Top 8 Thuốc Viêm Họng Cho Bà Bầu Tốt, Bác Sĩ Chỉ Định Dùng
Thuốc viêm họng cho bà bầu thường là nhóm thuốc kê đơn được bác sĩ chỉ định. Bởi bệnh lý có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, việc dùng thuốc đúng với nguyên nhân sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng, kiểm soát tốt bệnh lý và hạn chế tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
8 Thuốc viêm họng cho bà bầu an toàn, hiệu quả cao
Nguyên nhân phổ biến gây viêm họng là do sự tấn công của virus, vi khuẩn tại cổ họng và bùng phát các triệu chứng bệnh lý. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể do ảnh hưởng của thời tiết, dị nguyên hoặc hệ quả của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đối với phụ nữ mang thai, viêm họng và các bệnh viêm đường hô hấp xảy ra thường xuyên hơn.
Theo đó, các triệu chứng của bệnh lý có thể bùng phát ở bất cứ giai đoạn nào khi mang thai. Tình trạng này khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống bởi các biểu hiện như ho, đau rát họng, khan tiếng, ứ đờm, đau đầu, sốt, ăn uống kém, mất ngủ,…
Thuốc điều trị viêm họng sẽ được kê theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh lý và đối tượng mắc bệnh. Đặc biệt, khi mang thai cơ thể khá nhạy cảm, việc dùng thuốc không hợp lý có thể tác động gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Do đó, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cũng như kết quả điều trị tốt nhất.
Dưới đây là một số loại thuốc viêm họng cho bà bầu thường được chỉ định:
Penicillin
Penicillin thuộc nhóm thuốc kháng sinh thường được dùng trong điều trị viêm họng do vi khuẩn gây ra. Thuốc được bào chế ở dạng viên uống và dùng tiêm tĩnh mạch phù hợp với từng đối tượng và độ tuổi khác nhau. Với thành phần chính là Penicillin, thuốc hoạt động theo cơ chế gián tiếp phá vỡ thành tế bào của vi khuẩn thông qua tác động lên peptidoglycans. Nhờ đó, ngăn chặn peptidoglycans liên kết với protein, tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Dược phẩm nằm trong nhóm thuốc kê đơn, chỉ sử dụng khi có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị viêm họng nên đến gặp bác sĩ để được khám và chỉ định liều dùng và tần suất phù hợp. Việc sử dụng thuốc đúng cách giúp hỗ trợ điều trị viêm họng gây ra như đau rát họng, sưng đỏ họng, ho, tăng tiết dịch đờm ở cổ họng,…
Liều dùng tham khảo:
- Mỗi lần uống 125 – 250mg
- Khoảng cách mỗi lần dùng thuốc từ 6 – 8 tiếng
- Uống cùng với nước lọc sau khi ăn ít nhất 30 phút
Tác dụng phụ:
- Sốt
- Phát ban, nổi mề đay
- Sốc phản vệ
Amoxicillin
Do nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là sự tấn công của vi khuẩn nên thuốc điều trị viêm họng thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Trong đó, Amoxicillin là dược phẩm được chỉ định trong điều trị viêm họng và các bệnh viêm đường hô hấp. Theo các chuyên gia, thuốc dùng được cho phụ nữ mang thai nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
Bên cạnh đó, thuốc chỉ có tác dụng với một số loại vi khuẩn gây bệnh nhất định nên để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần được chẩn đoán và thực hiện những xét nghiệm cần thiết. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Từ đó khắc phục các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Ngoài công dụng điều trị viêm họng do vi khuẩn, Amoxicillin còn có tác dụng chữa viêm tai giữa, nhiễm vi khuẩn HP, viêm xoang,…
Liều dùng tham khảo:
- Ngày uống 2 – 3 lần
- Mỗi lần uống 250 – 500g đối với bệnh nhẹ và 500 – 875g đối với bệnh nặng
Tác dụng phụ:
- Chóng mặt
- Buồn nôn, nôn mửa
- Nổi mề đay mẩn ngứa
Ampicillin
Một trong những loại thuốc kháng sinh đường uống được chỉ định trong điều trị viêm xoang phổ biến là Ampicillin. Thuốc được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa và đang được dùng phổ biến trong nhóm thuốc kê đơn trị các bệnh viêm đường hô hấp trên do nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, dược phẩm còn được chỉ định trong điều trị viêm đường tiết niệu, thương hàn, lậu do Gonococcus,..
Thuốc có thành phần chính là ampicilin, tác dụng tốt trên cầu khuẩn gram âm và gram dương. Tuy nhiên, dược phẩm không có hiệu quả với một số loại vi khuẩn như vi khuẩn kỵ khí, Proteus, Pseudomonas, Klebsiella,… Để đạt được kết quả điều trị bệnh tốt nhất, bác sĩ có thể kết hợp với một số loại thuốc khác với thời gian dùng thuốc phù hợp.
Các triệu chứng do viêm họng gây ra như đau rát họng, sưng nề, ho khan, ho có đờm,… có thể thuyên giảm nhanh chóng sau khi dùng thuốc Ampicillin. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp, tránh các tác dụng ngoại ý.
Liều dùng tham khảo:
- Ngày uống 2 lần
- Mỗi lần uống 1 – 2 viên 500mg
Tác dụng phụ:
- Phát ban, nổi mề đay
- Tiêu chảy
- Tăng bạch cầu ưa eosin
- Giảm tiểu cầu
- Buồn nôn, nôn mửa
- Viêm lưỡi, miệng
- Viêm đại tràng giả mạc
Erythromycin
Erythromycin thường xuất hiện trong các đơn thuốc điều trị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên, trong đó có viêm họng. Vì nằm trong nhóm thuốc kháng sinh Macrolid nên dược phẩm có tác dụng với vi khuẩn gram âm và gram dương. Nhờ đó giúp cải thiện tình trạng sưng viêm cổ họng, ngăn chặn sự phát triển quá mức của tác nhân gây bệnh.
Ngoài tác dụng chữa viêm họng, Erythromycin còn được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, cơ quan sinh dục, đường tiêu hóa, sử dụng thay thế kháng sinh b-lactam trong trường hợp bị dị ứng penicillin. Trong một số trường hợp, thuốc được dùng kết hợp với neomycin trước khi tiến hành phẫu thuật ruột để phòng ngừa nhiễm khuẩn.
Liều dùng tham khảo:
- Ngày uống 2 – 3 lần
- Mỗi lần uống 500 – 1000mg
Tác dụng phụ:
- Nổi mề đay, mẩn đỏ
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Buồn nôn và nôn
- Đau đầu
Lysopaine
Bên cạnh các loại thuốc điều trị nguyên nhân thì nhóm thuốc kiểm soát triệu chứng ở mẹ bầu bị viêm họng cũng tác động trực tiếp đến kết quả điều trị. Theo đó, thuốc Lysopaine có tác dụng cải thiện các triệu chứng do các bệnh viêm đường hô hấp gây ra như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản được chỉ định phổ biến.
Thuốc được bào chế ở dạng viên ngậm với các thành phần chính là hoạt chất Papaya Juice, Bacitracin, Lysozyme, saccharin, magie stearat, sorbitol, dầu peppermint,… giúp làm giảm các triệu chứng như đau họng, ho, khan tiếng, rát cổ họng, tiết nhiều dịch đờm trong cổ họng,…
Thuốc có độ an toàn cao nên có thể dùng được cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định liều dùng và thời gian dùng thuốc hợp lý. Trong quá trình dùng Lysopaine trị viêm họng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng,…
Liều dùng tham khảo:
- Ngày dùng 3 – 6 lần
- Mỗi lần ngậm 1 viên
Dorithricin
Dorithricin là viên ngậm trị viêm họng không kê đơn, phù hợp với nhiều đối tượng, trong đó có phụ nữ mang thai. Với thành phần chính là Tyrothricin, Benzocain và Benzalkonium chlorid, thuốc có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh, đồng thời làm dịu cơn đau rát, khó chịu ở cổ họng, ho kéo dài, mất tiếng hoặc đau khi nuốt.
Vì cơ thể chỉ hấp thu một lượng nhỏ hoạt tính trong thuốc nên trong quá trình sử dụng không phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng. Hiện tại vẫn chưa ghi nhận trường hợp bị ngộ độc với thuốc ngậm Dorithricin. Thuốc được dùng ngậm trực tiếp và tan từ từ trong miệng. Tránh nuốt nguyên viên hoặc nhai vì có thể ảnh hưởng đến công dụng chữa bệnh.
Liều dùng tham khảo:
- Ngày dùng 3 – 4 lần
- Mỗi lần ngậm 1 viên
Chống chỉ định:
- Không dùng cho người có tiền sử hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc ngậm Dorithricin
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không được chỉ định dùng thuốc
Eprazinone
Với thành phần chính là Eprazinone dihydrochloride, thuốc Eprazinone có tác dụng làm giảm cơn ho, tiêu đờm, đau rát cổ họng do viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, cảm cúm, viêm mũi, suy hấp mãn tính và một số bệnh viêm đường hô hấp khác. Hoạt chất trong thuốc hoạt động theo cơ chế gắn lên thụ thể mucine trên đường hô hấp. Từ đó ngăn chặn protein viêm gắn vào và hạn chế tình trạng co thắt phế quản.
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim, dùng đường uống. Đối với phụ nữ mang thai bị viêm họng. Liều lượng và thời gian dùng thuốc nên theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh phát sinh tác dụng ngoại ý, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Liều dùng tham khảo:
- Ngày uống 3 lần
- Mỗi lần uống 1 – 2 viên
Tác dụng phụ:
- Dị ứng nổi mề đay
- Chóng mặt
- Buồn ngủ
- Đau đầu
- Rối loạn tiêu hóa
Bromhexin
Thuốc Bromhexin được sử dụng kết hợp với kháng sinh để cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp ở mức độ nặng. Thuốc mang lại hiệu quả tốt với những trường hợp viêm họng tiết nhiều dịch đờm, ho kéo dài, sưng đau, rát cổ họng. Thuốc được bào chế ở dạng viên uống, dùng được trẻ em, phụ nữ mang thai và người trưởng thành.
Bên cạnh điều trị viêm họng, thuốc Bromhexin còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm phế quản cấp và mãn tính. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc. Thay vào đó cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định thuốc điều trị phù hợp.
Liều dùng tham khảo:
- Ngày uống 3 lần
- Mỗi lần uống 1 viên
Tác dụng phụ:
- Phát ban
- Nổi mề đay
- Phản ứng dị ứng
- Rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ
Lưu ý khi dùng thuốc viêm họng cho bà bầu
Thuốc viêm họng cho bà bầu có tác dụng kiểm soát các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Đồng thời ức chế, ngăn chặn và tiêu diệt sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc chữa bệnh đều là thuốc kê đơn và chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, khi dùng thuốc người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ sử dụng thuốc trị viêm họng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Bởi việc tự ý dùng thuốc có thể tác động xấu đến sức khỏe và thai nhi.
- Dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được khuyến cáo để tránh phát sinh tác dụng. Đặc biệt đối với nhóm thuốc kháng sinh nếu không dùng đúng chỉ định có thể dẫn đến kháng thuốc và tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ để được theo dõi sức khỏe và xử lý đúng cách.
- Để làm giảm tác dụng phụ cũng như ảnh hưởng của thuốc Tây điều trị viêm họng, bà bầu có thể tham khảo một số biện pháp chữa bệnh từ thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính.
- Bên cạnh đó, nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để làm loãng đờm, dịu cổ họng và cải thiện tình trạng ho do bệnh lý gây ra.
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và giúp đường hô hấp thông thoáng hơn.
- Chú ý giữ ấm cơ thể để làm giảm các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Đồng thời, không tiếp xúc với dị nguyên như khói bụi, hóa chất, phấn hoa, lông động vật,…
- Kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
Các loại thuốc viêm họng cho bà bầu chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Bởi việc tự ý dùng thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể cũng như tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Để đảm bảo, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.
Tham khảo thêm: