Dị Ứng Thời Tiết Tắm Lá Gì? 11 Dược Liệu Người Bệnh Nên Dùng

Dị ứng thời tiết là hiện tượng thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ khắp người. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể sử dụng một số loại dược liệu dân gian để đun lấy nước tắm. Vậy khi bị dị ứng thời tiết tắm lá gì? Tham khảo bài viết dưới đây từ DrVitamin để có được câu trả lời hữu ích.

Người bị dị ứng thời tiết tắm lá gì?

Dị ứng thời tiết tắm lá gì là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Phương pháp điều trị này khá hiệu quả, an toàn, lành tính, dễ thực hiện, có thể áp dụng cho mọi đối tượng. Vì vậy nếu bạn bắt đầu có những dấu hiệu của bệnh dị ứng thời tiết thì có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc từ lá tắm như sau:

Lá lốt

Người bị ngứa ngáy do dị ứng thời tiết nên tắm bằng nước lá lốt. Đây là một loại dược liệu dễ kiếm, dễ mua, chi phí cực kỳ rẻ. Theo Y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm cơ thể, tán hàn, giảm sưng đau, viêm nhiễm. 

Dị ứng thời tiết nên tắm với nước lá lốt
Dị ứng thời tiết nên tắm với nước lá lốt

Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, dược liệu này có chứa hoạt chất chống oxy hóa flavonoid và hợp chất gốc benzyl, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, tạo lớp hàng rào để bảo vệ làn da khỏi tác động từ môi trường bên ngoài. Vì vậy tắm bằng nước lá lốt sẽ giúp bạn sớm đẩy lùi được tình trạng phát ban, mề đay, ngứa ngáy trên da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch, vò nát.
  • Mang dược liệu đi nấu cùng với 2 lít nước.
  • Bạn nên đun sôi trong vòng 15 phút để tinh dầu trong lá tiết ra.
  • Dùng nước lá lốt pha thêm với một ít nước lạnh để tắm.
  • Phần bã lá lốt bạn dùng để chà nhẹ lên cùng da bị ngứa.
  • Sau đó tắm lại với nước sạch.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần cho đến khi không còn bị dị ứng.

Lá kinh giới

Bị dị ứng thời tiết tắm lá gì chắc chắn không thể bỏ qua rau kinh giới. Loại dược liệu này được Đông y gọi là giả tô hoặc khương giả. Dựa theo ghi chép của Y học cổ truyền, lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có khả năng tiêu viêm, tán hàn, chống dị ứng. Vì vậy dân gian thường dùng loại lá này để điều trị mụn nhọt, sởi, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa.

Còn theo Y học hiện đại, lá kinh giới có chứa 1,8% là tinh dầu với các thành phần chủ yếu là d.menton và d.limone. Những hoạt chất này có tác dụng tăng cường lưu thông máu, kháng viêm, an thần, hạ sốt, cải thiện dị ứng, ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da. 

Cách thực hiện: 

  • Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới, sau đó đem rửa sạch.
  • Cho vào nồi đun cùng với 1,5 lít nước sạch.
  • Đun sôi nồi nước rồi hạ nhỏ lửa trong vòng 15 phút.
  • Cho nước lá kinh giới ra thau, pha thêm nước mát vào để tắm.
  • Phần bã dược liệu bạn dùng để chà nhẹ lên da nhằm tăng hiệu quả điều trị.
  • Người bệnh nên thực hiện 1 lần/ngày vào buổi tối.
  • Kiên trì áp dụng trong nhiều ngày cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Lá trà xanh

Trà xanh là một loại dược liệu tự nhiên, quen thuộc, thường được dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da như viêm da cơ địa, chàm, mề đay, dị ứng,… Trong thành phần của lá trà xanh có chứa các hoạt chất như caffeine, theocin, axít tannic, polyphenol và catechin, có tác dụng loại bỏ tế bào chết, chống oxy hóa, tái tạo tế bào da mới, cải thiện tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy.

Ngoài ra, trà xanh còn có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh mẽ, giúp loại bỏ các ổ viêm do vi khuẩn và nấm gây ra. Tắm bằng nước lá trà xanh là phương pháp an toàn, lành tính, áp dụng được cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong vòng 15 phút.
  • Vò nát dược liệu rồi cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước.
  • Sau khi sôi bạn cho thêm một ít muối vào, tiếp tục đun thêm 5-10 phút nữa.
  • Dùng nước này pha thêm với nước mát rồi tắm,
  • Mỗi tuần áp dụng từ 3-4 lần bạn sẽ thấy các triệu chứng mẩn ngứa trên da được thuyên giảm.

Lá tía tô

Trong Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ôn, có công dụng tán phong hàn, lý khí, giải độc, chữa cảm sốt và các bệnh ngoài da. Còn theo Y học hiện đại, lá tía tô có chứa hàm lượng lớn các chất như quercetin, luteolin, acid alpha-linolenic, rosmarinic acid… giúp ức chế quá trình phóng thích histamin – nguyên nhân gây dị ứng, mẩn ngứa.

Dùng lá tía tô đun nước tắm giảm ngứa ngáy trên da
Dùng lá tía tô đun nước tắm giảm ngứa ngáy trên da

Các thành phần khác như vitamin C, photpho, sắt,… cũng có tác dụng làm giảm cytokine – một loại protein thúc đẩy quá trình viêm nhiễm trên da. Vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng nước tắm từ lá tía tô để cải thiện tình trạng ngứa ngáy do bệnh dị ứng thời tiết gây ra.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi, rửa sạch thật kỹ rồi cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước.
  • Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 10 phút nữa để các dưỡng chất tiết ra.
  • Đổ nước lá tía tô ra thau và pha thêm với nước mát để tắm.
  • Chà nhẹ phần bã lá lên da để giúp giảm ngứa hiệu quả.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần, sau 7 ngày liên tiếp bệnh dị ứng thời tiết sẽ được cải thiện đáng kể.

Lá ổi

Nếu bạn đang chưa biết dị ứng thời tiết tắm lá gì thì nên dùng ngay lá ổi. Đây là một vị thuốc dân gian quen thuộc có thể tìm thấy tại vườn nhà. Y học cổ truyền thường sử dụng để điều trị các bệnh về da liễu như nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa…. 

Trong thành phần của lá ổi có chứa các hoạt chất như tanin, polyphenol, berbagia,…có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, cải thiện các vết thương trên da, tái tạo da và chống oxy hóa. Việc sử dụng lá ổi đun nước tắm thường mang lại hiệu quả cao cho những trường hợp bị dị ứng ở mức độ nhẹ. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ổi bánh tẻ, rửa sạch rồi đem ngâm với nước muối loãng 10 phút để sát khuẩn.
  • Cho lá ổi vào nồi đun cùng với 2 lít nước trong vòng 10 phút rồi tắt bếp.
  • Pha thêm với nước lạnh rồi dùng nước này để tắm.
  • Mỗi ngày tắm 1 lần, kiên trì trong vòng 5-7 ngày triệu chứng dị ứng thời tiết sẽ được cải thiện.

Lá khế

Y học cổ truyền cho biết, lá khế có vị chua, chát, tính bình, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, thanh nhiệt, giải độc. Dân gian thường dùng dược liệu này để điều trị mụn nhọt, dị ứng, nổi mề đay,… Còn theo Y học hiện đại, trong thành phần của lá khế có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa flavonoid và vitamin C, có tác dụng kháng viêm, chữa lành vết thương hiệu quả. 

Chữa dị ứng thời tiết bằng cách tắm nước lá khế là phương pháp an toàn, hiệu quả và giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Đặc biệt bạn có thể áp dụng cách làm này cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch sau đó phơi dưới ánh nắng cho héo bớt.
  • Cho lá khế vào nồi đun với 3 lít nước.
  • Khi nước sôi thì đợi thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Pha nước lá khế với một ít nước lạnh để tắm.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần cho đến khi không còn cảm thấy ngứa ngáy.

Lá trầu không

Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, giúp tiêu viêm, diệt khuẩn, giải độc, khu phong, tán hàn. Các thầy thuốc thường dùng lá trầu không để điều trị các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, lang ben, chàm, nước ăn chân,…

Lá trầu không có tác dụng giảm ngứa ngáy trên da
Lá trầu không có tác dụng giảm ngứa ngáy trên da

Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong thành phần của lá trầu không có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất như chavicol, eugenol, polyphenol, beta-phenol, tanin, vitamin nhóm B… Chúng có tác dụng kháng sinh, diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng đỏ, ngứa ngáy trên da. Đồng thời tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy, tăng khả năng tự phục hồi của da.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, đem rửa sạch và ngâm nước muối loãng 10 phút.
  • Vớt ra để ráo nước rồi vò nát.
  • Cho trầu không vào nồi đun với 2,5 lít nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa trong vòng 10 phút để tinh dầu trong lá trầu không tiết ra.
  • Pha thêm với nước mát để tắm, phần bã trầu chà nhẹ lên vùng da bị dị ứng.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần vào buổi chiều tối.
  • Sau khoảng 2 tuần làn da của bạn sẽ được phục hồi trở lại.

Lá sài đất

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thành phần của sài đất có chứa nhiều dược tính mạnh như Carotenoid, Flavonoid, Saponin… Những hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ngứa ngáy và cải thiện tình trạng mẩn ngứa trên da.

Ngoài ra, chất diệp lục Chlorophyll có trong cây sài đất còn thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da, giúp da nhanh lành, giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm sau điều trị. Do đó những người đang bị dị ứng thời tiết hoặc các bệnh lý về da liễu khác đều có thể dùng cây sài đất để đun nước tắm. Các triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện chỉ sau vài ngày áp dụng.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị một nắm cây sài đất, đem rửa sạch nhiều lần cho trôi hết đất cát.
  • Cắt nhỏ dược liệu rồi cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước.
  • Khi sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 15 phút nữa.
  • Đổ nước ra thau lớn, pha thêm với nước lạnh rồi dùng để tắm.
  • Mỗi ngày áp dụng 1 lần, sau 3 tuần bệnh sẽ khỏi hẳn.

Lá cây ké

Lá cây ké đầu ngựa cũng có thể dùng để điều trị tình trạng dị ứng thời tiết. Dược liệu này có chứa thành phần sitosterol-D-glucoside, xanthium và saponin, giúp kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn, hỗ trợ chữa lành vết thương trên da nhanh chóng. Vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng dược liệu này để cải thiện các triệu chứng do bệnh dị ứng thời tiết gây ra.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 200g lá + quả ké, 1 nắm cây vòi voi và 1 ít bèo tía.
  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, sau đó cho vào nồi đun với 3 lít nước.
  • Khi nước sôi thì tắt bếp, vớt bỏ bã và pha thêm một chút nước lạnh để tắm.
  • Áp dụng phương pháp này 2 ngày 1 lần để tình trạng dị ứng được thuyên giảm.

Lá ngải cứu

Lá ngải cứu có rất nhiều lợi ích đối với làn da. Loại dược liệu này có vị cay, tính ấm, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng đau, chống nhiễm trùng và chống oxy hóa hiệu quả. Đông y thường dùng lá ngải cứu để điều trị một số căn bệnh da liễu như mụn cóc, mụn cơm, mụn trứng cá, mẩn ngứa, rôm sảy, ghẻ lở,…

Dị ứng thời tiết nên tắm nước lá ngải cứu
Dị ứng thời tiết nên tắm nước lá ngải cứu

Các nghiên cứu của Y học hiện đại cũng cho biết, lá ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu, tricosanol, rachel ancol, monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester… Chúng đều có công dụng trong việc điều trị tình trạng mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể dùng dược liệu này để đun nước tắm mỗi ngày, tình trạng dị ứng thời tiết sẽ nhanh chóng được cải thiện rõ rệt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 50g lá ngải cứu, rửa qua nhiều lần với nước và ngâm với nước muối trong vòng 15 phút.
  • Vò nát lá ngải cứu, cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước và một ít muối hạt.
  • Sau khoảng 20 phút bạn tắt bếp và đổ nước ra chậu lớn.
  • Pha thêm với nước lạnh để tắm.
  • Có thể tráng người qua với nước sạch trước khi mặc quần áo.
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi tình trạng ngứa ngáy do dị ứng được khỏi hẳn.

Lá đinh lăng

Bị dị ứng thời tiết tắm lá gì chắc chắn không thể bỏ qua bài thuốc từ lá cây đinh lăng. Loại dược liệu này thuộc họ nhân sâm, có chứa hàm lượng saponin, vitamin C, B1, B2, B6, axit amin,… vô cùng phong phú. Y học thường sử dụng lá đinh lăng để điều trị rất nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có dị ứng thời tiết.

Theo ghi chép từ Đông y, lá đinh lăng có vị đắng, tính mát, giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm ngứa ngáy do mề đay, viêm da, dị ứng gây ra. Người bệnh có thể dùng dược liệu này để tắm, pha trà uống hoặc bổ sung vào các món ăn hàng ngày đều có tác dụng chữa bệnh hữu hiệu. Đinh lăng rất lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ. Vì vậy người già, trẻ nhỏ hoặc thai phụ khi bị dị ứng toàn thân đều có thể tham khảo phương pháp điều trị này.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi, rửa sạch để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Cho lá đinh lăng vào nồi đun cùng với 2 lít nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa trong vòng 10 phút và tắt bếp.
  • Dùng nước này để pha thêm với nước lạnh và một ít muối biển.
  • Tắm mỗi ngày 1 lần, tận dụng phần bã dược liệu để chà xát nhẹ lên da, giúp giảm ngứa hiệu quả.

Lưu ý trong quá trình điều trị dị ứng bằng các loại lá tắm

Bên cạnh thắc mắc “dị ứng thời tiết tắm lá gì”, để quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên lựa chọn các loại dược liệu sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh dùng những loại có hóa chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật.
  • Sử dụng các loại lá tươi, không héo úa, sâu bệnh để đảm bảo chứa nhiều dược tính nhất.
  • Cần rửa dược liệu sạch sẽ rồi mới đem đi nấu nước tắm. Bạn có thể đem ngâm với nước muối để đảm bảo loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn bám trên bề mặt.
  • Nên tắm với nước ấm, không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm vì sẽ khiến tình trạng kích ứng da trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Phương pháp tắm bằng dược liệu này có dược tính thấp, hiệu quả chậm nên cần kiên trì áp dụng trong nhiều ngày cho đến khi khỏi bệnh.
  • Bài thuốc từ lá tắm chỉ áp dụng cho những trường hợp nhẹ, nếu có tổn thương viêm nhiễm ngoài da thì không nên sử dụng.
  • Nếu người bệnh nhận thấy tình trạng dị ứng kéo dài, không thuyên giảm, kèm theo tình trạng phù mặt, môi, lưỡi, khó thở,.. thì nên đến gặp bác sĩ ngay.
  • Phương pháp sử dụng dược liệu để tắm không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Vì vậy người bệnh nên kết hợp dùng thêm thuốc uống hoặc thuốc bôi để tăng hiệu quả điều trị.
  • Trong lúc tắm chú ý kỳ cọ nhẹ nhàng, không cào gãi, tránh gây trầy xước, viêm nhiễm và để lại sẹo xấu trên da.
  • Sau khi tắm xong nên lau khô người trước khi mặc quần áo, đồng thời lựa chọn trang phục rộng rãi thoải mái để không gây bí bách khó chịu.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc dị ứng thời tiết tắm lá gì. Mong rằng những chia sẻ này của DrVitamin đã cung cấp cho người bệnh thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc điều trị và phòng ngừa tình trạng dị ứng, mẩn ngứa khi thời tiết thay đổi.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ Bị Dị Ứng Thời Tiết Bao Lâu Thì Khỏi, Cha Mẹ Cần Biết Gì?

Trẻ Bị Dị Ứng Thời Tiết Bao Lâu Thì Khỏi? Cha Mẹ Cần Lưu Ý Gì?

Mùa hè oi bức hay mùa đông lạnh giá có thể khiến bé yêu nhà bạn ngứa ngáy khó chịu, nổi mẩn đỏ, hắt hơi…

Bị Dị Ứng Thời Tiết Kiêng Gì Để Cải Thiện Triệu Chứng Của Bệnh

Dị ứng thời tiết thường xuất hiện ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như mẩn…
Dị Ứng Thời Tiết Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Nhân Nên Làm Gì?

Dị Ứng Thời Tiết Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Nhân Nên Làm Gì?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không, có gây hại gì cho sức khỏe không là vấn đề nhiều người quan tâm tìm hiểu.…
Bị Dị Ứng Thời Tiết Có Nên Tắm Không, Tắm Thế Nào Cho Đúng?

Bị Dị Ứng Thời Tiết Có Nên Tắm Không, Tắm Thế Nào Cho Đúng?

Nhiều người cho rằng khi bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng da thì không nên tắm vì sợ nước sẽ làm tình trạng…
Dị Ứng Thời Tiết Có Lây Không Và Làm Sao Để Ngăn Ngừa?

Dị Ứng Thời Tiết Có Lây Không Và Làm Sao Để Ngăn Ngừa?

Dị ứng thời tiết xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau và thường có những triệu chứng khó chịu, dễ kéo dài và tái…
Dị Ứng Thời Tiết Bao Lâu Thì Khỏi Và Có Tự Thuyên Giảm Không?

Dị Ứng Thời Tiết Bao Lâu Thì Khỏi Và Có Tự Thuyên Giảm Không?

Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi, có tự khỏi được không? Đây là tình trạng rất nhiều người gặp phải khi thời tiết…