Dị Ứng Thời Tiết Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Nhân Nên Làm Gì?
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không, có gây hại gì cho sức khỏe không là vấn đề nhiều người quan tâm tìm hiểu. Để giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi những thông tin cụ thể trong bài viết sau đây của Dr Vitamin.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Dị ứng thời tiết là tình trạng khá phổ biến, xảy ra khi thời tiết thay đổi thường xuyên và đột ngột, trong không khí xuất hiện nhiều phấn hoa, nấm mốc hoặc bụi bẩn. Theo đó, người bệnh gặp phải các bất tiện sau:
- Xuất hiện các triệu chứng sổ mũi, ngứa, hắt hơi, đau họng, khó chịu khi hít thở.
- Giảm chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến tâm trạng và tinh thần tổng thể.
- Những người có dị ứng thời tiết có thể có nguy cơ cao hơn về các vấn đề sức khỏe như viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay các vấn đề hô hấp như hen suyễn.
Theo đó, dị ứng thời tiết có nguy hiểm không sẽ còn tùy thuộc vào mức độ cũng như yếu tố gây dị ứng.
Nếu bị dị ứng thời tiết nóng, khi cơ thể càng tiết nhiều mồ hôi càng làm gia tăng mẩn ngứa, dễ bị viêm nhiễm khiến dị ứng lâu khỏi. Với người dị ứng mùa đông, da khô ráp hơn khi nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp.
Ở trạng thái cấp tính, các dấu hiệu thường diễn ra trong tối đa 1 tuần, khiến bệnh nhân bị ngứa, da bong phát ban khó chịu. Trong khi đó, nếu bị thể mãn tính và không có biện pháp xử lý kịp thời, có thể xảy ra tình trạng khó thở, sốc phản vệ, hạ huyết áp, phù nề và nguy hiểm hơn chính là tử vong.
Như vậy, có thể nhận định rằng, dị ứng thời tiết có nguy hiểm nếu ở giai đoạn mãn tính và không được điều trị đúng cách, kịp thời. Vì vậy, người bệnh nên sớm đến bệnh viện thăm khám và lắng nghe sự tư vấn từ các bác sĩ.
Nên làm gì và kiêng gì khi bị dị ứng thời tiết?
Khi bị dị ứng thời tiết, bệnh nhân cần biết được những việc nên làm và nên kiêng để nhanh chóng làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu. Dưới đây là một số thông tin gợi ý cho bệnh nhân:
Nên làm:
- Nên đến bệnh viện thăm khám từ sớm để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây dị ứng và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
- Uống hoặc sử dụng thuốc dị ứng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng.
- Duy trì môi trường sạch sẽ trong nhà, tránh để nấm mốc, bụi bẩn có cơ hội gây dị ứng nặng hơn.
- Nếu có thể hãy sử dụng máy lọc không khí có thể giúp loại bỏ các hạt bụi và phấn hoa từ không khí, giảm nguy cơ gia tăng mức độ dị ứng.
- Khi bị dị ứng thời tiết, nên ăn thực phẩm chống oxy hóa, rau củ xanh, Omega-3, đồ ăn giàu Quercetin, vitamin C. Ví dụ như: Quả mâm xôi, quả lựu, dâu, cải xanh, cần tây, cải xoong, cá hồi, hạt chia, hạt lanh, hành tây, tỏi, cam,… Ngoài ra cũng nên uống nhiều nước lọc mỗi ngày để đào thải độc tốt hơn.
Nên kiêng:
- Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn và nấm mốc trong môi trường.
- Khi ra ngoài hãy đeo khẩu trang và tránh đến những nơi có nhiều hóa chất độc hại, khói bụi,… ô nhiễm nặng.
- Tránh để trong nhà quá ẩm hoặc quá khô dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển và làm da khô yếu hơn.
- Không dùng gối và chăn lông động vật vì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng.
- Không tùy ý dùng các loại thuốc chữa dị ứng khi chưa biết nguyên do khởi phát cũng như chưa được bác sĩ tư vấn chỉ dẫn.
- Một số thực phẩm những người bị dị ứng thời tiết nên kiêng ăn gồm: Đồ ăn chứa nhiều histamin, tyramine, gia vị kích thích, thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, màu thực phẩm và hóa chất. Ví dụ như: Socola, phô-mai, thịt nguội, tiêu, ớt, mù tạt, cà phê, nước ngọt, nước có gas, hải sản, trứng,…
Vấn đề dị ứng thời tiết có nguy hiểm không đã được giải đáp cụ thể trong bài viết này. Theo đó, người bệnh nên điều trị dứt điểm từ sớm theo đúng chỉ dẫn từ các bác sĩ để giảm cảm giác khó chịu cũng như hạn chế xảy ra các biến chứng đáng lo ngại khác. Kết hợp thuốc và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cơ thể khoa học sẽ nhanh chóng đẩy lùi dị ứng thật an toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!