Tràn Dịch Khớp Gối Uống Thuốc Gì? 7 Loại Được Dùng Nhiều Nhất
Tràn dịch khớp gối uống thuốc gì để kiểm soát triệu chứng đau nhức, sưng viêm, điều tiết lượng dịch quanh khớp gối để cải thiện chức năng vận động luôn được người bệnh quan tâm. Tình trạng tràn dịch khớp ở mức độ nhẹ có thể khắc phục thông qua các loại thuốc đường uống hoặc tiêm. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn thuốc phù hợp.
Tràn dịch khớp gối uống thuốc gì?
Tràn dịch khớp gối là một trong những vấn đề xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra khi lượng dịch trong khớp gối tăng bất thường do ảnh hưởng của chấn thương tại khớp hoặc do mắc một số bệnh lý khác. Từ đó gây ra các biểu hiện phù nề khớp gối, viêm đau, khó khăn trong việc đi đứng, hoạt động hàng ngày. Tràn dịch khớp gối nếu không được kiểm soát sớm có thể gây ra các biến chứng nặng nề như phá hủy khớp, bại liệt,…
Các nghiên cứu nhận thấy, bệnh lý ảnh hưởng nhiều ở người trung niên và cao tuổi, vận động viên tập luyện ở cường độ cao, người lao động nặng nhọc dễ bị chấn thương, người bị viêm khớp, rối loạn đông máu hay bệnh gout cũng có nguy cơ tràn dịch khớp gối cao hơn so với người bình thường. Việc can thiệp điều trị sớm luôn được khuyến khích để tránh các ảnh hưởng do bệnh lý gây ra.
Đối với những trường hợp bệnh mới khởi phát ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bảo tồn để kiểm soát tốt lượng dịch khớp, khắc phục biểu hiện sưng viêm, đau và cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy tràn dịch khớp gối uống thuốc gì? Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, đối tượng và các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp giúp cơ thể đáp ứng tốt.
Dưới đây là một số loại thuốc trị tràn dịch khớp gối thường được chỉ định:
Thuốc Paracetamol 500mg
Cơn đau do tràn dịch khớp gối xảy ra khi lượng dịch trong khớp sản sinh bất thường, điều này dẫn đến sưng nề, viêm đỏ khớp và gặp khó khăn khi di chuyển, vận động. Trong nhiều trường hợp, người bệnh vẫn bị đau dù không đi đứng. Với những trường hợp khởi phát cơn đau ở mức độ vừa và nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau thông dụng và phổ biến nhất là thuốc Paracetamol 500mg.
Thông qua tác động đến hệ thần kinh trung ương, hoạt chất trong thuốc giúp ngăn chặn quá trình tổng hợp prostaglandin – chất trung gian trong phản ứng viêm, đau. Từ đó kiểm soát cơn đau ở mức độ vừa và nhẹ đối với bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối. Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng trong điều trị các cơn đau do bệnh xương khớp gây ra, đau đầu, đau bụng kinh, đau răng, đau do chấn thương phần mềm,…
Đối với liều điều trị, Paracetamol được đánh giá có độ an toàn cao, dùng được cho nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Thuốc có thể dùng như nhóm thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt là ở nhóm có tiền sử dị ứng với Paracetamol, người bị nghiện bia rượu, bị suy gan, suy thận ở mức độ nặng, thiếu hụt men G6DP,…
Liều dùng tham khảo:
- Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 viên
- Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể tăng liều và thời gian dùng thuốc
Thận trọng:
- Trong thời gian dùng thuốc Paracetamol 500mg, người bệnh kiêng bia rượu và những thức uống chứa cồn khác
- Không dùng thuốc quá 10 ngày nếu không có chỉ định từ bác sĩ
- Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau Paracetamol 500mg cho người bị suy gan, suy thận
- Tránh uống đồng thời với thuốc có chứa Paracetamol
Tác dụng phụ:
Trong quá trình sử dụng thuốc Paracetamol 500mg cho người bị tràn dịch khớp gối có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Nổi mề đay
- Thiếu máu
- GIảm bạch cầu trung tính
- Gây tổn thương thận
- Giảm tiểu cầu
Thuốc Ibuprofen 400mg
Ibuprofen 400mg là thuốc giảm đau, chống viêm được chỉ định trong điều trị tràn dịch khớp gối và các bệnh xương khớp khác. Thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid được sử dụng phổ biến và thay thế Aspirin với những trường hợp không đáp ứng tốt với Aspirin. Hoạt chất trong thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin E2. Từ đó, cảm giác đau ở dây thần kinh cảm giác cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng lên những tiền chất gây viêm toàn thân. Đây được xem là ưu điểm của nhóm thuốc chống viêm NSAID và tác động tốt hơn so với thuốc Paracetamol. Các biểu hiện do bệnh lý gây ra như sưng nề, sốt cũng sẽ thuyên giảm đáng kể sau khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, thuốc chỉ dùng trong thời gian ngắn để giảm các rủi ro ảnh hưởng đến dạ dày, thận, gan.
Chỉ định:
- Điều trị tràn dịch khớp gối, viêm khớp dạng thấp, gout
- Khắc phục tốt biểu hiện đau đầu, đau răng, thống kinh
- Giảm đau sau phẫu thuật, chấn thương
Chống chỉ định:
- Không sử dụng thuốc cho người quá mẫn với ibuprofen, aspirin cũng như các loại thuốc chống viêm không steroid khác
- Loét dạ dày tiến triển
- Bệnh tạo keo
- Mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối
- Suy tim sung huyết
- Suy thận
- Suy gan
Thận trọng:
- Đối với người cao tuổi, chỉ dùng thuốc khi có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Thuốc có thể kéo dài thời gian chảy cháu thông qua việc ức chế kết tụ tiểu cầu
- Thuốc có nguy cơ huyết khối tim mạch nên cần thận trọng khi sử dụng
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú không tự ý sử dụng thuốc
Liều dùng tham khảo:
- Tùy vào các biểu hiện do tràn dịch khớp gối, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng thuốc phù hợp
- Liều dùng tham khảo cho người bệnh từ 200 – 400mg/ lần và liều dùng cách từ 4 – 6 tiếng đồng hồ
Tác dụng phụ:
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng Ibuprofen 400mg, bao gồm:
- Phát ban, nổi mề đay, phù mặt, khó chịu trên da
- Chóng mặt, hoa mắt, ù tai
- Rối loạn tiêu hóa
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau đầu
- Vàng da
- Ăn không ngon
- Đau tức ngực
- Suy nhược cơ thể
Methylprednisolone chữa tràn dịch khớp gối
Các biểu hiện lâm sàng do tràn dịch khớp gối gây ra có thể thuyên giảm sau khi sử dụng Methylprednisolone. Đây là một trong những loại thuốc kháng viêm Corticoid được bác sĩ chỉ định với những trường hợp bệnh do viêm khớp nhiễm khuẩn gây ra. Thuốc thuộc nhóm kê đơn nên chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Methylprednisolone thuộc phân nhóm glucocorticoid tổng hợp, hoạt động theo cơ chế ức chế, tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng. Ngoài tác dụng đối với bệnh tràn dịch khớp gối và viêm xương khớp, thuốc còn mang lại hiệu quả trong chữa các bất thường về máu, bệnh về mắt, thận, da, phổi, đường ruột cũng như những bất thường ở hệ miễn dịch nói chung.
Thông qua cơ chế ức chế hệ thống miễn dịch mà các biểu hiện đau nhức, sưng viêm do tràn dịch khớp gối cải thiện đáng kể, tăng khả năng vận động, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng nề. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu dùng kéo dài và ở liều cao. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc.
Chỉ định:
- Điều trị viêm xương khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn gây tràn dịch khớp gối
- Rối loạn đông máu
- Rối loạn miễn dịch
- Dị ứng ở mức độ nặng
- Bệnh về mắt, da, thận, ruột, phổi
Chống chỉ định:
- Không dùng thuốc cho người quá mẫn với methylprednisolon
- Đang sử dụng vaccin virus sống
- Nhiễm khuẩn nghiêm trọng, chỉ trừ một số tình trạng
- Xuất hiện những tổn thương ở da do vi nấm, virus gây ra
Thận trọng:
Cần thận trọng khi dùng thuốc với những trường hợp sau:
- Người bị suy gan, suy thận, suy tim
- Bệnh tuyến giáp
- Đục thủy tinh thể
- Người bị loãng xương
- Tiểu đường
- Cao huyết áp
- Loét dạ dày, tá tràng
- Rối loạn tâm thần
- Đối tượng trẻ em
- Thận trọng khi sử dụng liều cao
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú
Liều dùng tham khảo:
- Liều dùng khởi điểm từ 2 – 60mg/ ngày và chia thành 4 lần uống
- Căn cứ vào khả năng đáp ứng và mức độ bệnh, bác sĩ có thể gia giảm liều lượng thuốc phù hợp
- Người bệnh tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để tránh phát sinh tác dụng ngoại ý
Tác dụng phụ:
- Khó tiêu
- Mất ngủ
- Chảy máu mũi
- Đau khớp
- Đái tháo đường
- Tăng huyết áp
- Phù mạch
- Buồn nôn, nôn mửa
- Loét dạ dày
- Yếu cơ
- Tăng sắc tố mô
- Ảo giác, mê sảng
- Phản ứng quá mẫn
- Nhìn mờ
Tràn dịch khớp gối uống thuốc gì? Prednisolone 5mg
Tương tự như Methylprednisolone, Prednisolone cũng nằm trong nhóm glucocorticoid có tác dụng ức chế miễn dịch, chống viêm, dị ứng. Từ đó cải thiện nhanh chóng các biểu hiện viêm đau, sưng nề do tràn dịch khớp gối gây ra. Bên cạnh đó thuốc còn được dùng trong điều trị các tình trạng viêm khác như viêm khớp dạng thấp, hen phế quản, lupus ban đỏ, bạch cầu cấp,…
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén với hàm lượng 5mg bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm TV Pharm. Đây là loại thuốc kê toa nên chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây khó khăn trong kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, đồng thời tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
Hoạt chất của thuốc hoạt động theo cơ thể ức chế chức năng của đại thực bào và các tế bào lympho, đồng thời giảm sinh tổng hợp prostaglandin, tính thấm mao mạch cũng như tăng nồng độ lipocortin. Nhờ đó có thể ức chế miễn dịch và kiểm soát tốt các triệu chứng tràn dịch khớp gối do viêm khớp nhiễm khuẩn gây ra.
Chỉ định:
- Viêm khớp dạng thấp
- Tràn dịch khớp gối do viêm khớp nhiễm khuẩn
- Lupus ban đỏ toàn thân
- Hen phế quản
- Giảm bạch cầu hạt
- Thiếu máu tan huyết
- Viêm động mạch thái dương
- Viêm loét đại tràng
- Ung thư vú
- Ung thư tuyến tiền liệt
- Bệnh bạch cầu cấp
Chống chỉ định:
- Không dùng cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc
- Nhiễm trùng da do nấm, virus hoặc lao
- Nhiễm khuẩn (trừ lao màng não, sốc nhiễm khuẩn)
- Người dùng vaccin sống cũng không được chỉ định sử dụng thuốc
Liều dùng tham khảo:
- Liều dùng khởi điểm từ 5 – 60mg/ ngày. Chia thành 2 – 4 lần uống trong ngày
- Tuy nhiên, dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ cân chỉnh liều dùng phù hợp
Tác dụng phụ:
- Đau khớp
- Chảy máu cam
- Khó tiêu
- Tăng vị giác
- Mất ngủ
- Dễ bị kích động
- Đái tháo đường
- Đục thủy tinh thể
- Chóng mặt, đau đầu
- Loét dạ dày tá tràng
- Viêm thực quản
- Viêm tụy
- Loãng xương
- Phản ứng quá mẫn
Thuốc Dexamethasone
Nhờ vào tác dụng ức chế miễn dịch, kháng viêm, chống dị ứng mạnh nên thuốc Dexamethasone thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị tràn dịch khớp gối do tình trạng nhiễm khuẩn gây ra. Các nghiên cứu nghiên cứu nhận thấy, tác dụng của glucocorticoid này mạnh hơn 7 lần so với prednisolon. Trong điều trị bệnh lý, hoạt chất dexamethasone có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với một số hoạt chất khác trong các loại thuốc đặc hiệu để mang lại kết quả tốt nhất.
Hoạt chất trong thuốc hoạt động theo cơ chế giảm phản ứng phòng vệ của cơ thể trước tác nhân gây viêm. Từ đó cải thiện nhanh chóng các biểu hiện sưng tấy, viêm đau hoặc những phản ứng dị ứng khác. Ngoài công dụng chữa tràn dịch khớp gối do viêm khớp nhiễm khuẩn gây ra, thuốc còn được chỉ định trong điều trị thấp khớp, dị ứng, hệ miễn dịch, đường hô hấp, đường ruột, mắt, da, một số loại ung thư,…
Mặc dù có tác dụng mạnh mẽ và kiểm soát tốt các triệu chứng do bệnh lý gây ra nhưng thuốc Dexamethasone có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngoại ý, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vì vậy, bệnh nhân chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn và đảm bảo liều lượng, thời gian dùng thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chỉ định:
- Tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn
- Thấp khớp
- Viêm thanh quản rít, dị ứng nặng, hen không đáp ứng tốt khi áp dụng liệu pháp không đặc hiệu với steroid
- Hỗ trợ điều trị viêm màng não phế cầu
- Trị liệu ung thư
- Thoái hóa xương khớp
- Viêm quanh khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Các bệnh về mắt, ngoài da, tai mũi họng
Chống chỉ định:
- Không chỉ định cho người quá mẫn với Dexamethasone cũng như các thành phần trong thuốc
- Người bệnh về mắt do nhiễm nấm, virus Herpes simplex, lao khuẩn
- Nhiễm virus tại chỗ, nhiễm nấm toàn thân
- Khớp bị hủy hoại ở mức độ nặng
Thận trọng:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Người bị suy gan, suy thận ở mức độ nặng
- Người có tiền sử viêm loét, dùng thuốc hen suyễn hoặc aspirin liều cao
- Trường hợp bị bệnh tim, suy tuyến giáp, u xơ, viêm phổi cần thận trọng khi dùng thuốc
Liều dùng tham khảo:
- Dexamethasone có trong những loại thuốc đặc hiệu từ dạng uống, tiêm bắp đến dùng tại chỗ. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
- Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng hoặc lạm dụng thuốc vì có thể khiến bệnh lý nặng nề hơn
Tác dụng phụ:
Các biệt dược của Dexamethasone có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ hoặc nặng như:
- Phù nề
- Tăng huyết áp
- Rối loạn kinh nguyệt
- Teo cơ, loãng xương
- Thủng dạ dày, xuất huyết
- Viêm tụy cấp
- Mất ngủ
- Teo da
- Buồn nôn, nôn mửa
- Huyết khối tắc mạch
Tràn dịch khớp gối uống thuốc gì? Nafcillin
Nafcillin là thuốc kháng sinh nhóm penicilin được chỉ định trong điều trị tràn dịch khớp gối nhiễm khuẩn. Thuốc được bào chế ở dạng dung dịch tiêm và bột pha để tiêm. Trong trường hợp tràn dịch khớp gối ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm bắp hoặc tĩnh mạch để kiểm soát tình trạng viêm và các biểu hiện lâm sàng do bệnh lý gây ra. Loại thuốc này được sử dụng phổ biến với những trường hợp bệnh khởi phát do tụ cầu sinh penicillinase.
Hoạt chất thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình tổng hợp tự nhiên của thành tế bào vi khuẩn như vi khuẩn Gram dương, một số chủng Staphylococcus aureus,… Tùy vào từng đối tượng, mức độ bệnh lý và nguyên nhân khởi phát, bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc tiêm chứa hàm lượng phù hợp cũng như khoảng cách giữa mỗi lần tiêm để đảm bảo an toàn và hạn chế phát sinh tác dụng ngoại ý.
Người bệnh chủ động thông báo tình trạng sức khỏe cho bác sĩ điều trị để được xem xét và chỉ định loại thuốc thích hợp. Cần thận trọng với phụ nữ mang thai, đang nuôi con bằng sữa mẹ, đang sử dụng các loại thuốc kê đơn khác, người cao tuổi, trẻ nhỏ cũng như người quá mẫn với penicillin, nafcillin, cephalosporin,…
Liều dùng tham khảo:
- Ở liều thông thường của người trưởng thành là 500mg và cách 4 tiếng sẽ tiêm 1 lần
- Đối với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể tăng liều tiêm để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn nhanh chóng.
Tác dụng phụ:
Trong quá trình sử dụng thuốc Nafcillin, thường phát sinh các phản ứng tại chỗ không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xuất hiện tác dụng phụ hiếm gặp và cần được xử lý nhanh chóng.
- Viêm tĩnh mạch
- Đau, sưng tại vị trí tiêm
- Bong tróc da ở vùng tiêm
- Viêm đại tràng giả mạc
- Xuất hiện các phản ứng phản vệ
- Tổn thương thận, gây suy thận
Thuốc kháng sinh Oxacillin
Được xếp vào nhóm kháng sinh penicillin (isoxazolyl penicillin), thuốc Oxacillin mang lại hiệu quả với những trường hợp tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn kháng benzyl penicillin. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, dứi, viêm xương khớp, viêm da, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim,…
Thuốc có các hàm lượng và dạng bào chế khác nhau như viêm nang 250mg và 500mg, bột pha dung dịch uống, thuốc tiêm, truyền tĩnh mạch và thuốc tiêm truyền tĩnh mạch. Với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc với liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, thuốc không dùng cho người quá mẫn với bất kỳ kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin.
Với những trường hợp nhiễm trùng khớp gối gây tràn dịch, bác sĩ thường chỉ định tiêm tĩnh mạch để ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, kiểm soát tình trạng viêm và các triệu chứng đau nhức, sưng nề, khó khăn khi đi đứng vận động khớp gối ở người bệnh. Tiêm tĩnh mạch cần được thực hiện bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế để tránh phát sinh tác dụng ngoại ý.
Liều dùng tham khảo:
- Liều tiêm thông thường từ 1.5 – 2g. Mỗi lần tiêm cách nhau 4 – 6 tiếng đồng hồ
- Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và khả năng đáp ứng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều tiêm sao cho phù hợp nhất
Tác dụng phụ:
Thuốc kháng sinh Oxacillin trị tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Phát ban
- Nổi mề đay
- Giảm bạch cầu, tiểu cầu
- Tiêu chảy
- Viêm tinh mạch
- Nghiêm trọng nhất là phản ứng phản vệ
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị tràn dịch khớp gối
Đa số các loại thuốc điều trị tràn dịch khớp gối đều nằm trong nhóm thuốc kê đơn và chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc đúng nguyên nhân và liều lượng sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng lâm sàng, đồng thời ngăn chặn dịch khớp tiết bất thường gây ảnh hưởng đến khả năng đi đứng.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi nhận thấy các biểu hiện tràn dịch khớp gối, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Với những trường hợp được hướng dẫn dùng thuốc cần tuân thủ về liều lượng và thời gian dùng thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc, khiến bệnh tiến triển nặng.
- Đối với những loại thuốc giảm đau thông thường, không kê đơn cần dùng theo tư vấn của nhân viên y tế. Bên cạnh đó, tránh dùng quá 7 ngày vì có thể gây ra tác dụng phụ.
- Những trường hợp có nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, cho con bú, mắc các bệnh nền (suy thận, suy gan, bệnh tim mạch, tiểu đường) hoặc đang dùng thuốc điều trị khác cần thông báo với bác sĩ chuyên môn để được xem xét và chỉ định loại thuốc phù hợp.
- Như đã đề cập, tràn dịch khớp gối có thể là hệ quả của nhiều bệnh lý nguyên nhân, đặc biệt là những bệnh xương khớp. Để kiểm soát tốt tình trạng này, bệnh nhân cần kết hợp điều trị nguyên nhân khởi phát.
- Thuốc chữa tràn dịch khớp gối có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được thăm khám và xử lý nhanh chóng.
- Bên cạnh dùng thuốc, người bị tràn dịch khớp gối cần kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý, thường xuyên vận động, thiết lập chế độ ăn uống khoa học, hạn chế tối đa các thực phẩm, thức uống gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.
Bài viết đã giải đáp vấn đề “Tràn dịch khớp gối uống thuốc gì?” và một số lưu ý trong quá trình dùng thuốc. Sử dụng thuốc chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Đối với tình trạng nặng cần can thiệp ngoại khoa để bảo vệ khớp, ngăn ngừa biến chứng. Do đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường.
Tham khảo thêm: