Trào Ngược Họng Thanh Quản
Trào ngược họng thanh quản, gọi tắt là hội chứng LPR xảy ra khi dịch vị dạ dày trào ngược lên, ảnh hưởng đến vòm họng và thanh quản. Hiện tượng này không giống với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Cụ thể nó biểu hiện như thế nào, nguy hiểm hay không - câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Trào ngược họng thanh quản là hội chứng gì? Triệu chứng của bệnh
Trào ngược họng thanh quản tiếng Anh là Laryngopharyngeal reflux (LPR). Đây là hội chứng xảy ra do dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản, đi vào phần cổ họng, đường mũi và dây thanh quản. Nếu không phát hiện từ sớm, việc xử lý bệnh dứt điểm rất khó khăn.
So với trào ngược dạ dày thực quản, biểu hiện của hội chứng này không mấy điển hình. Khi bệnh khởi phát, niêm mạc của thanh quản và vòm họng đã bị tổn thương do tiếp xúc với axit trong thời gian dài.
Nhận biết bệnh trào ngược thanh quản
Các triệu chứng trào ngược dạ dày thanh quản ban đầu thường không rõ ràng. Để phát hiện vấn đề từ sớm, bạn nên cảnh giác nếu thấy các biểu hiện như:
- Hay có cảm giác đắng ở ngay trong cổ họng.
- Gặp khó khăn trong việc nuốt, thường hay bị nghẹn.
- Hay bị mất giọng, mất tiếng nên phải đằng hắng.
- Dễ bị khàn tiếng, khó thở, trào ngược dạ dày gây ho kéo dài.
- Có cảm giác đau và nóng rát ở bên trong cổ họng
- Cảm nhận thấy có dịch từ mũi chảy xuống cổ họng.
Nếu bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ, bạn để ý thấy trẻ thường hay có biểu hiện quấy khóc, chán ăn, khàn tiếng. Bên cạnh đó, cân nặng của bé khó tăng, cơ thể ốm yếu. Trẻ hay ho hoặc bị viêm tai.
Cơ chế gây ra hội chứng trào ngược họng thanh quản tương tự như trào ngược dạ dày thực quản, đều do dịch vị bị đẩy lên. Tuy nhiên nó không khiến người bệnh bị ợ hơi, ợ chua hoặc bị đầy bụng khó chịu.
Nguyên nhân trào ngược thanh quản phổ biến
Sau khi được nhai kỹ, thức ăn sẽ đi từ miệng xuống thực quản và dạ dày, sau đó được nhào bóp cùng với dịch vị tiết ra từ thành dạ dày. Quá trình này có thể khiến thức ăn bị đẩy lên thực quản. Ở người bình thường, cơ vòng ở thực quản có xu hướng đóng chặt lại để ngăn thức ăn và dịch vị trào lên trên.
Tuy nhiên, nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm thanh quản trào ngược thì cơ vòng bị suy yếu. Nó không thể đóng chặt hoàn toàn nên thức ăn và dịch vị có điều kiện tràn vào vòm họng, thanh quản. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trào ngược họng thanh quản. Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố khác góp phần thúc đẩy sự hình thành của hội chứng này, đó là:
- Do bạn thường hay hút thuốc lá làm ảnh hưởng đến cơ vòng.
- Có biến dạng ở cơ thắt thực quản.
- Do ảnh hưởng trong quá trình mang thai ở phái nữ.
- Do thừa cân, béo phì.
Ngoài ra, hội chứng này còn hay xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì cơ thắt thực quản của bé chưa đủ mạnh để ngăn thức ăn trào ngược lên thực quản, vòm họng. Khi trưởng thành, xu hướng bệnh sẽ có thể tự thuyên giảm.
Theo giới chuyên gia, trào ngược họng thanh quản gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài cách biểu hiện khó chịu, nếu hội chứng kéo dài, bệnh nhân còn có nguy cơ phải đối mặt với biến chứng khó lường:
Biến chứng ở trẻ em
Trẻ nhỏ bị trào ngược họng thanh quản lâu ngày có khả năng sẽ bị rối loạn hô hấp, khó phát triển. Bên cạnh đó, bé còn có hiện tượng rối loạn khoang miệng, bị ho mãn tính, viêm phổi hoặc khàn tiếng vĩnh viễn. Đặc biệt, trong quá trình lớn lên, bé có xu hướng bị viêm thanh quản tái phát nhiều lần.
Biến chứng ở người lớn
Ở người trưởng thành, trào ngược họng thanh quản kéo dài sẽ dẫn đến nhiều tổn thương ở mô lót thực quản, phần dây thanh quản và cả cổ họng. Theo thời gian, thực quản sẽ bị loét, hình thành sẹo ở mô. Những yếu tố này đều làm tăng nguy cơ ung thư thanh quản.
Cách chẩn đoán bệnh
Khi nghi ngờ mắc hội chứng trào ngược họng thanh quản, bạn nên đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán đúng bệnh. Bằng cách kiểm tra triệu chứng, tìm hiểu tiền sử bệnh án, bác sĩ có thể hiểu sơ bộ về tình trạng bệnh. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để khẳng định nguyên nhân, tính chất của bệnh lý. Bác sĩ cần làm các xét nghiệm hình ảnh và nội soi để phân tích cụ thể, từ đó lên phác đồ điều trị đúng nhất.
- Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ sử dụng phương pháp chụp X - Quang để thu về hình ảnh ở vòm họng. Từ đó phân tích tình trạng của thực quản.
- Nội soi dạ dày: Phương pháp này sử dụng viên uống nội soi hoặc phương pháp nội soi đường mũi, miệng để tìm hiểu rõ các vấn đề trong cơ quan tiêu hóa. Từ đó khẳng định nguyên nhân gây bệnh có phải do trào ngược dịch vị axit không.
Kết hợp kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ có thể đưa ra phương pháp cải thiện bệnh và đơn thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất.
Cách chữa trị bệnh hiệu quả nhất
Trào ngược họng thanh quản chủ yếu được điều trị bằng Tây y, kết hợp với việc xây dựng lối sống lành mạnh. Một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để ngăn chặn biến chứng hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Sử dụng thuốc Tây
Cũng giống như khi điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ cũng chỉ định cho người bị hội chứng trào ngược họng thanh quản dùng các thuốc ức chế và kháng lại axit dạ dày. Cách làm này nhằm giảm hàm lượng dịch vị được tiết ra, từ đó giảm nguy cơ trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản. Các dược phẩm được sử dụng nhiều trong trường hợp này chính là:
- Thuốc kháng axit: Nhóm này có công dụng chính là làm giảm dịch vị dạ dày dư thừa nhanh chóng. Từ đó loại bỏ triệu chứng gây trào ngược họng thanh quản. Bệnh nhân nên sử dụng trước khi ăn hoặc ngay sau khi các biểu hiện bệnh phát sinh. Trên thị trường tân dược hiện nay thường có các sản phẩm kháng axit như Yumangel, Varogel, Phosphalugel,…
- Thuốc chẹn H2: Nhóm này giúp ức chế thụ thể histamin nhóm H2 ở tế bào viền của dạ dày một cách chọn lọc. Quá trình này sẽ làm giảm hoạt động tiết dịch vị từ thành dạ dày ra. Người bệnh không nên dùng thuốc chẹn H2 lâu ngày vì nó có thể gây mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, làm giảm ham muốn tình dục, khiến đàn ông bị “bất lực”,...
- Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm này cho hiệu quả tương tự như loại chẹn H2, tuy nhiên cơ chế hoạt động lại khác. Nó ức chế proton ở tế bào viền dạ dày nhằm giảm tiết dịch vị dạ dày ngay cả khi có kích thích. Bạn nên thận trọng khi sử dụng vì nhóm dược phẩm này có khả năng gây loãng xương, làm tăng nguy cơ viêm đại tràng giả mạc...
Việc sử dụng thuốc chữa trào ngược họng thanh quản có thể ngăn chặn hoạt động bài tiết dịch vị và giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá lâu, tân dược có thể khiến bạn gặp phải nhiều rủi ro phát sinh và phản ứng phụ không mong muốn. Bởi vậy, hãy tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định cho bạn.
Trong trường hợp bệnh nhân bị trào ngược họng thanh quản không đáp ứng được thuốc uống, tình trạng bệnh trở nặng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để cải thiện chức năng cơ thắt. Việc phẫu thuật trị bệnh cũng được cân nhắc nếu bệnh nhân có nguy cơ bị các biến chứng như có khối u ở thực quản, thanh quản, bị Barrett thực quản.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo các mẹo cải thiện tình trạng bệnh trong dân gian. Hoặc, để an toàn và hiệu quả hơn, trong trường hợp bệnh không quá nặng, có thể sử dụng các liệu pháp Đông y hoặc các loại thực phẩm chức năng để xử lý.
Thay đổi lối sống
Dù dùng thuốc hay phẫu thuật, người bệnh nên kết hợp thay đổi lối sống, hình thành thói quen khoa học. Cụ thể là:
- Sử dụng các thức ăn nhóm kiềm hoặc tạo kiềm thay cho đồ uống có cồn, các loại dưa muối, thực phẩm chiên rán, tẩm ướp cay…
- Chia nhỏ bữa cơm trong ngày thay vì ăn no một lúc. Mỗi lần ăn nên cách nhau từ 2 - 3 tiếng. Cách làm này sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày, từ đó bạn ít bị trào ngược dịch vị bao tử hơn.
- Nói “không” với việc ăn hoặc uống nước ngọt có ga, hút thuốc, nhâm nhi cà phê hay bia rượu trong vòng 3 tiếng trước khi ngủ.
- Sử dụng trà gừng mật ong để giảm cảm giác đắng miệng hoặc đau rát ở cổ họng.
- Uống nước 2 - 3 lít mỗi ngày, tốt nhất là dùng nước ion kiềm cách bữa ăn ít nhất 30 phút.
- Dùng các bài thuốc hỗ trợ điều trị giảm tiết dịch vị axit và các vấn đề ở dạ dày để loại trừ căn nguyên.
- Sử dụng gối cao và mềm khi ngủ để hạn chế nguy cơ bị trào ngược họng thanh quản.
- Ngủ sớm để não bộ được thư giãn, tránh căng thẳng đêm khuya khiến dạ dày tiết dịch vị.
- Dành thời gian nghỉ ngơi và luyện tập thể thao để giảm nguy cơ phát sinh các biểu hiện ở họng, thanh quản.
- Nếu bạn đang thừa cân, đặc biệt là bị béo phì, cần thực hiện kế hoạch thay đổi vóc dáng ngay.
- Tái khám bác sĩ ngay nếu thấy có biểu hiện bất thường hoặc triệu chứng bệnh xuất hiện trở lại.
Trào ngược họng thanh quản là hội chứng khá phổ biến. Nếu không được điều trị, nó sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và có thể góp phần gây ung thư. Việc xây dựng lối sống lành mạnh, ngược lại, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc loại bỏ phần nào triệu chứng. Vì vậy, đừng quên tìm gặp bác sĩ và thực hiện các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Xem thêm: Bật mí 6 cách chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ đen an toàn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!