Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả?

Mề đay (hay mày đay) là một căn bệnh da liễu xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Mề đay có thể xuất hiện ở mọi vị trí ngẫu nhiên trên cơ thể, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc. Vậy nổi mề đay bao lâu thì khỏi và có chữa dứt điểm được không? Hãy cùng tìm hiểu.

Nổi mề đay bao lâu thì khỏi?

Mề đay là một dạng phản ứng của các mao mạch dưới da dưới tác động của các dị nguyên, gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Khi mắc bệnh mề đay, phần da tổn thương sẽ bị phồng lên và sưng phù tại chỗ, kèm theo đó là các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Mề đay có thể xuất hiện trên một vùng da hoặc cùng lúc nhiều vùng da khác nhau.

Mề đay bao lâu khỏi còn phụ thuộc vào nguyên nhân và cơ địa người bệnh
Mề đay bao lâu khỏi còn phụ thuộc vào nguyên nhân và cơ địa người bệnh

Mề đay được chia thành 2 loại cơ bản là mề đay cấp tính và mề đay mạn tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh mề đay như thời tiết thất thường, thay đổi nhiệt độ đột ngột, tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, phấn hoa, côn trùng cắn,… Vấn đề nổi mề đay bao lâu thì khỏi sẽ tùy theo từng trường hợp, thời gian mề đay có thể khỏi sẽ thay đổi:

Đối với mề đay cấp tính

Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột khi bị dị ứng hoặc thay đổi thời tiết. Các biểu hiện của bệnh thường là khó thở, buồn nôn, hạ huyết áp,…. Trong trường hợp nhẹ thì các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần sau vài giờ hoặc 1–2 ngày. Trong trường hợp nặng thì thời gian khỏi bệnh sẽ kéo dài hơn. Theo nghiên cứu, trung bình người bệnh mề đay cấp tính có thể giảm dần và khỏi hoàn toàn trong một vài ngày (thường không quá 6 tuần). Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với tác nhân dị ứng thì bệnh rất dễ tái phát.

Đối với mề đay mãn tính

Bệnh mề đay mãn tính là bệnh kéo dài nhiều ngày và tái phát nhiều lần trong năm. Thời gian điều trị cũng kéo dài hơn nhiều so với cấp tính (trung bình khoảng 3-6 tháng). Mề đay mãn tính rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn, thậm chí còn gây ra những biến chứng khác tới cơ bắp, phổi, hệ tiêu hóa,…. nếu bệnh lâu ngày. Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần phải xác định được nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Trung bình phải mất từ 3-6 tháng mới chữa được mề đay mãn tính
Trung bình phải mất từ 3-6 tháng mới chữa được mề đay mãn tính

Đối với mề đay do di truyền

Mề đay do di truyền là bệnh mang yếu tố suốt đời và khó điều trị nhất. Bệnh sẽ tái phát lại nhiều lần trong năm mặc dù có điều trị tích cực. Các phương pháp điều trị hiện nay thường chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên chứ không điều trị được dứt điểm căn nguyên của bệnh.

Chính vì vậy, theo khuyến cáo của chuyên gia, ngay khi cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy,… bệnh nhân nên thăm khám sớm và điều trị theo chỉ định phù hợp để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Nhất là trong trường hợp mề đay cấp tính, nếu điều trị muộn, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính tái phát liên tục và dai dẳng.

Mề đay có lây không?

Mề đay xuất hiện trên mọi lứa tuổi, mọi giới tính và quyết định bởi yếu tố cơ địa. Mặc dù mề đay không phải là một căn bệnh truyền nhiễm từ người sang người, nhưng chúng lại rất dễ lây lan sang những bộ phận khác trên cơ thể. Chính vì vậy, người nhà bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm trong quá trình chăm sóc và hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị.

Tuy mề đay không lây nhưng người bệnh mề đay cũng không nên chủ quan mà hãy điều trị từ sớm. Bởi mề đay có thể gây xuất hiện các triệu chứng như sưng mạch ở khí quản, dẫn tới khó thở, thở gấp, nghẹt thở. Nếu mề đay xuất hiện trong đường tiêu hóa sẽ gây đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy. Mề đay xuất hiện ở tổ chức não, dễ gây phù nề não đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng tránh mề đay tái phát

Mề đay là một căn bệnh có khả năng tái phát lại nhiều lần, đặc biệt đối với những bệnh nhân bị mề đay liên quan đến thời tiết. Chính vì vậy, mỗi người cần có thói quen trong sinh hoạt khoa học để phòng ngừa bệnh quay lại và ảnh hưởng đến cuộc sống. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà bạn có thể áp dụng đó là:

Cần giữ không gian sống sạch sẽ, vệ sinh để phòng tránh mắc bệnh mề đay
Cần giữ không gian sống sạch sẽ, vệ sinh để phòng tránh mắc bệnh mề đay
  • Mề đay do thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ, tay và chân.
  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hoá mỹ phẩm, xà bông, sữa tắm, thực phẩm như hải sản,… Đồng thời cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế ô nhiễm.
  • Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên thì cần trang bị những biện pháp bảo vệ cho da.
  • Hạn chế chà xát hay gãi mạnh lên các vết mề đay, tránh trường hợp bị bội nhiễm do vi khuẩn trên móng tay xâm nhập.
  • Người làm việc trong môi trường phải sử dụng hoá chất nhiều thì cần có đồ phòng hộ phù hợp.
  • Mặc quần áo thoải mái và được làm từ các chất liệu không gây kích ứng như lụa hay cotton. Tránh sử dụng những loại vải dễ gây kích ứng như len, da lộn,…
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm da có chiết xuất từ thiên nhiên để tránh khô da, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng.
  • Thường xuyên vận động để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh để phòng ngừa bệnh.
  • Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc chống dị ứng mà không có sự kê đơn từ bác sĩ, chuyên gia.
  • Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có tác dụng giải nhiệt như đậu phụ, củ cải, mướp đắng, hay các loại nước ép trái cây.

Trên đây, Dr Vitamin đã giúp độc giả trả lời câu hỏi “Nổi mề đay bao lâu thì khỏi?” và cách phòng ngừa bệnh phù hợp. Dù bệnh không đe dọa tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Nên ngay khi xuất hiện các dấu hiệu, bạn hãy thăm khám ngay để có hướng điều trị phù hợp.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? - Chuyên Gia Giải Đáp

Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? – Chuyên Gia Giải Đáp

Nổi mề đay nằm máy lạnh được không là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bởi một trong những lý do gây…
Nổi Mề Đay Có Nên Ăn Thịt Gà Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Nổi Mề Đay Có Nên Ăn Thịt Gà Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Nổi mề đay có nên ăn thịt gà không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi mắc phải bệnh lý này. Như chúng…
Nổi Mề Đay Nằm Quạt Được Không, Nên Dùng Thế Nào?

Nổi Mề Đay Nằm Quạt Được Không, Nên Dùng Thế Nào?

Nổi mề đay là tình trạng da liễu phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị nguyên. Mặc dù không gây ảnh hưởng…
Bệnh Mề Đay Có Lây Không, Làm Cách Nào Để Phòng Tránh?

Bệnh Mề Đay Có Lây Không, Làm Cách Nào Để Phòng Tránh?

Mề đay là bệnh dị ứng thường gặp, phổ biến mọi lứa tuổi và giới tính. Bệnh gây ra không ít phiền toái, làm ảnh…
Vảy Trút Chữa Mề Đay Có Hiệu Quả Không, Sử Dụng Thế Nào?

Vảy Trút Chữa Mề Đay Có Hiệu Quả Không, Sử Dụng Thế Nào?

Nhiều người tin rằng vảy trút có công dụng trị được bách bệnh, vậy nên chúng càng được săn đón và trở nên quý hiếm.…
Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không, Tắm Nước Nóng Hay Lạnh?

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không, Tắm Nước Nóng Hay Lạnh?

Từ xa xưa, dân gian đã quan niệm người bị nổi mề đay hoặc một số bệnh da liễu khác thì không nên tắm. Vậy…
Nổi Mề Đay Kiêng Gì Nhanh Khỏi Bệnh, Giảm Ngứa Ngáy Tốt?

Nổi Mề Đay Kiêng Gì Nhanh Khỏi Bệnh, Giảm Ngứa Ngáy Tốt?

Nổi mề đay kiêng gì là từ khóa được nhiều người tìm kiếm khi không may mắc phải bệnh lý da liễu này. Bệnh tuy…
Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không? [Chuyên Gia Giải Đáp]

Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không? [Chuyên Gia Giải Đáp]

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn đang gặp tình trạng da liễu này. Bệnh lý có…