5 Loại Thuốc Chữa Viêm Lợi Chảy Máu Chân Răng Phổ Biến Nhất
Viêm lợi gây chảy máu chân răng khiến bạn khó chịu, sinh hoạt bị ảnh hưởng, cuộc sống giảm sút. Vậy cần làm gì khi gặp tình trạng này? Câu trả lời là sử dụng thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng. Sử dụng đúng loại thuốc có thể giúp bạn đẩy lùi tình trạng hiệu quả, nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. Dưới đây là một số loại thuốc đặc trị hiệu quả cho tình trạng nha khoa này mà bạn có thể tham khảo.
TOP 5 loại thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng tốt nhất
Đa phần các trường hợp viêm lợi thì rất dễ bị chảy máu chân răng. Chỉ cần tác động nhẹ cũng có thể khiến bạn bị chảy máu. Tình trạng này nếu không được điều trị, xử lý kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nha chu cấp, hoặc thậm chí là mất răng. Vì thế, việc sử dụng các loại thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng là điều cần thiết giúp người bệnh sớm vượt qua được các vấn đề này.
Trong đó, một số loại thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng bạn có thể tham khảo phải kể tới:
1. Alpha Chymotrypsin
Thuốc chống viêm thường được kê đơn cho người bị chảy máu chân răng do viêm lợi. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng Alpha Chymotrypsin. Loại thuốc này chứa enzym giúp đẩy nhanh phản ứng hoá học trong cơ thể từ đó giảm được phản ứng viêm, phù nề, chảy máu lợi.
Cách dùng:
- Người bệnh sử dụng 2 viên Alpha Chymotrypsin đường uống, ngày dùng 4 – 6 lần.
- Hoặc sử dụng 4 – 6 viên ngậm dưới lưỡi mỗi lần, ngày dùng 2 – 3 lần.
Giá bán: Khoảng 25.000 VNĐ/1 hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
2. Thuốc kháng sinh
Bên cạnh thuốc kháng viêm, người bị chảy máu chân răng do viêm lợi cũng có thể được sử dụng kháng sinh nếu phát hiện nhiễm khuẩn. Kháng sinh trong trường hợp này có tác dụng loại bỏ mảng bám chứa vi khuẩn, đẩy lùi một số triệu chứng như sưng đỏ, đau nhức. Kháng sinh chữa viêm lợi chảy máu chân răng được bào chế dưới nhiều dạng như thuốc uống, thuốc bôi, nước súc miệng… Trong đó, một số loại được dùng phổ biến phải kể tới:
- Tetracycline: Loại thuốc này giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nó có hiệu quả tốt với chủng vi khuẩn gram (+) > vi khuẩn gram (-). Với loại thuốc này, bệnh nhân dùng trước ăn 1 – 2 tiếng. Mỗi lần uống 500mg, ngày uống 2 lần, sử dụng liên tục trong 5 – 7 ngày tuỳ thuộc mức độ viêm nhiễm.
- Azithromycin: Đây là thuốc có tác dụng với bệnh nhân viêm nướu nặng, thường là những người nghiện thuốc lá. Người bệnh sử dụng 500mg (1 viên nén) cho ngày đầu tiên dùng thuốc. Dùng sau 4 ngày thì giảm liều còn ½ viên.
- Metronidazol: Là thuốc kê đơn cho trường hợp viêm nha chu nặng. Metronidazole thường được kê đơn cùng Spiramycine bởi chúng sẽ hoạt động tốt nhất.
- Ciprofloxacin: Đây là thuốc giúp giảm đau, kháng viêm, ngăn ngừa chảy máu chân răng. Bệnh nhân dùng 500mg mỗi lần, 2 lần/ngày. Lưu ý không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 12 tuổi.
- Amoxicillin: Đây là thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng được dùng khá phổ biến. Người dùng sử dụng 500mg mỗi lần, ngày 2 lần, uống liên tục 5 – 7 ngày.
Lưu ý: Sử dụng kháng sinh chữa viêm lợi mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như: suy nhược thần kinh, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…
3. Erythromycin chữa viêm lợi chảy máu chân răng
Erythromycin là thuốc có tác dụng giảm sinh tổng hợp protein của vi khuẩn, từ đó kìm hãm sự phát triển của chúng. Sử dụng Erythromycin được xem như giải pháp hiệu quả cho các trường hợp viêm lợi chảy máu chân răng bởi chúng giúp:
- Khắc phục tình trạng viêm nhiễm ở lợi.
- Tiêu diệt vi khuẩn, mảng bám trong miệng.
- Ngăn ngừa chảy máu khu vực chân răng, kẽ răng.
- Hỗ trợ giảm hôi miệng sâu răng
Cách dùng: Sử dụng theo đơn của bác sĩ.
Lưu ý: Erythromycin khi dùng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng hoặc nặng hơn là suy gan với những người có cơ địa yếu.
Giá bán: Khoảng 215.000 VNĐ/hộp 100 viên.
4. Clindamycin – Thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng được khuyên dùng
Clindamycin giúp người bệnh kiểm soát tình trạng chảy máu chân răng do viêm lợi gây ra. Đây là thuốc thuộc nhóm Lincosamid với các tác dụng như:
- Kháng khuẩn ở nồng độ thấp.
- Ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, phát triển .
- Giảm sưng, đau do viêm lợi.
- Kiểm soát tình trạng chảy máu ở chân răng hay kẽ răng.
- GIảm hôi miệng,
Lưu ý: Bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như nổi mẩn đỏ, buồn nôn, viêm đại tràng…. nếu lạm dụng loại thuốc này.
Giá bán: Khoảng 100.000 VNĐ/hộp 100 viên.
5. Acetaminophen
Acetaminophen là thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng kèm theo các cơn đau nhức dữ dội. Loại thuốc này giúp mang tới cho người bệnh những lợi ích như sau:
- Giảm đau nhanh chóng.
- Tiêu viêm, giảm phù nề ở lợi.
- Kiểm soát tình trạng chảy máu răng tạm thời.
Lưu ý: Acetaminophen có thể gây ra một số tác dụng phụ nư vàng da, vàng mắt, đau bụng, ớn lạnh… Do đó, người bệnh cần sử dụng theo đơn của bác sĩ.
Giá bán: Khoảng 350.000 VNĐ/hộp.
Bệnh nhân viêm lợi chảy máu chân răng cần chú ý gì?
Bên cạnh việc dùng thuốc chữa chảy máu chân răng do viêm lợi, người bệnh cũng cần chú ý một số biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách như:
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ: Bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp, không sử dụng theo cảm tính để hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất cứ dấu hiệu gì bất thường, người bệnh cũng nên ngừng dùng và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp.
- Vệ sinh răng sạch sẽ: Sau khi ăn, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, loại bỏ thức ăn thừa dính vào kẽ răng. Mỗi ngày nên đánh răng, súc miệng ít nhất 2 lần vào sáng – tối.
- Dùng chỉ nha khoa, không dùng tăm: Để làm sạch răng, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa thay vì các vật nhọn như tăm để chạm vào nướu hay kẽ răng. Bởi điều này có thể khiến tình trạng chảy máu chân răng trầm trọng hơn, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.
- Đánh răng đúng cách: Bệnh nhân nên dùng bàn chải mềm, có kích thước vừa với miệng. Khi đánh, nên đánh dọc chiều răng hoặc xoay tròn bởi đánh theo chiều ngang có thể làm mòn men răng, tổn thương lợi.
- Chế độ ăn uống khoa học: Nên hạn chế các món ăn nhiều đường, thực phẩm dẻo cứng. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung vitamin, khoáng chất để cải thiện sức đề kháng cơ thể.
- Khám răng định kỳ: Mỗi người nên chủ động khám răng định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần để loại bỏ các mảng bám bị vôi hóa và phát hiện sớm các vấn đề bất thường của răng miệng.
Các loại thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng trên đây là gợi ý cho bạn nếu gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc này, người bệnh cần hiểu rõ tình trạng của bản thân và sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Quan trọng, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về dùng bởi điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh răng miệng cẩn thận để phòng bệnh quay lại sau điều trị.