Top 7 Thuốc Trị Ho Có Đờm Hiệu Quả Được Bác Sĩ Kê Đơn

Có rất nhiều loại thuốc trị ho có đờm được bán trên thị trường. Việc dùng thuốc cần được cân nhắc, chỉ nên dùng đối với trường hợp cần thiết và không tùy tiện sử dụng nhằm tránh gặp các phản ứng phụ không mong muốn. Một số loại thường được kê đơn kể đến như Guaifenesin, Acetyl cystein, Brompheniramine, Chlorphenamine,…

Thuốc trị ho có đờm hiệu quả được kê đơn

Ho có đờm là một trong các vấn đề hô hấp nhiều người gặp phải. Bệnh có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em, nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Người bệnh ho ra các chất nhầy đặc, cổ họng khó chịu, ăn uống có cảm giác vướng do dịch nhầy tích tụ nhiều.

Thuốc trị ho có đờm
Ho có đờm xảy ra do nhiều yếu tố

Trường hợp ho có đờm kéo dài có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn, lan rộng ra các khu vực lân cận bên trong đường hô hấp. Người bệnh bị nghẹt mũi, khó thở và nhiều biểu hiện khác.

Đôi khi một số bệnh nhân chỉ bị ho có đờm ngắn ngày, sau đó triệu chứng thuyên giảm nhanh mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, đối với những trường hợp dai dẳng hơn, ho có đờm liên quan đến các bệnh lý hô hấp khác cần thăm khám, xác định tình trạng bệnh và điều trị y tế.

Sử dụng thuốc trị ho có đờm là giải pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc có tác dụng nhanh, cải thiện các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần dùng đúng thuốc, đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Dưới đây là một số loại thuốc trị ho có đờm được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân, bạn đọc tham khảo:

1. Ambroxol

Ambroxol chứa thành phần chính là 30mg Ambroxol HCl, cùng với các tá dược vừa đủ khác như Cellulose vi tinh thể, tinh bột khoai tây, natri saccharin, aerosil, magnesi stearat, menthol,.. Thuốc mang lại tác dụng tiêu đờm, chất nhầy giúp đường thở thông thoáng, hỗ trợ tống dịch đờm ra ngoài một cách dễ dàng.

Thuốc trị ho có đờm
Ambroxol – Thuốc được kê đơn trong điều trị ho có đờm

Ambroxol còn được sử dụng trong một vài trường hợp mắc bệnh về hô hấp khác như viêm phế quản, bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp, giãn phế quản,… Không dùng thuốc cho đối tượng dị ứng với thành phần Ambroxol, người bị viêm loét dạ dày tá tràng, không dùng cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi.

Liều dùng: Uống thuốc với nhiều nước lọc, tốt nhất là nước ấm. Mỗi bệnh nhân được chỉ định liều dùng khác nhau. Không lạm dụng, khuyến cáo dùng cho người lớn 3 viên/3 lần mỗi ngày, hoặc 2 viên/2 lần/ngày tùy vào tình trạng ho có đờm nặng hay nhẹ.

Tác dụng phụ: Bệnh nhân có thể gặp phải một số phản ứng phụ trong thời gian sử dụng Ambroxol. Chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, miệng khô,… Tình trạng nặng bệnh nhân có nguy cơ bị dị ứng da hoặc sốc phản vệ. Thông báo để bác sĩ có hướng xử lý sớm.

Tương tác thuốc: Thuốc ức chế ho, kháng sinh. Ambroxol có thể bị giảm hiệu quả nếu bệnh nhân sử dụng rượu bia và một vài thực phẩm gây tương tác với thuốc.

2. Guaifenesin

Guaifenesin là một trong số các thuốc trị ho có đờm được dùng phổ biến. Bác sĩ kê đơn thuốc Guaifenesin kết hợp với các thuốc khác trong điều trị bệnh hô hấp. Tác dụng chính giúp làm long đờm, hỗ trợ tống đờm ra ngoài, bôi trơn đường hô hấp giúp hơi thở thông thoáng.

Hiện nay, Guaifenesin có các dạng bào chế chính bao gồm viên nang, viên nén, dung dịch uống hoặc các chế phẩm khác. Chỉ định dùng thuốc cho người bị sổ mũi, cảm lạnh, viêm phế quản, thanh quản,… Dùng Guaifenesin với các loại thuốc trị ho, kháng histamin khác nếu bệnh nhân có nhiều đờm, bị viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và dưới.

Liều dùng: 

  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Sử dụng 200-400mg/ 4 giờ, uống lặp lại, không quá 2,4g mỗi ngày.
  • Trẻ 6-12 tuổi: Dùng 100-200mg/ 4 giờ, dùng tối đa 1,2g mỗi ngày.
  • Trẻ 4-6 tuổi dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng quá 600mg/ngày.

Tác dụng phụ: Guaifenesin có thể gây ra các biểu hiện phụ trong thời gian sử dụng như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, phát ban, mề đay,…

Tương tác thuốc: Không sử dụng Guaifenesin cho bệnh nhân đang điều trị bệnh bằng thuốc ức chế MAO. Thận trong với các đối tượng đang mắc bệnh huyết áp, bệnh tim, bệnh tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt,…

3. Acetyl cystein

Acetyl cystein là thuốc trị ho có đờm được sử dụng phổ biến hiện nay. Bệnh nhân có thể tìm mua thuốc dễ dàng tại các nhà thuốc trong nước. Acetyl cystein là thuốc biệt dược không cần kê đơn. Tuy nhiên bạn đọc nên dùng theo đúng liều lượng và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

Thuốc trị ho có đờm
Acetyl cystein được dùng nhằm mục đích làm lỏng đờm, điều trị bệnh hô hấp

Chỉ định sử dụng Acetyl cystein cho đối tượng gặp vấn đề về hô hấp, viêm nhiễm khiến niêm mạc tiết dịch đờm, nhầy gây tắt nghẽn đường thở, nghẹt mũi. Thuốc hỗ trợ làm loãng dịch đờm, giảm độ quánh đặc hỗ trợ quá trình tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn.

Acetyl cystein có nhiều dạng bào chế như dạng viên, dạng gói, thuốc hít đường miệng, thuốc nhỏ, thuốc tiêm. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dạng bào chế phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Liều dùng: 

  • Trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn dùng 200mg mỗi lần, dùng ngày 3 lần.
  • Trẻ từ 2-7 tuổi sử dụng mỗi lần 200mg, dùng mỗi ngày 2 lần.
  • Trẻ dưới 2 tuổi tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, không lạm dụng quá 200mg/ ngày.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ khi dùng. Người bệnh có thể bị buồn nôn, đỏ mặt, phù nề, tim đập nhanh hơn bình thường, tai ù, viêm miệng, phát ban, nổi mề đay,… Tình trạng nặng hơn cơ thể có các cơn co thắt khó thở, suy hô hấp, sốc phản vệ toàn thần. Nhanh chóng đưa người bệnh đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có phản ứng phụ nặng nề.

4. Terpin

Terpin codein được sử dụng điều trị các trường hợp mắc bệnh hô hấp như ho, cảm lạnh, tác dụng long đờm, giảm ho. Đây là thuốc thường được bác sĩ kê đơn điều trị bệnh ho có đờm cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan khác.

Thành phần chính có trong thuốc gồm Terpin hydrat, Codein photphat. Hai hoạt chất có tác dụng long đờm, kích kích quá trình loại bỏ đờm nhớt ra ngoài dễ dàng. Đồng thời, thuốc còn giúp giảm đau, giúp người bệnh ngủ ngon hơn do chất gây ngủ, nhờ đó cơn ho cũng được kiểm soát.

Thuốc trị ho có đờm
Terpin codein được sử dụng kiểm soát bệnh ho có đờm cũng như nhiều bệnh lý khác

Terpin được bào chế dạng viên nén tiện dụng, mỗi hộp gồm 100 viên chia thành 10 vỉ thuốc. Ngoài điều trị ho có đờm, Terpin còn được dùng trong điều trị các bệnh lý hô hấp khác chẳng hạn như viêm khí quản, phế quản, cảm lạnh, viêm họng,…

Liều dùng:

  • Người lớn uống mỗi ngày 2-3 lần mỗi lần 1-2 viên tùy từng mức độ ho có đờm. Dùng thuốc trong vòng dưới 10 ngày, không nên lạm dụng nếu bác sĩ không yêu cầu.
  • Trẻ em từ 5-15 tuổi uống mỗi ngày 1-3 lần mỗi lần dùng 1 viên.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi nên dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng.

Tác dụng phụ: Dùng Terpin có thể khiến bạn bị táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, dị ứng da, co thắt phế quản, ức chế hô hấp, và các phản ứng bất thường khác. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn nhận thấy các biểu hiện này kéo dài không thuyên giảm.

Tương tác thuốc: Terpin có thể tương tác với một số thuốc chống trầm cảm, thuốc morphin, thuốc ho khác. Ngoài ra, Terpin có thể phát sinh phản ứng tương tác nếu người bệnh dùng rượu hoặc sử dụng đồ uống chứa cồn để uống Terpin.

5. Brompheniramine

Brompheniramine chứa thành phần chính là hoạt chất cùng tên. Đây là thuốc thuộc nhóm kháng histamin điều trị các vấn đề viêm nhiễm xảy ra trong cơ thể. Tác dụng chính của hoạt chất Brompheniramine là giúp ức chế hoạt động cả các tác nhân hóa học dẫn đến viêm nhiễm.

Thuốc được chỉ định cho những đối tượng mắc các bệnh như sổ mũi, nghẹt mũi, hắc hơi, ho có đờm, thường xuyên chảy nước mắt do cảm, dị ứng và nhiều bệnh lý hô hấp khác. Bên cạnh đó, Brompheniramine còn được sử dụng điều trị các vấn đề liên quan.

Brompheniramine
Uống Brompheniramine chữa ho có đờm, viêm nhiễm đường hô hấp

Brompheniramine được bào chế dưới dạng viên nén, thông thường bác sĩ chỉ chỉ định sử dụng thuốc ngắn ngày, không sử dụng quá 1 tuần để tránh gây các phản ứng không tốt cho sức khỏe. Khi dùng bệnh nhân không nghiền nát viên nén, nên uống với nhiều nước để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.

Hiện tại, Brompheniramine có các dạng bào chế gồm dạng lỏng, dạng viên nén, viên nang, thuốc dạng nhai, thuốc bột,… Mỗi loại thuốc tương ứng với mức độ viêm, đối tượng bệnh nhân nhất định, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Liều dùng: Tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Mỗi trường hợp cụ thể sẽ được hướng dẫn liều dùng riêng.

Tác dụng phụ: Khi dùng Brompheniramine bệnh nhân có thể gặp phải một số phản ứng phụ kể đến như buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, mũi, táo bón, bồn chồn, phát ban, sưng môi miệng, lưỡi,…

Tương tác thuốc: Brompheniramine và một số thuốc như thuốc chống buồn nôn, thuốc giãn phế quản, thuốc viêm loét dạ dày, thuốc kích thích niêm mạc ruột, thuốc điều trị đường tiết niệu,… có thể xảy ra phản ứng tương tác khi sử dụng đồng thời.

6. Chlorphenamine

Chlorphenamine cũng là loại thuốc được dùng trong điều trị ho có đờm do viêm mũi, cảm lạnh hoặc dị ứng,… Chlorphenamine thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, được sử dụng cho nhiều vấn đề liên quan đến hiện tượng quá mẫn.

Thành phần gồm hoạt chất Chlorphenamine và các tá dược vừa đủ. Hiện nay trên thị trường thuốc có các dạng bào chế như viên nén, viên nang, bao phim, siro và thuốc dạng tiêm.

Chlorphenamine
Chlorphenamine hỗ trợ điều trị bệnh ho có đờm

Tác dụng chính của thuốc là kháng viêm, chống tiết acetylcholin. Chỉ định điều trị nhiều bệnh lý, không chỉ tình trạng ho có đờm mà còn đối với các dạng bệnh ngoài da, viêm mũi, phù mạch, côn trùng đốt, trường hợp sởi và cả thủy đậu,…

Liều dùng:

  • Người lớn sử dụng mỗi ngày 24mg, chia thành 2 lần dùng.
  • Trẻ em 2-6 tuổi dùng không quá 6mg mỗi ngày, uống mỗi lần 1mg cách nhau từ 4-6 tiếng.
  • Trẻ em từ 6-12 tuổi dùng 2mg trước khi ngủ, sau đó có thể tăng lên cho đến khi đến 12mg mỗi ngày, chia thành 2 lần uống.

Tùy mỗi trường hợp liều dùng có sự điều chỉnh cho từng bệnh nhân. Không lạm dụng thuốc để phòng tránh rủi ro gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.

Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Chlorphenamine kể đến như rối loạn thần kinh, gây buồn nôn, buồn ngủ. Một số trường hợp mắt kém, chóng mặt, đau đầu, bị khô miệng khô môi, mệt mỏi cơ thể. Các triệu chứng nặng hơn tuy ít xuất hiện có thể kể đến như sốc phản vệ, tiêu chảy, ù tai, bí tiểu,… Hãy nhanh chóng liên hệ bác sĩ nếu phát hiện các biểu hiện bất thường kéo dài, trở nên nặng nề hơn.

7. Amoxicillin

Thuốc trị ho có đờm được kê đơn trong đó có Amoxicillin. Đây là thuốc thuộc nhóm penicillin giúp điều trị các trường hợp mắc bệnh đừng hô hấp do vi khuẩn gây ra.

Ngoài ra, Amoxicillin còn được chỉ định trong điều trị dự phòng các vấn đề nhiễm khuẩn, tuy nhiên ở một vài trường hợp thuốc không mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc khác tương ứng.

Amoxicillin
Amoxicillin cải thiện triệu chứng bệnh hô hấp

Amoxicillin có thể được chỉ định dùng kết hợp với các thuốc khác để tăng hiệu quả. Tuy nhiên người dùng không tự ý thực hiện, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không dùng thuốc đối với bệnh nhân dị ứng với các chất có trong Amoxicillin.

Liều dùng:

  • Người lớn dùng 500mg-1000mg mỗi lần, ngày dùng 2-3 lần.
  • Trẻ em dùng dựa trên cân nặng, độ tuổi, khoảng 25mg-50mg/kg/ngày. Tốt hơn hết chỉ dùng cho bé theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ: Amoxicillin có thể gây ra các phản ứng phụ khi sử dụng như buồn nôn, tiêu chảy,… Các biểu hiện nhẹ tự thuyên giảm sau vài ngày. Trường hợp nhận thấy cơ thể có nhiều biểu hiện bất thường, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Một số thuốc trị ho có đờm được giới thiệu trong bài viết, bạn đọc tham khảo và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp xây dựng lối sống lành mạnh giúp bệnh sớm cải thiện, phòng tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị ho có đờm

Thuốc trị ho có đờm hỗ trợ được kê đơn phù hợp với từng tình trạng bệnh, sức khỏe thực tế của người bệnh. Không dùng thuốc tùy tiện, nhất là việc tự ý kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để phòng rủi ro gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý
Sử dụng thuốc trị ho có đờm theo đơn, hướng dẫn của người có chuyên môn

Tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám tình trạng ho và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ. Một số lưu ý:

  • Đến gặp bác sĩ khi nhận thấy các biểu hiện ho có đờm kéo dài, gây khó thở, kèm theo các biểu hiện bất thường khác. Mỗi trường hợp sẽ có chỉ định thuốc phù hợp.
  • Bệnh nhân cần khai báo với bác sĩ các vấn đề đang gặp phải, kể cả tiền sử bệnh lý trước đó. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thông báo thuốc đang dùng để bác sĩ nắm rõ và điều chỉnh, sắp xếp sử dụng thuốc trị ho có đờm cho phù hợp, phòng rủi ro tương tác thuốc.
  • Mua thuốc tại cửa hàng uy tín, chất lượng, kiểm tra thông tin thuốc, hạn dụng để tránh sử dụng thuốc quá hạn không hiệu quả mà còn ảnh hưởng sức khỏe.
  • Dùng thuốc theo phác đồ, không tự ý ngưng sử dụng hoặc dùng thêm các loại thuốc khác một cách bừa bãi.
  • Điều trị bằng thuốc trị ho có đờm kết hợp chăm sóc cơ thể đúng cách, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
  • Thông báo với bác sĩ nếu trong thời gian sử dụng thuốc bệnh nhân gặp phải các phản ứng phụ bất thường, kéo dài không thuyên giảm.

Thuốc trị ho có đờm được chỉ định dựa trên bệnh lý mà bạn đang mắc phải, cũng như tình hình sức khỏe thực tế của bạn. Dùng thuốc theo phác đồ để đạt được hiệu quả tốt nhất, giảm thiểu rủi ro gặp phải các phản ứng phụ nghiêm trọng. Tái khám nếu các triệu chứng bệnh hô hấp gây ho có đờm không cải thiện sau thời gian sử thuốc để bác sĩ có các biện pháp điều chỉnh, can thiệp phù hợp.

Tham khảo thêm: 

Top 8 Loại Siro Ho Cho Bé Hiệu Quả Và Tốt Nhất Hiện Nay

Siro trị ho là các sản phẩm có chứa hoạt chất giảm ho, thường được sử dụng kết hợp với một số loại thuốc chuyên…

Top 6 Loại Siro Ho Cho Bà Bầu Dễ Dùng, Cho Hiệu Quả Cao

Siro ho cho bà bầu thường được bào chế từ các thảo dược tự nhiên, an toàn cho thai nhi và cơ thể mẹ nên…

Top 8 Thuốc Viêm Họng Cho Bà Bầu Tốt, Bác Sĩ Chỉ Định Dùng

Thuốc viêm họng cho bà bầu thường là nhóm thuốc kê đơn được bác sĩ chỉ định. Bởi bệnh lý có thể xảy ra do…

Top 5 Loại Thuốc Ho Nhật Cho Bé An Toàn, Giảm Ho Nhanh

Thuốc ho Nhật dành cho bé luôn được giới chuyên môn đánh giá cao về hiêu quả cũng như chất lượng. Nếu bố mẹ cho…
Thuốc ho Thái Lan chất lượng được tin dùng

Top 5 Thuốc Ho Của Thái Lan Chất Lượng, Được Tin Dùng

Bên cạnh các sản đến từ Anh, Mỹ, Pháp,... thuốc ho Thái Lan hiện cũng là sản phẩm được nhiều người quan tâm. Thuốc có…
Các loại thuốc ho của Nga

TOP 3 Thuốc Ho Của Nga Chính Hãng Và Tốt Nhất Hiện Nay

Sử dụng thuốc ho của Nga giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng khó chịu tại đường hô hấp. Thuốc có dạng dung dịch,…
thuốc trị viêm họng của mỹ

7 Loại Thuốc Trị Viêm Họng Của Mỹ Được Dùng Phổ Biến Nhất [ĐIỂM DANH]

Viêm họng gây đau khó chịu ở cổ họng, đặc biệt khi nuốt hoặc nói, gây ảnh hưởng đến cuộc sống học tập và làm…

9 Thuốc Ho Của Nhật Hiệu Quả, Được Người Dùng Đánh Giá Cao

Các loại thuốc ho của Nhật như Pabron S, Kaigen Cough Pills, Allegra FX,... có tác dụng cải thiện triệu chứng ho khan, ho có…
Chia sẻ
Bỏ qua