Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không, Tắm Nước Nóng Hay Lạnh?
Từ xa xưa, dân gian đã quan niệm người bị nổi mề đay hoặc một số bệnh da liễu khác thì không nên tắm. Vậy quan niệm này có đúng không, người bị nổi mề đay nên tắm lá gì nhanh khỏi? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho thắc mắc “nổi mề đay có được tắm không, nên tắm thế nào” một cách chính xác nhất.
Nổi mề đay có tắm được không, nên tắm nước nóng hay lạnh?
Mề đay là tình trạng bề mặt da nổi các đốm sần màu đỏ hoặc các mụn nước li ti. Bệnh lý này thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khiến người mắc thường xuyên gãi, cào dẫn tới hiện tượng trầy xước ngoài da. Chưa kể, trong trường hợp nặng, mề đay còn kèm theo các cơn sốt cao, khó thở hoặc đau xương khớp,…
Theo Y học, mề đay xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do yếu tố di truyền, dị ứng thời thực phẩm, thời tiết, dị nguyên hoặc do nhiễm vi rút, vi khuẩn,… Tuy bệnh không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng bệnh nhân cũng không nên chủ quan trong việc chăm sóc cơ thể và điều trị bệnh.
Bởi thế mà dân gian mới có quan niệm, người bị nổi mề đay nên kiêng gió, kiêng nước để tránh để bệnh trở nặng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này xét trên các nguyên lý khoa học thì hoàn toàn sai lầm. Bởi lớp da trên cơ thể có nhiệm vụ bảo vệ, bài tiết độc tố thông qua tuyến mồ hôi. Nếu người bệnh không tắm rửa, vệ sinh da thường xuyên sẽ khiến các độc tố tích tụ và hình thành tế bào chết.
Lúc này, lỗ chân lông sẽ dần bị bít tắc do bụi bẩn, vi khuẩn và lớp tế bào chết tăng dần nhưng không được làm sạch. Đồng thời còn tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại khác xâm nhập vào cơ thể và làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Do đó, khi bị nổi mề đay, các bạn nên tắm rửa hàng ngày, nhất là thời điểm nhiệt độ không khí tăng cao, cơ thể tiết nhiều mồ hôi.
Chưa kể, nếu biết cách tắm rửa đúng cách, tình trạng ngứa ngáy, bong tróc do mề đay gây nên cũng được cải thiện đáng kể. Làn da trở nên thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế bong tróc, kích ứng và thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Vậy nổi mề đay nên tắm nước nóng hay nước lạnh?
Các chuyên gia cho hay, cả nước nóng và nước lạnh đều không tốt cho những người đang bị mề đay. Khi da bị tổn thương, nếu để da tiếp xúc với nước quá nóng hoặc quá lạnh đều khiến tình trạng bệnh trở nên khó kiểm soát hơn. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng nước ấm để tắm, đồng thời nên sinh hoạt điều độ, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý hơn.
Nổi mề đay nên tắm lá gì nhanh khỏi?
Câu hỏi bị nổi mề đay có nên tắm không đã được chúng tôi giải đáp. Tuy nhiên nên tắm như thế nào, tắm với lá gì cho nhanh khỏi bệnh thì các bạn có thể tham khảo hướng dẫn cụ thể dưới đây.
Nổi mề đay có được tắm không? Tắm lá tía tô
Tía tô là loại rau thơm được sử dụng thường xuyên trong các món ăn ở Việt Nam. Loại lá này có vị ngọt, tính ấm cùng nhiều hoạt chất có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Do đó chúng thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da nhằm giảm viêm, giảm ngứa như nổi mề đay, viêm da cơ địa.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước.
- Khi nước sôi thì tắt bếp, để nước nguội bớt thì dùng tắm.
- Trong lúc tắm, bạn dùng lá tía tô vừa đun xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mề đay để gia tăng công dụng giảm ngứa, giảm viêm.
- Áp dụng ngày 1 lần cho tới khi tình trạng mề đay được cải thiện rõ rệt.
Chữa mề đay với lá khế chua đun nước tắm
Ít người biết rằng lá khế chua cũng có công dụng chữa bệnh da liễu, chẳng hạn như mề đay. Sở dĩ lá khế có được công dụng này là do chúng có tính kháng viêm, sát trùng và hỗ trợ làm giảm các tổn thương trên da do mề đay gây nên.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế chua, ½ thìa cà phê muối hạt.
- Lá khế mang rửa sạch, cho vào nồi đun cùng muối và 2 lít nước.
- Sau khi nước sôi, bạn pha nước cho ấm ấm để tắm.
- Áp dụng ngày 1 lần cho tới khi các triệu chứng ngứa ngáy giảm dần.
Nổi mề đay tắm lá kinh giới
Tương tự như lá tía tô, kinh giới không chỉ là loại rau quen thuộc, được dùng kèm trong các món ăn để làm dậy mùi thơm. Ngoài ra, kinh giới còn được sử dụng để làm thuốc và điều trị một số vấn đề ngoài da.
Với tính ấm, vị cay, kinh giới trong Đông y có khả năng giải độc, sát khuẩn và kháng viêm rất tốt. Y học hiện đại lại cho thấy kinh giới có chứa nhiều hoạt chất có khả năng khử trùng tự nhiên như d-limonene, menthol racemic,… nên rất thích hợp để chữa trị các bệnh ngứa ngáy ngoài da như nổi mề đay, viêm da cơ địa, tổ đỉa,…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới mang rửa sạch rồi đun sôi với 2 – 3 lít nước.
- Người bệnh có thể chờ tới khi nước lá kinh giới nguội hoặc pha thêm với chút nước lạnh để tắm.
- Nếu không có lá kinh giới tươi, bạn có thể dùng kinh giới phơi khô, tuy nhiên tác dụng của chúng sẽ giảm ít nhiều.
- Áp dụng ngày 1 lần.
Sử dụng rau sam tắm chữa bệnh nổi mề đay
Với vị chua, tính hàn, rau sam được đánh giá là có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giải độc nên có công dụng hữu ích trong điều trị bệnh ngoài da gây mẩn ngứa. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy rất nhiều vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm cùng các chất oxy hóa trong rau sam. Vì thế, rau sam không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho da mà còn hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu cần có gồm 1 nắm rau sam đã được rửa sạch, 1 nồi nước.
- Đun sôi rau sam với khoảng 2 lít nước.
- Bạn pha nước rau sam với ít nước lạnh rồi dùng chúng để tắm.
- Tuần nên áp dụng cách tắm lá trị mề đay này 3 – 4 lần/tuần.
Nổi mề đay có được tắm không? Tắm nước lá trà xanh
Lá trà xanh không chỉ giúp làm đẹp da, chúng còn hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý gây viêm nhiễm, giảm nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng da cực kỳ hiệu quả. Thêm vào đó, cách đun nước tắm chè xanh cũng rất đơn giản nên bạn có thể thực hiện mỗi ngày.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 2 nắm lá trà xanh (khoảng 20g lá chè tươi) rồi mang đun với 2 lít nước.
- Tới khi nước sôi, bạn tắt bếp và để nước chè nguội bớt.
- Sử nước nước chè tắm hoặc vệ sinh vùng da bị kích ứng với tần suất ngày 1 lần.
Lời khuyên cho người bị bệnh mề đay khi tắm
Như vậy vấn đề nổi mề đay có được tắm không đã được chúng tôi giải đáp. Để tắm đúng cách và giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm, cải thiện tốt các triệu chứng thì bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Khi bị nổi mề đay, bạn nên tắm thật nhanh, trong khoảng 5 – 10 phút với nước ấm. Bởi đây là khoảng thời gian vừa đủ để làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và các yếu tố viêm nhiễm trên da. Khi tắm quá lâu có thể khiến da mất lớp dầu tự nhiên, khiến da khô hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh.
- Lựa chọn sữa tắm, xà phòng tắm có nguồn gốc tự nhiên, dịu nhẹ và không chứa hóa chất.
- Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, bởi nước quá nóng có thể khiến bị khô và bong tróc nhiều hơn. Trong khi đó nước lạnh lại khiến tình trạng nổi mề đay trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sau khi tắm nên lau khô người bằng khăn bông mềm trước khi mặc quần áo. Không nên mặc vội khi cơ thể còn ướt vì việc này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, phát triển và gây viêm nhiễm lan rộng.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, nhất là những trường hợp đổ mồ hôi nhiều.
- Lúc này làn da khá nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài nên bạn không nên chà xát da quá mạnh, để tránh làm da tổn thương thêm.
- Nên sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ theo chỉ định của bác sĩ.
- Đừng quên tới bệnh viện thăm khám thường xuyên hoặc thông báo cho bác sĩ ngay nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên da.
Vấn đề nổi mề đay có được tắm không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết. Để cải thiện bệnh lý nhanh chóng, ngoài vấn đề vệ sinh, các bạn cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn. Nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh và uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Đồng thời nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố, thực phẩm dễ gây kích ứng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!