Bệnh Mề Đay Có Lây Không, Làm Cách Nào Để Phòng Tránh?
Mề đay là bệnh dị ứng thường gặp, phổ biến mọi lứa tuổi và giới tính. Bệnh gây ra không ít phiền toái, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh. Do tính phổ biến nên không ít người đặt ra nghi vấn về tính lây lan của bệnh lý này. Vậy bệnh mề đay có lây không, lây thì lây qua đường nào, làm sao để phòng tránh?
Bệnh mề đay có lây không?
Bệnh nổi mề đay có lây không là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Trên thực tế, bệnh mề đay không lây từ người này qua người khác, chúng chỉ tái phát trên cơ thể của người đã từng bị mề đay. Tuy nhiên, mề đay có tính di truyền, có khoảng 50 – 60% người bị mề đay liên quan tới yếu tố gia đình. Có nghĩa là, nếu gia đình bạn có người bị mắc bệnh lý này thì thế hệ sau có khả năng bị nhiễm bệnh khá cao so với những người khác.
Dưới góc nhìn của khoa học, mề đay có liên quan tới hoạt động giải phóng thành phần trung gian do phản ứng dị ứng khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng – histamin. Từ đó, bạn có thể loại bỏ suy nghĩ bệnh mề đay có lây không để thoải mái hơn khi tiếp xúc với những bệnh nhân bị mề đay.
Được biết, mề đay là bệnh lý lành tính, chúng không gây nguy hiểm đến sức khỏe mà chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Với những trường hợp mề đay cấp tính, bệnh sẽ tự khỏi sau 1 – 2 giờ hay 1 – 2 ngày. Các cơn ngứa ngáy dữ dội, khiến bệnh nhân khó chịu và gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, đời sống sinh hoạt khi bệnh đã chuyển qua thể mãn tính.
Mặt khác, bệnh cũng có thể lại biến chứng trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng, tái phát thường xuyên, triệu chứng dai dẳng,… Những trường hợp này có thể bị nhiễm trùng da, phù mạch, sốc phản vệ đe dọa tới tính mạng. Chính vì thế, ngay khi có các dấu hiệu như khó nuốt, thở khò khè, sưng đau cổ họng, bạn cần tới gặp bác sĩ để thăm khám và tiến hành xử lý phòng ngừa biến chứng xảy ra.
Biện pháp phòng ngừa bệnh mề đay hiệu quả
Ngoài vấn đề bệnh mề đay có bị lây không, bạn cũng cần quan tâm tới các biện pháp phòng tránh bệnh để tránh gặp phải các biến chứng không đáng có. Cụ thể như sau:
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, côn trùng, lông động vật, thực phẩm có chứa nhiều đạm (nhộng tằm, hải sản, sữa, trứng,…).
- Ưu tiên dùng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần lành tính, dịu nhẹ. Dù là sản phẩm gì, nếu thấy da bị dị ứng, bạn cũng nên dừng ngay và tới gặp bác sĩ để được tư vấn xử lý.
- Tắm rửa hàng ngày để loại bỏ tế bào chết với nước ấm, không dùng nước lạnh tắm. Sau khi tắm bạn nên dùng kem dưỡng ẩm để da luôn ẩm mịn, tránh ngứa ngáy khó chịu. Tránh cào gãi, chà xát mạnh để hạn chế bị trầy xước, nhiễm trùng da.
- Không mặc đồ còn ẩm ướt, quá bó sát hay có chất liệu dễ gây kích ứng da như len, da lộn,…
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với những loại rau củ quả, trái cây giàu vitamin. Bổ sung nước khoáng, nước ép trái cây hoặc nước ép rau củ quả mỗi ngày thay vì sử dụng rượu bia, đồ nước có cồn, cà phê hay thuốc lá.
- Tích cực rèn luyện thể lực để giúp tăng sức đề kháng, đẩy lùi nguy cơ bị bệnh.
- Không sử dụng đồ dùng cá nhân chung với người khác, đặc biệt là những người đang mắc bệnh da liễu.
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, môi trường sống, môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo không khí trong lành.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh mề đay có lây không. Mặc dù là bệnh lý khá lành tính, tuy nhiên bạn không được chủ quan bởi những biến chứng của bệnh có thể khiến bạn tử vong. Do đó, hãy chủ động phòng tránh bệnh bằng cách thực hiện lối sống khoa học, giữ gìn vệ sinh tốt và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!