Đau bao tử ăn khổ qua được không, cần lưu ý những gì?

Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh đau dạ dày, vì thế có rất nhiều thắc mắc về các món nên và không nên ăn đối với người bệnh. Trong đó, đau bao tử ăn khổ qua được không cũng là câu hỏi mà không ít người quan tâm.

Tác dụng của khổ qua

Để trả lời câu hỏi đau bao tử ăn khổ qua được không, trước tiên hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của khổ qua.

Khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) có hàm lượng vitamin C cao, đứng top đầu trong các loại rau củ. Đây cũng là loại quả thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y hay mẹo dân gian. Công dụng của khổ qua:

  • Tăng cường sức đề kháng.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường.
  • Giúp cải thiện thị lực.
  • Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
  • Ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ điều trị đau bao tử.
  • Giúp thanh nhiệt, giải độc.
  • Ngăn ngừa các bệnh ung thư.
  • Hỗ trợ làm đẹp da.

Người bị đau bao tử có ăn khổ qua được không?

Nhiều người không thích ăn khổ qua vì sợ vị đắng, tuy nhiên đây lại là loại quả có nhiều tác dụng tốt, đặc biệt đối với những người bị đau bao tử:

Đau bao tử ăn khổ qua được không
Đau bao tử ăn khổ qua được không

Theo Đông y: 

  • Khổ qua có vị đắng, quy vào tâm, can, vị và có tính hàn.
  • Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu khát, giải độc.
  • Giúp kích thích tiêu hóa, giảm đau do viêm loét dạ dày.

Theo y học hiện đại:

  • Vitamin A, C trong khổ qua giúp tăng cường sức đề kháng, chống các gốc tự do, nhờ đó làm lành các vết thương viêm loét dạ dày gây ra.
  • Khổ qua có các hoạt chất Saponin, Glycosid, Alcaloid, Tanin,… giúp trung hòa acid dạ dày.
  • Khổ qua chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt.
  • Một số thành phần khác như kẽm, sắt, kali,… giúp hấp thụ thức ăn tốt hơn cho người bị đau bao tử.
  • Ngoài ra, trong khổ qua còn chứa chất Momordicin, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ tiêu diệt, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP trong dạ dày.

Với những tác dụng tuyệt vời trên, bạn không còn phải thắc mắc việc đau bao tử ăn khổ qua được không. Bởi khổ qua không chỉ bổ sung dưỡng chất mà còn tốt trong việc điều trị đau bao tử. Tuy nhiên, người bệnh đau dạ dày ăn mướp đắng cũng không nên quá lạm dụng loại quả này và đảm bảo chế biến đúng cách để an toàn cho sức khỏe.

Cách chế biến khổ qua cho người bị đau dạ dày

Dưới đây là cách chế biến khổ qua cho người bị đau dạ dày, bạn có thể tham khảo:

Khổ qua xào trứng

Đây là món ăn quen thuộc, chế biến đơn giản giúp kích thích tiêu hóa, làm thuyên giảm các triệu chứng do đau bao tử gây ra.

Nguyên liệu: Khổ qua, trứng gà hoặc trứng vịt đều được, hành và gia vị.

Cách chế biến:

  • Bổ đôi quả khổ qua, loại bỏ ruột bên trong rồi rửa sạch, thái lát mỏng, bạn có thể ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút để giảm vị đắng, hành lá đem cắt nhỏ.
  • Đập trứng ra bát, cho gia vị vừa ăn và đánh đều lên.
  • Xào khổ qua đến khi vừa chín tới, nêm nếm gia vị vừa ăn và cho trứng vào xào, cuối cùng rắc một chút hành lá là có thể ăn.
Khổ qua xào trứng món ăn ngon, dễ làm
Khổ qua xào trứng món ăn ngon, dễ làm

Canh khổ qua và nấm

Món ăn này dễ làm, nguyên liệu đơn giản, không phải chế biến cầu kỳ, giúp tiêu hóa tốt.

Nguyên liệu: Khổ qua, nấm rơm, hành lá, tỏi và gia vị.

Cách chế biến:

  • Bổ đôi quả khổ qua, bỏ phần ruột và hạt, rửa sạch và thái vừa ăn.
  • Nấm rửa sạch cắt đôi, tỏi bóc vỏ băm nhỏ.
  • Bạn phi tỏi thơm rồi cho nấm vào xào sơ qua.
  • Cho khổ qua đã thái lát cùng với lượng nước vừa đủ, cho gia vị vào nồi nấu.
  • Khi khổ qua chín cho hành lá đã thái nhỏ vào.

Khổ qua nhồi thịt

Khổ qua nhồi thịt là món ăn nhiều người yêu thích, giúp thanh nhiệt, cải thiện tình trạng đau dạ dày, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nguyên liệu: Khổ qua, thịt lợn xay, nấm hương, mộc nhĩ, hành lá và các gia vị.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch khổ qua, cắt khúc, bỏ phần ruột bên trong đi rồi đem ngâm nước đá hoặc nước muối pha loãng.
  • Nấm hương và mộc nhĩ cần được ngâm nước nóng cho nở rồi rửa sạch, băm nhuyễn, hành lá cắt nhỏ.
  • Trộn thịt xay, nấm hương, mộc nhĩ, hành lá đã sơ chế cùng với gia vị vừa ăn, ướp khoảng 20 phút.
  • Tiến hành nhồi hỗn hợp trên vào khổ qua.
  • Cho khổ qua đã nhồi vào nồi với lượng nước vừa đủ hoặc có thể dùng nước hầm xương để nấu.
  • Đun đến khi khổ qua chín, bạn cho hành lá vào và múc ra bát.
Khổ qua nhồi thịt
Khổ qua nhồi thịt

Trà khổ qua

Cơn đau dạ dày khiến bạn khó chịu, sử dụng trà khổ qua sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả, đơn giản tại nhà.

Nguyên liệu: Khổ qua.

Cách thực hiện:

  • Bổ đôi quả khổ qua, loại bỏ ruột và hạt rồi đem rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Sau đó bạn đem khổ qua phơi khô để dùng dần.
  • Khổ qua đã phơi khô được sắc thành nước uống, có thể sử dụng 3-4 lần/tuần.
  • Hoặc có thể uống trà khổ qua tươi: Sau khi thái lát mỏng cho khổ qua vào vào nước sôi hãm khoảng 15 phút là có thể uống
  • Nên uống trà khổ qua sau bữa ăn, người bệnh không uống khi bụng đói.

Lưu ý khi ăn khổ qua đối với người đau dạ dày

Mặc dù khổ qua có lợi cho tiêu hóa và hỗ trợ điều trị đau dạ dày, thế nhưng người bệnh cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Không ăn khổ qua quá nhiều và liên tục trong nhiều ngày, vì có thể dẫn đến tình trạng như men gan tăng, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt,…
  • Không nấu khổ qua với nhiều dầu mỡ và không nên nấu chín kỹ quá vì có thể làm mất các chất dinh dưỡng của khổ qua.
  • Người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết không nên sử dụng khổ qua.
  • Trong khổ qua có chứa acid oxalic làm cản trở hấp thu canxi của cơ thể, vì thế những người bị thiếu canxi nên hạn chế hoặc không ăn khổ qua.
  • Phụ nữ có thai cũng không nên sử dụng khổ qua, vì loại quả này gây co bóp tử cung dễ dẫn đến sinh non.
Phụ nữ có thai cũng không nên sử dụng khổ qua
Phụ nữ có thai cũng không nên sử dụng khổ qua

Bài viết trên đây không chỉ giúp bạn giải đáp thắc mắc đau bao tử ăn khổ qua được không, mà còn hướng dẫn bạn cách chế biến và những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng người bệnh có thể bổ sung thêm kiến thức và áp dụng thực tế để điều trị đau bao tử tốt hơn, bảo vệ sức khỏe thật hiệu quả.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đau dạ dày nên hạn chế ăn xôi

Người bị bệnh lý đau dạ dày có nên ăn xôi không?

Xôi là món ăn quen thuộc của người Việt, tuy nhiên nhiều người có chung thắc mắc bị đau dạ dày có nên ăn xôi…
Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Ăn vào thời điểm nào?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Sữa Chua? Ăn Vào Thời Điểm Nào?

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Có tốt cho dạ dày hay không? Ăn vào những thời điểm nào?...Đây là những vấn đề…
Người bị đau dạ dày có nên ăn chuối để tốt cho sức khỏe

Đau dạ dày có nên ăn chuối và ăn thế nào cho đúng cách?

Chuối là một loại quả quen thuộc, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Đây cũng là thức quả được rất nhiều…
Bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau hiệu quả

Bị đau dạ dày nên làm gì? Cách giảm đau hiệu quả tại nhà

Đau dạ dày là bệnh lý khá phổ biến liên quan đến đường tiêu hóa. Tình trạng đau thường xuyên, kéo dài ảnh hưởng tới…

Giải đáp thắc mắc bị đau dạ dày ăn xoài được không?

Trái cây chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bị đau dạ dày, cần đặc…

Bệnh đau dạ dày có ăn được cà chua không? Vì sao?

Những thực phẩm chua, cay nóng thường không tốt cho người bị đau dạ dày, gây ra tình trạng đau rát, viêm loét. Chính vì…
Lượng chất xơ ở khoai lang không chỉ giúp tiêu hóa tốt mà còn hỗ trợ điều hòa tiết dịch vị dạ dày

Người bị đau dạ dày có nên ăn khoai lang không? Có gây hại gì không?

Khoai lang là một món ăn dân dã, quen thuộc với nhiều gia đình, hơn nữa loại thực phẩm này lại có lợi cho hệ…

Bị đau dạ dày ăn phở được không và cần lưu ý những gì?

Phở là món ăn ngon được đại đa số người dân Việt Nam ưa thích và thường sử dụng cho bữa sáng. Tuy nhiên, không…