Đau Thần Kinh Tọa Uống Thuốc Gì? 9 Loại Tốt Và Hiệu Quả Nhất

Người bệnh thắc mắc bị đau thần kinh tọa uống thuốc gì? Thông thường bệnh nhân được bác sĩ kê đơn các loại thuốc giảm đau, giúp người bệnh đẩy lùi triệu chứng đau mỏi. Kèm theo đó, bác sĩ có thể chỉ thuốc giãn cơ và các nhóm thuốc điều trị khác nhằm kiểm soát bệnh một cách hiệu quả hơn.

Bị đau thần kinh tọa uống thuốc gì?

Đau thần kinh tọa là bệnh lý nhiều bệnh nhân đang gặp phải. Cơn đau xuất hiện khi dây thần kinh tọa bị chèn ép kéo theo các cơn đau chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ chỉ định phác đồ dùng thuốc nhằm giảm đau, kháng viêm cho bệnh nhân.

Ngoài ra, kết hợp việc tập luyện, vật lý trị liệu đều đặn, đúng cách sẽ giúp bệnh nhân sớm cải thiện cơn đau. Tuy nhiên đối với trường hợp đau nhức nặng nề, chèn ép dây thần kinh không thể khắc phục bằng cách điều trị nội khoa phải tiến hành phẫu thuật can thiệp.

Bệnh nhân cần đến bệnh viên uy tín để thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe. Theo đó, nhiều người thắc mắc đau thần kinh tọa uống thuốc gì để giảm đau nhanh. Mỗi trường hợp bác sĩ sẽ hướng dẫn phác đồ điều trị tương ứng với tình hình sức khỏe, mức độ chèn ép dây thần kinh.

Trường hợp dùng thuốc, bệnh nhân cần sử dụng với liều lượng hợp lý, loại thuốc được chỉ định đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ nguy hại đối với cơ thể. Bệnh nhân được khuyến khích dùng thuốc theo phác đồ, không tùy tiện sử dụng.

Một số loại giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ,… được dùng trong điều trị đau thần kinh tọa kể đến như:

Thuốc giảm đau thông thường Paracetamol

Đau dây thần kinh tọa do chèn ép rễ thần kinh khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nhằm kiểm soát cơn đau, giảm nhẹ cảm giác khó chịu nhiều người đã sử dụng Paracetamol. Đây là thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường được dùng phổ biến cho nhiều trường hợp, trong đó có bệnh xương khớp.

Bị đau thần kinh tọa uống thuốc gì?
Sử dụng Paracetamol giảm đau cho trường hợp đau nhức nhẹ

Hiện thuốc được bán rộng rãi và là thuốc không kê đơn có thể tìm mua dễ dàng. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo an toàn bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Thực tế Paracetamol chỉ dùng cho những trường hợp đau nhức nhẹ, những người bị đau nặng nên thăm khám và dùng thuốc phù hợp.

Paracetamol hay Acetaminophen là chất giảm đau thay cho Aspirin ở người dị ứng với thuốc này. Thế nhưng so với Asprin, Paracetamol sẽ không có tác dụng kháng viêm. Do đó, bạn đọc cần tham khảo ý kiến chuyên gia để sử dụng thuốc giảm đau phù hợp.

Thuốc không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ hô hấp hay hệ tim mạch của người bệnh trong quá trình sử dụng. Đồng thời Paracetamol cũng không ảnh hưởng đến tình trạng cân bằng acid-base, rủi ro chảy máu dạ dày thấp, không giống như các thuốc giảm đau khác có tác dược mạnh hơn.

Bạn có thể mua sản phẩm tại các nhà thuốc. Hiện nay Paracetamol được bào chế thành nhiều loại đa dạng dùng cho người lớn và trẻ em. Tùy vào tình hình sức khỏe, độ tuổi để bạn mua loại phù hợp. Dùng theo phác đồ, kết hợp điều chỉnh ăn uống, sinh hoạt để sớm giảm đau dây thần kinh tọa và các triệu chứng kèm theo.

Cách dùng:

  • Sử dụng giảm đau hạ sốt đối tượng người trưởng thành dùng cách 4-6 tiếng/ lần, dùng từ 325-650mg theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trường hợp dùng cho trẻ em cần tuân thủ theo phác đồ, không tùy tiện sử dụng bừa bãi.
  • Liều dùng tối đa cho người lớn không quá 4000mg mỗi ngày. Đối với các dạng bào chế khác liều lượng có thể được cân chỉnh sao cho phù hợp. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng sử dụng phù hợp.

Tác dụng phụ:

Như đã đề cập, Paracetamol thường được sử dụng và tỷ lệ gây tác dụng phụ thấp hơn các sản phẩm giảm đau khác. Tuy nhiên người dùng vẫn có thể nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường khi dùng Paracetamol như:

  • Phát ban
  • Nổi mẩn
  • Biểu hiện tiêu hóa
  • Các dấu hiệu khác

Hãy đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường nặng nề hơn.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc với liều lượng vượt quá khuyến cáo của chuyên gia.
  • Không sử dụng Paracetamol nếu người bệnh bị dị ứng Acetaminophen hoặc Paracetamol.
  • Không dùng tùy tiện cho bệnh nhân suy gan, thận, nghiện rượu nặng. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Không tùy tiện sử dụng nếu phụ nữ bị đau dây thần kinh tọa đang mang thai hoặc đang cho con bú,

Thuốc giảm đau kháng viêm Ibuproden

Ngoài Paracetamol, Ibuproden cũng được sử dụng trong giảm đau dây thần kinh tọa. Thuốc thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc hỗ trợ chống viêm, giúp người bệnh giảm đau nhức do chèn ép dây thần kinh. Bác sĩ có thể chỉ định dùng Ibuproden riêng lẻ hoặc kết hợp thuốc điều trị khác để tăng hiệu quả.

Ibuproden
Ibuproden dùng giảm đau, kháng viêm trong điều trị đau thần kinh tọa

Ibuproden dùng cho người bị đau trường hợp nhẹ và vừa, đau khu trú tại một vùng. Thuốc không gây nghiện, tuy nhiên sẽ không giúp người dùng giảm các cơn đau bắt nguồn từ nội tạng. Các trường hợp chỉ định dùng Ibuproden như đau dây thần kinh, đau bụng kinh, đau do viêm khớp, đau nhức đầu,…

Ngoài ra, Ibuproden còn giúp chống viêm cho người bệnh trong điều trị viêm khớp, đau do gout,… Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tùy tiện lạm dụng để tránh nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ, thăm khám và dùng thuốc theo phác đồ tương thích với tình hình sức khỏe.

Cách dùng: Sử dụng giảm đau cho người lớn ở mức độ vừa và nhẹ khi dây thần kinh tọa bị chèn ép. Uống cách 4-6 tiếng, dùng mỗi lần 200-400mg. Liều dùng sẽ được chỉ định phù hợp, bệnh nhân không nên tự ý tăng hoặc giảm liều để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Tác dụng phụ:

  • Ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa
  • Các biểu hiện ở thận, dị ứng ngoài da
  • Cảm giác buồn nôn, nôn, vàng da,…

Nhận thấy tác dụng phụ nặng nề bạn nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục.

Chống chỉ định:

  • Không dùng Ibuproden cho trường hợp bệnh nhân đang bị loét dạ dày tá tràng, người bị suy gan, thận nặng.
  • Không dùng cho người bị xuất huyết, không dùng cho phụ nữ có thai đang cho con bú một cách tùy tiện.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bệnh nhân đang bị hen suyễn, bệnh đái tháo đường, huyết áp,…

Naproxen kháng viêm không Steroid

Naproxen thuốc kháng viêm không steroid được sử dụng trong điều trị các vấn đề xương khớp, trong đó có trường hợp chèn ép dây thần kinh tọa. Tác dụng của thuốc tương tự như Ibuproden là hỗ trợ giảm đau, kháng viêm cho người bị bệnh xương khớp, đau nhức cơ bắp,… và nhiều vấn đề khác.

Bị đau thần kinh tọa uống thuốc gì?
Naproxen thuốc kháng viêm không steroid được sử dụng rộng rãi

Người bệnh sử dụng Naproxen theo phác đồ được bác sĩ chỉ định, không lạm dụng thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng Naproxen cùng với bữa ăn hoặc dùng sau khi ăn. Tùy tình trạng đau nhức mà người bệnh gặp phải, xét các nguyên nhân gây bệnh để bác sĩ đưa ra chỉ định điều trị.

Thuốc Naproxen khi dùng có khả năng gây tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Chính vì thế, bạn đọc chỉ sử dụng khi được chỉ định. Tránh trường hợp kết hợp Naproxen với nhiều nhóm thuốc khác để không gặp phải tương tác ảnh hưởng kết quả điều trị và sức khỏe.

Một số thuốc có khả năng gây tương tác với Naproxen như thuốc NSAID, Salycilat, thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu, hạ áp,… Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nguyên nhân gây đau thần kinh tọa và sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách dùng:

  • Liều dùng được chỉ định dựa trên tình hình sức khỏe của người bệnh. Đối với bệnh nhân đau thần kinh tọa là người lớn mỗi ngày dùng không quá 1000-1250mg. Uống 1 lần từ 250-500mg, dùng ngày 2 lần.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp dùng cho trẻ em cần tuân thủ theo phác đồ, tuyệt đối không lạm dụng và kết hợp thuốc bừa bãi.

Tác dụng phụ:

  • Các phản ứng phụ có thể xuất hiện khi dùng Naproxen như khó chịu hệ tiêu hóa, đầy hơi, ợ hơi, chóng mặt, nhức đầu, ngứa hoặc phát ban, ù tai,…
  • Trường hợp nghiêm trọng hơn cần liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý, bao gồm đau tức ngực, khó thở, đi ngoài phân đen hoặc đôi khi lẫn máu, ho ra máu, sưng phù, tăng cân quá mức,…

Chống chỉ định:

  • Không dùng Naproxen cho người quá mẫn với các thành phần có trong thuốc.
  • Không sử dụng thuốc cho trường hợp bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng, bị viêm trực tràng, chảy máu, bệnh suy gan, thận nặng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng Naproxen theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Thuốc giảm đau kháng viêm Meloxicam

Đau thần kinh tọa uống thuốc gì? Ngoài các thuốc kể trên, bác sĩ có thể chỉ định Meloxicam cho bệnh nhân. Đây cũng là một trong các thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid hay còn gọi là NSAID. Chỉ định sử dụng Meloxicam cho nhiều trường hợp mắc bệnh xương khớp và các vấn đề khác.

Bị đau thần kinh tọa uống thuốc gì?
Ngoài Naproxen, Meloxicam cũng là thuốc kháng viêm không steroid chỉ định giảm đau thần kinh tọa

Thuốc có tác dụng kiểm soát cơn đau, kháng viêm và giảm sưng cho bệnh nhân, thường dùng điều trị viêm khớp cùng nhiều vấn đề liên quan, trong đó có hiện tượng viêm sưng chèn ép gây đau thần kinh tọa. Thuốc không kê đơn, hiện nay có thể mua tại các nhà thuốc.

Tuy nhiên nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả khi điều trị, bệnh nhân được khuyến cáo nên dùng Meloxicam theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý sử dụng bừa bãi. Đặc biệt, Meloxicam có khả năng phát sinh phản ứng tương tác với một số thuốc khác, bệnh nhân chỉ nên dùng khi được bác sĩ chỉ định.

Thuốc được bào chế với dạng viên nang, viên nén, dung dịch hoặc dạng viên nén ra. Bác sĩ sẽ khám và xem xét nên chỉ định dạng thuốc nào cho người bệnh. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn, dùng thuốc với lượng phù hợp giúp cải thiện sức khỏe, không nóng vội và không sử dụng quá liều.

Cách dùng: Người lớn sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Dùng trị đau thần kinh ngày dùng 7,5mg, không dùng quá 15mg mỗi ngày.

Tác dụng phụ:

  • Các tác dụng phụ thường gặp như buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, đau bụng,…
  • Tác dụng phụ nặng hơn như đau đầu dữ dội, thay đổi tâm trạng, chảy máu, xuất hiện vết bầm tím trên da, suy tim, màu nước tiểu sẫm, buồn nôn, phát ban,… Lúc này bạn nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục, tránh các biến chứng nguy hại khác.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng Meloxicam cho người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Không sử dụng nếu bạn có tiền sử dị ứng aspirin, thuốc chống viêm khác.
  • Người bị loét dạ dày, tiền sử loét dạ dày, tá tràng không nên dùng.
  • Đối tượng bị xuất huyết bao tử, chảy máu não cũng không nên sử dụng Meloxicam.
  • Thận trọng trước khi sử dụng, tham khảo ý kiến các sĩ để đảm bảo an toàn.

Đau thần kinh tọa uống thuốc gì? Thuốc Etoricoxib

Bên cạnh các thuốc kể trên, bị đau thần kinh tọa uống thuốc gì? Ngoài các loại chống viêm không steroid đã được đề cập, Etoricoxib cũng được chỉ định cho bệnh nhân. Thuốc thuộc nhóm ức chế COX-2 chọn lọc.

Bị đau thần kinh tọa uống thuốc gì?
Giảm cơn đau mỏi khó chịu với thuốc Etoricoxib theo phác đồ của bác sĩ

Công dụng chính của thuốc là giúp giảm đau, giảm sưng cơ bắp, giảm viêm khớp và nhiều vấn đề xương khớp liên quan. Etoricoxib còn được chỉ định sử dụng trong trường hợp đau nhức sau khi phẫu thuật, điều trị ngắn hạn theo phác đồ của bác sĩ.

Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng Etoricoxib mỗi ngày 1 lần, có thể sử dụng trong bữa ăn hoặc không nhất thiết phải sử dụng chung với thức ăn. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng nhiều hơn liều lượng được chỉ định để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Trường hợp cơn đau kéo dài các bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cân nhắc giải pháp can thiệp khác. Bởi thực tế Etoricoxib không được khuyến khích sử dụng liều kéo dài, thời gian dùng thuốc chỉ ngắn hạn nhằm cải thiện cơn đau. Điều trị quá thời gian với lượng mất cân đối có thể phát sinh các biến chứng, thậm chí không an toàn cho tính mạng của bạn.

Cách dùng: Người lớn sử dụng liều 60mg/lần/ ngày. Tùy tình hình sức khỏe của người bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng cho phù hợp. Bạn không tự ý ngưng hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc khi chưa được hướng dẫn.

Tác dụng phụ: Etoricoxib có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng, chẳng hạn tình trạng tác dụng lên hệ tiêu hóa, phản ứng ngoài da,… Tuy nhiên nếu phát hiện những biểu hiện bất thường trở nên nghiêm trọng hơn như đau tức ngực dữ dội, vàng da, mắt, các vấn đề suy gan,… hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc nếu bạn bị quá mẫn với các loại thuốc chống viêm không steroid hay bất kỳ thành phần nào của Etoricoxib.
  • Thận trọng đối với trường hợp đang bị bệnh gan, thận, người bệnh viêm loét dạ dày, viêm đường hô hấp,… Liên hệ với bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Giảm đau thần kinh tọa Piroxicam

Piroxicam được chỉ định trong trường hợp giảm đau do chèn ép rễ thần kinh tọa gây ra. Đây là thuốc thuộc nhóm không steroid giúp giảm đau, kháng viêm cho bệnh nhân. Bên cạnh những thuốc kể trên, Piroxicam được bác sĩ cân nhắc sử dụng cho người bệnh.

Bị đau thần kinh tọa uống thuốc gì?
Piroxicam là thuốc được sử dụng trong hỗ trợ điêu trị đau thần kinh tọa

Dùng thuốc cho nhiều đối tượng bệnh viêm cơ xương khớp, đau nhức do các nguyên nhân khác gây ra. Hiện nay, Piroxicam đang có bán tại các nhà thuốc, tuy nhiên khi dùng bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý dùng hoặc lạm dụng quá liều.

Thuốc được bào chế với dạng viên nang, viên nén, thuốc tiêm, thuốc đặt,… Tùy mục đích điều trị, tình hình sức khỏe của người bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc phù hợp. Sử dụng với liều dùng hợp lý, tránh tình trạng quá liều gây ra các tác dụng phụ hại sức khỏe.

Một lưu ý khác khi dùng bạn cần thận trọng, Piroxicam có khả năng chống kết tập tiểu cầu. Chính vì thế trong trường hợp bạn làm việc có nguy cơ chảy máu cao hãy khai báo trung thực với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách điều trị đau thần kinh tọa an toàn, phù hợp.

Cách dùng:

  • Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dùng mỗi ngày 1 lần, uống mỗi lần 20mg.

Tác dụng phụ:

  • Một số phản ứng bất thường lên hệ tiêu hóa.
  • Gây dị ứng ngoài da, tuy nhiên nếu phát hiện biểu hiện kéo dài nặng nề hãy nhanh chóng gặp bác sĩ.
  • Ngoài ra, Piroxicam có thể gây tác dụng phụ lên tim, phổi, gan và các nội tạng khác nếu không được sử dụng đúng cách.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào.
  • Thận trọng khi dùng, không tùy tiện sử dụng thuốc cho người đang mắc các bệnh lý khác nếu chưa được bác sĩ chỉ định.

Bị đau thần kinh tọa uống thuốc gì? Tolperisone

Người bị đau thần kinh tọa uống thuốc gì? Bên cạnh các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thuốc giãn cơ trong quá trình điều trị. Theo đó, Tolperisone là một trong các loại thuốc được sử dụng.

Tolperisone
Tolperisone dùng giãn cơ, giảm đau nhức khó chịu cho bệnh nhân

Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu khi mắc các bệnh lý hoặc chấn thương. Bệnh nhân đau thần kinh tọa có thể được chỉ định dùng Tolperisone mục đích giảm đau nhức.

Hiện nay, thuốc Tolperisone được bào chế với các dạng viên nén, thuốc tiêm hoặc thuốc dạng bao phim. Mỗi trường hợp đau thần kinh tọa sẽ được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, tốt hơn hết bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn sử dụng Tolperisone.

Không tùy tiện mua và dùng thuốc, bởi các thuốc tân dược có rủi ro gây tác dụng phụ cao. Trường hợp không dùng đúng thuốc, đúng cách cơ thể có khả năng phát sinh nhiều phản ứng ảnh hưởng quá trình điều trị và sức khỏe. Chính vì thế, chuyên gia khuyên bệnh nhân nên thăm khám và chỉ dùng Tolperisone theo phác đồ chuyên khoa.

Cách dùng: Người lớn sử dụng 150-450mg mỗi ngày với liều dùng tương ứng tình hình đau thần kinh tọa. Mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ được cân chỉnh phù hợp, bạn không tự ý thay đổi liều dùng để tránh gặp tác dụng phụ.

Tác dụng phụ:

Khi sử dụng thuốc giãn cơ Tolperisone một số phản ứng phụ có thể xuất hiện kể đến như:

  • Yếu cơ
  • Đau nhức đầu
  • Huyết áp hạ
  • Buồn nôn, đau bụng

Nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu sốc phản vệ, khó thở, bị phù thần kinh mạch, mày đay, ngứa ngáy nặng hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn điều chỉnh thuốc, khắc phục tác dụng phụ.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng Tolperisone cho người quá mẫn thành phần thuốc.
  • Không sử dụng cho trường hợp bệnh nhân suy cơ nặng.
  • Không dùng cho người đang mang thai, người đang cho con bú.

Thuốc giãn cơ Eperisone giảm đau thần kinh tọa

Bên cạnh đó, Eperisone cũng là thuốc giãn cơ được thêm vào phác đồ điều trị đau thần kinh tọa của người bệnh. Thuốc có tác dụng thư giãn, giúp người bệnh cải thiện triệu chứng đau nhức, giảm áp lực lên dây thần kinh tọa.

Eperisone
Sử dụng Eperisone giúp giãn cơ, thư giãn, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh

Thuốc được dùng trong nhiều trường hợp, giúp người bệnh giảm đau, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa rủi ro biến chứng đau thần kinh tọa cũng như nhiều bệnh lý khác. Bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không kết hợp Eperisone với nhiều loại thuốc khác một cách tùy tiện.

Tương tự như các thuốc kể trên, Eperisone có khả năng phát sinh các tác dụng phụ trong thời gian sử dụng, người dùng cần theo dõi biểu hiện bất thường để kịp thời xử lý khi cần thiết. Trường hợp sử dụng nhưng không nhận được hiệu quả như mong đợi, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị khác hoặc kết hợp Eperisone với thuốc phù hợp tăng cường hiệu quả điều trị.

Cách dùng: Sử dụng cho người lớn liều 150mg/ ngày, chia thành 3 lần dùng mỗi lần 50mg. Liều dùng tham khảo cho người trưởng thành, tùy tình hình sức khỏe phác đồ có thể được cân chỉnh sao cho phù hợp hơn.

Tác dụng phụ:

Phản ứng phụ có thể xảy ra khi dùng Eperisone:

  • Mất ngủ, buồn nôn, vã mồ hôi
  • Mặt đỏ bừng, tiểu đêm, rối loạn tiết niệu
  • Tăng men gan, yếu cơ, đuối sức, protein niệu, thiếu máu,..

Nhận thấy các tác dụng phụ ngày càng nghiêm trọng hơn bạn nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục.

Chống chỉ định:

  • Không dùng thuốc cho người quá mẫn thành phần trong Eperisone.
  • Thận trọng đối với trường hợp mắc bệnh suy gan, thận nặng, không tùy tiện dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú.

Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin

Một số trường hợp để giảm đau thần kinh tọa bệnh nhân được bác sĩ chỉ định dùng Gabapentin. Thực tế đây là thuốc chống co giật, động kinh và một số trường hợp đau thần kinh khác. Thông thường Gabapentin sẽ được dùng kết hợp với các thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.

Gabapentin
Gabapentin được chỉ định cho đối tượng đau thần kinh tọa và nhiều trường hợp khác

Thuốc được bào chế với dạng viên nang, thuốc hỗn dịch, viên nén,… Bác sĩ trước khi đưa ra phác đồ kết hợp Gabapentin sẽ thăm khám cẩn trọng, đánh giá mức độ đau thần kinh tọa và biến chứng cho bệnh nhân. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

Trước thắc mắc bệnh đau thần kinh tọa uống thuốc gì? Gabapentin đường uống là một trong những thuốc được dùng hiện nay. Phác đồ điều trị được xây dựng dựa trên tình hình sức khỏe thực tế. Bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra liều dùng thích hợp giúp bệnh nhân sớm xoa dịu cơn đau, ngăn chặn rủi ro nguy hại khác.

Cách dùng:

  • Người bệnh sử dụng đường uống, dùng kèm với thức ăn.
  • Liều dùng theo chỉ định, mỗi đối tượng sẽ có phác đồ riêng.
  • Không lạm dụng, chỉ dùng theo đúng liều được hướng dẫn.
  • Liều cơ bản 600mg đường uống, uống ngày 2 lần.

Tác dụng phụ:

  • Các tác dụng phụ có thể gặp phải như chóng mặt, buồn nôn, mờ mắt, nhức đầu, khô miệng,…
  • Nhiều trường hợp triệu chứng nặng hơn sẽ phải liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ giải quyết.

Chống chỉ định: Không dùng Gabapentin cho người bệnh mẫn cảm thành phần thuốc, người cho con bú, phụ nữ mang thai,… Khai báo bệnh lý và thuốc điều trị đang dùng để bác sĩ kết hợp Gabapentin cho phù hợp khi cần thiết.

Đau thần kinh tọa uống thuốc gì? Trên đây là một số thuốc được dùng trong quá trình điều trị. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng hoặc tự ý dùng thuốc bừa bãi. Hãy đến bệnh viện uy tín, khám và điều trị theo phác đồ. Kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống để cải thiện sức khỏe toàn diện, hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê thuốc đau nửa đầu thích hợp

Các Loại Thuốc Đau Nửa Đầu Hiệu Quả Và An Toàn Nhất

Đau nửa đầu là tình trạng phổ biến nhiều người mắc phải hiện nay. Các cơn đau nhức khiến cho người bệnh cảm thấy khó…

Review 18 Thuốc Bổ Não, Tăng Cường Trí Nhớ Tốt Nhất Thị Trường

Sử dụng các sản phẩm bổ não là rất quan trọng để giúp tăng cường trí nhớ, sức khỏe, hạn chế các bệnh suy nhược…
thuốc đau đầu

10 Loại Thuốc Đau Đầu Và Sản Phẩm Bổ Trợ Não Tốt Nhất

Những cơn đau đầu có thể xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn khó chịu, mất tỉnh táo và không thể tập…

Top 3 Loại DHA Anh Cho Bé Chất Lượng, Được Review Tốt

Các loại DHA của Anh cho bé được nhiều ba mẹ lựa chọn bởi có thành phần lành tính, mang lại công dụng vượt trội,…
viên uống bổ não puritan's pride neuro-ps

[Review] Viên Uống Bổ Não Neuro-PS Tăng Cường Trí Nhớ Có Thực Sự Hiệu Quả?

Một trong những sản phẩm tăng cường trí não đang hot nhất hiện nay phải kể đến viên uống Neuro-Ps Phosphatidylserine của Puritan’s Pride. Đây…
Giấc Ngủ Khoa Học Là Gì? Cách Tính Thời Gian Ngủ Khoa Học

Giấc Ngủ Khoa Học Là Gì? Cách Tính Thời Gian Ngủ Khoa Học

Một giấc ngủ khoa học không phải là việc bạn ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Bởi thời gian ngủ sẽ phụ thuộc…
11 Loại Thuốc Bổ Não Của Úc An Toàn, Hiệu Quả Bạn Nên Biết

11 Loại Thuốc Bổ Não Của Úc An Toàn, Hiệu Quả Bạn Nên Biết

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe đến từ nước Úc mang đến công dụng giúp bổ não, tăng cường trí nhớ, lưu thông khí huyết,…
Top 12 sản phẩm đau đầu của Nhật đem lại hiệu quả cao hiện nay

Top 13 Thuốc Đau Đầu Của Nhật Đem Lại Hiệu Quả Cao

Thuốc đau đầu của Nhật là dòng sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, với những công dụng nổi bật như đem lại hiệu quả…
Chia sẻ
Bỏ qua