Hôi Miệng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Sớm Lấy Lại Hơi Thở Thơm Mát?
Hôi miệng là vấn đề không ít người gặp phải, mặc dù không gây hại cho sức khoẻ, nhưng lại khiến người mắc mặc cảm, tự ti, khi giao tiếp với người khác. Vậy hôi miệng nên ăn gì, không nên ăn gì để loại bỏ mùi hôi nhanh chóng? Hãy cùng tìm hiểu ngay các nhóm thực phẩm mà người bị hôi miệng nên và không nên ăn trong bài viết dưới đây của DrVitamin.
Hôi miệng nên ăn gì?
Hôi miệng nên ăn gì để đẩy lùi mùi khó chịu, lấy lại sự tự tin là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây là một số gợi ý cho bạn:
1. Bị hôi miệng nên ăn gì? Sữa chua
Sữa chua nguyên chất không đường là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, vừa có thể làm đẹp vừa giúp giảm hàm lượng Hydrogen Sulphide, một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Hơn nữa, trong sữa chua còn chứa nhiều vi sinh vật có lợi, tốt cho tiêu hoá, từ đó giúp ức chế vi khuẩn gây hôi miệng phát triển. Cũng vì thế, sữa chua được coi là thực phẩm đầu tiên trong danh sách những thực phẩm giúp đẩy lùi mùi hôi miệng đắng miệng.
2. Dâu tây
Dâu tây là một trong những thực phẩm giàu vitamin có lợi và giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng rất tốt. Dâu tây thậm chí còn được coi như một loại kem đánh răng tự nhiên. Bạn chỉ cần cắn ngập quả dâu tây rồi để yên trong miệng trong thời gian 5 phút hoặc dùng vài lát dâu tây chà trên răng, tình trạng hôi miệng của bạn sẽ được đẩy lùi. Ngoài ra, việc này còn có thể giúp bạn loại bỏ nhẹ nhàng các vết ố trên răng do cà phê hay thực phẩm gây ra.
3. Mía
Ăn gì chữa hôi miệng, câu trả lời là mía. Sau các bữa ăn, bạn có thể ăn mía để giúp hàm răng luôn trắng sạch bởi khi nhau, xơ mía chà đi chà lại lên răng sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám gây mùi hôi miệng. Tuy nhiên, mía cũng chứa nhiều đường do đó sau khi ăn bạn nên uống nước lọc hay trà để làm sạch răng miệng đồng thời loại bỏ đường trong miệng dễ gây sâu răng hôi miệng.
4. Nước trà xanh
Trà xanh cũng là thức uống có thể giúp loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả. Sau mỗi bữa ăn, bạn có thể uống một ly trà xanh để mang lại cảm giác sạch sẽ cho khoang miệng. Bởi trà xanh chứa Polyphenol, là thành phần có tác dụng chống Oxy hóa giúp ngăn ngừa mảng bám gây hại trên răng. Việc uống trà xanh cũng giúp giảm tình trạng nướu răng, viêm lợi và ngăn ngừa vi khuẩn gây mùi hôi miệng phát triển.
Một số loại trà còn chứa Fluoride, là thành phần giúp bảo vệ men răng, diệt khuẩn và ngừa sâu răng. Nước trà được coi là thức uống lý tưởng giúp đẩy lùi hôi miệng và các vấn đề răng miệng.
5. Cam, quýt
Bị hôi miệng nên ăn gì, câu trả lời là cam quýt. Đây là hai loại quả giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng. Hơn nữa, cam, quýt còn có thể giúp tăng tiết dịch vị, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại sinh sôi trong khoang miệng từ đó giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả hơn.
Bạn có thể ăn cam, quýt trực tiếp hay chế biến thành nước sinh tố để uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể loại bỏ mùi hôi trong miệng bằng cách dùng vỏ cam, vỏ quýt để sắc lấy nước súc miệng nhằm loại bỏ mùi hôi miệng.
6. Lá bạc hà
Để loại bỏ mùi hôi miệng, bạn có thể sử dụng lá bạc hà. Đây là loại gia vị giàu tinh dầu thơm có thể giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng và giúp bạn có hơi thở thơm mát, dễ chịu hơn. Bạn có thể lấy vài lá bạc hà tươi nhai trong miệng để loại bỏ mùi hôi miệng từ cổ họng.
7. Táo, cần tây và một số thực phẩm giòn
Các thực phẩm như táo, cần tây, hay có độ giòn có thể tăng cường ma sát với răng khi nhai. Việc này giúp loại bỏ mảng bám và tăng cường hoạt động của tuyến nước bọt từ đó giúp khoang miệng của bạn sạch sẽ, loại bỏ mùi hôi khó chịu.
8. Gừng
Gừng được xem như vị thuốc quý có thể đẩy lùi nhiều bệnh lý trong đó có các chứng dạ dày. Với trường hợp bị hôi miệng do trào ngược dạ dày, thực quản, gừng có thể giúp bạn loại bỏ tình trạng này hiệu quả. Ngoài ra, gừng cũng giúp bạn đẩy lùi hơi thở nặng mùi bằng cách cắt vài lát gừng, pha với trà hoặc hãm với nước nóng.
9. Hạt thì là
Loại hạt này có tác dụng rất tốt trong việc trung hoà mùi hôi khó chịu của miệng. Hạt thì là cũng đồng thời giúp tăng tiết nước bọt, từ đó hạn chế vi khuẩn có hại phát triển. Dầu từ hạt thì là cũng có tính kháng khuẩn, giúp bạn ngăn ngừa vi hại khuẩn trong khoang miệng.
Để tránh hôi miệng không nên ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm có thể giúp đẩy lùi tình trạng hôi miệng, bạn cũng cần tránh một số thực phẩm có thể gây ra tình trạng hôi miệng như sau:
1. Tỏi
Mặc dù là loại gia vị được nhiều người Việt ưa chuộng, giúp thức ăn dậy mùi hơn nhưng tỏi cũng là loại gia vị có thể gây ra mùi hôi lâu khủng khiếp trong miệng. Sau khi tiêu hoá, mùi tỏi vẫn có thể tràn ngập trong miệng. Vì thế, để tránh hôi miệng, bạn không nên ăn tỏi. Nếu có ăn, dù chỉ một chút, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh hơi thở mang mùi tỏi.
2. Hành tây và hành
Hành tây và tỏi cũng có mùi nồng không kém gì tỏi. Loại gia vị này khiến hơi thở của bạn nặng mùi hơn bởi nó chứa các hợp chất Sulfuric. Đây là hợp chất dù đã được hấp thu vào máu nhưng vẫn có thể gây ra mùi trong qua hơi thở và mồ hôi. Nếu ăn nhiều hành, bạn nên làm sạch răng miệng bằng việc đánh răng hay súc miệng để loại bỏ mùi hiệu quả nhất.
3. Cà phê
Cà phê có thể mang lại sự tỉnh táo, sảng khoái vào buổi sáng nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng nếu duy trì trong thời gian dài. Nguyên nhân là Axit và Enzym tự nhiên trong cà phê trong khoang miệng sẽ phản ứng trung hoà với Axit dạ dày, từ đó gây ra mùi hôi khó chịu ở miệng.
4. Sữa cũng và các sản phẩm làm từ sữa
Ít người biết rằng sữa và các sản phẩm từ sữa có thể gây hôi miệng. Thực tế các loại Axit Amin trong sữa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xuất hiện từ đó gây mùi hôi khó chịu trong miệng. Để ngăn ngừa mùi hôi sau khi uống sữa, bạn nên đánh răng và súc miệng thường xuyên.
Lưu ý cách phòng ngừa và cải thiện hôi miệng
Hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau do đó bên cạnh việc chú ý việc hôi miệng ăn gì, kiêng gì, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề như sau sau:
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày, khi đánh cần chà răng nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám và vụn thức ăn mắc lại trong kẽ răng.
- Có thể kết hợp với nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng.
- Nên tập thói quen dùng chỉ nha khoa thay vì tăm để làm sạch răng an toàn, hiệu quả nhất.
- Uống đủ nước mỗi ngày, tránh để miệng bị khô bởi đây cũng là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hôi miệng nặng.
- Đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện các vấn đề của răng miệng.
Với những thông tin này, hy vọng bạn đã giải đáp thắc mắc hôi miệng nên ăn gì, kiêng gì. Việc chú ý tới chế độ ăn uống, ăn gì, kiêng gì, không chỉ giúp bạn loại bỏ mùi hôi miệng mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả, ngăn ngừa một số bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nướu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!