miệng PlasmaKare

Đây là sản phẩm có chứa thành phần TSN (phức hệ Tannic – Nano bạc Plasma) cùng keo ong có tác dụng tại chỗ trên niêm mạc bị tổn thương. Sử dụng sản phẩm giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng trong khoang miệng hiệu quả. Nhờ không chứa cồn, hương vị dịu nhẹ nên nước súc miệng PlasmaKare rất thích hợp cho phụ nữ có thai.

Nước súc miệng PlasmaKare
Nước súc miệng PlasmaKare

4. Bộ nước súc miệng và cao bôi Nha Chu Tán

Mặc dù được kiểm định an toàn nhưng nhiều dòng nước súc miệng chứa nhiều thành phần hoạt chất vẫn khiến mẹ bầu đắn đo không dám sử dụng, sở ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

Nếu đây đang là vấn đề khiến mẹ bầu phiền não thì Bộ nước súc miệng và cao bôi Nha Chu Tán có lẽ là sự lựa chọn an toàn và phù hợp nhất. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi CTCP Bệnh viện Thuốc Dân Tộc, sử dụng 100% thảo dược tự nhiên lành tính, có tính kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Một bộ Nha Chu Tán sẽ gồm nước súc miệng hàng ngày và cao bôi tác động trực tiếp vào vùng răng miệng tổn thương.

Nha Chu Tán là bộ sản phẩm chăm sóc răng miệng được Thuốc Dân Tộc sản xuất và phân phối thông qua Dr Vitamin
Nha Chu Tán là bộ sản phẩm chăm sóc răng miệng được Thuốc Dân Tộc sản xuất

Lưu ý khi chăm sóc và chữa nhiệt miệng cho bà bầu

Bên cạnh áp dụng các biện pháp chữa nhiệt miệng cho bà bầu kể trên, các mẹ cũng cần lưu ý các vấn đề như sau:

  • Bổ sung nước đẩy đủ cho cơ thể, mỗi ngày nên uống từ 2 – 2.5 lít nước. Bên cạnh nước lọc, cần bổ sung thêm các nước ép tử rau củ, hoa quả tươi. Lưu ý, bà bầu không nên uống bia, cà phê, trà đặc nước ngọt đóng chai.
  • Tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thay vào đó nên bổ sung rau xanh, cà chua, các loại đậu, trái cây tươi để thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
  • Sau khi đánh răng, nên súc miệng nước muối để tăng hiệu quả điều trị nhiệt và làm sạch khoang miệng.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất, nhất là vitamin B12.
  • Kiểm soát tâm trạng, không nên căng thẳng bởi đây cũng là nguyên nhân có thể dẫn tới nhiệt.
  • Nên hoạt động thể chất thường xuyên nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Nếu nhiệt miệng kéo dài, không thuyên giảm, bà bầu hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất.
Bà bầu bị nhiệt cần duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý
Bà bầu bị nhiệt cần duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý

Việc áp dụng các cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu là điều cần thiết giúp loại bỏ tình trạng khó chịu, đau, xót do bệnh gây ra. Tuy nhiên, với phụ nữ có thai, điều quan trọng cần lựa chọn các giải pháp an toàn, lành tính, không gây hại cho mẹ và bé. Hy vọng những gợi ý trên giúp bạn tim được giải pháp phù hợp với bản thân mình. Nếu vẫn còn phân vân về tình trạng nhiệt miệng, các bà bầu có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất.

CLICK ĐỌC NGAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bé Bị Nhiệt Miệng Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân, Cách Cải Thiện

Bé Bị Nhiệt Miệng Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân, Cách Cải Thiện

Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng dù không quá nguy hiểm nhưng lại khiến các bậc phụ huynh lo lắng bởi con cảm…
Chia sẻ
Bỏ qua