Đắng Miệng Hôi Miệng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Ngoài các nguyên nhân chủ quan, một số bệnh lý về răng miệng hay bệnh mãn tính cũng có thể là yếu tố khiến bạn bị đắng miệng, hôi miệng. Bài viết dưới đây của DrVitamin sẽ gửi đến độc giả những thông tin quan trọng nhất liên quan đến tình trạng trên để tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả.

Đắng miệng hôi miệng là dấu hiệu bệnh gì?

Miệng đắng và hôi là bệnh gì chắc hẳn đang là thắc mắc của rất nhiều người. Theo lý giải của các bác sĩ thì đây là tình trạng người bệnh cảm thấy trong miệng có vị đắng và mùi hôi khó chịu sau khi ngủ dậy hoặc vừa ợ hơi. Bên cạnh đó, cảm giác buồn nôn, chán ăn cũng có thể đi kèm. Tình trạng trên không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến chúng ta thiếu tự tin trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Đắng miệng hôi miệng là tình trạng phổ biến mà khá nhiều người gặp phải
Đắng miệng hôi miệng là tình trạng phổ biến mà khá nhiều người gặp phải

Theo các bác sĩ, đắng miệng và hơi thở có mùi hôi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về răng miệng hoặc bệnh lý mạn tính. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh viêm nha chu, áp xe răng hay bệnh lý dạ dày tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ khả năng tình trạng này khởi phát đơn giản là do thói quen chăm sóc răng miệng chưa hợp lý.

Như vậy, việc đầu tiên là cần xác định bạn bị hôi miệng đắng miệng là do nguyên nhân nào. Đây là yếu tố quan trọng giúp chúng ta tìm ra cách khắc phục kịp thời và đúng hướng nhất.

Các nguyên nhân khiến miệng hôi và đắng

Miệng bị đắng và hôi có thể khởi phát do nguyên nhân bệnh lý hoặc do thói quen chăm sóc răng miệng chưa khoa học, dùng thuốc tây nhiều, căng thẳng kéo dài hay đơn giản là do đang mang thai.

Miệng hôi và đắng do viêm nha chu

Với thắc mắc miệng đắng và hôi là bệnh gì thì viêm nha chu chính là câu trả lời. Viêm nha chu hay viêm lợi nặng là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, nhất là với những người không có thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoặc phụ nữ có thai. Lợi bao bọc xung quanh chân răng và là phần mô mềm màu hồng rất nhạy cảm. Nướu lợi khỏe mạnh nó thường có màu hồng san hô và vô cùng săn chắc để giúp răng đứng vững trên cung hàm.

Khi mắc viêm lợi nhẹ bạn có thể không cảm nhận thấy sự thay đổi nào về vị giác hay hơi thở. Tuy nhiên khi bệnh lý này trở nên nghiêm trọng hơn, việc không điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh tiến chuyển thành viêm nha chu.

Bệnh viêm nha chu có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đắng miệng và hơi thở có mùii
Bệnh viêm nha chu có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đắng miệng và hơi thở có mùii

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm nha chu là lợi bị có màu đỏ sậm, viêm, sưng lớn gây đau nhức kèm theo mùi hôi miệng khó chịu và thậm chí có thể chảy mủ và xuất huyết. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đắng miệng, hôi miệng nghiêm trọng. Bởi khi đó, mủ đã chảy vào lưỡi gây đắng và hầu như khiến người bệnh không cảm nhận được mùi vị của thức ăn.

Áp xe răng

Áp xe răng là hiện tượng nhiễm trùng răng miệng gây sưng đau khó chịu và xuất hiện túi mủ áp xe. Tình trạng trên thường xuất hiện cùng với các bệnh lý răng miệng khác như viêm nha chu hay viêm tủy,…

Khi xuất hiện khối áp xe, người bệnh thường xuyên đau nhức, khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Đặc biệt, nếu khối mủ vỡ ra thì cơn đau sẽ biến mất, tuy nhiên tình trạng nhiễm khuẩn khoang miệng lúc này lại là vấn đề đáng lo ngại. Bên cạnh đó, khối mủ cũng được xem là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.

Bệnh lý đường tiêu hóa

Tình trạng đắng miệng kèm theo đó là mùi hôi miệng khó chịu cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó điển hình nhất là trào ngược dạ dày thực quản. Lý giải điều này, các bác sĩ cho biết, cơ quan tiêu hóa thức ăn, dạ dày là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Do đó khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày cùng với acid dịch vị sẽ bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và thậm chí là cả miệng. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh bị đắng miệng, hôi miệng dạ dày.

Ngoài ra, acid dịch một khi vị một khi bị trào ngược lên sẽ làm bào mòn lớp niêm mạc miệng và họng. Lúc này vi khuẩn sinh mùi sẽ có điều kiện phát triển. Miệng hôi và đắng do bệnh trào ngược dạ dày cần sớm được kiểm tra và điều trị. Ngoài ra, bạn cũng cần chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.

Miệng bị đắng và hôi do dùng nhiều thuốc Tây

Thuốc Tây, đặc biệt là thuốc kháng sinh nói riêng có tác dụng trong việc kháng khuẩn và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. Tuy nhiên chúng lại có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Việc uống thuốc Tây có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hôi miệng đắng miệng
Việc uống thuốc Tây có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hôi miệng đắng miệng

Việc phải dùng thuốc Tây quá nhiều đã khiến gan thận phải làm việc nhiều hơn, từ đó dễ dẫn đến chứng nóng trong. Điều này có thể gây ra nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có cả các vấn đề về răng miệng như chứng đắng miệng kèm theo hơi thở có mùi

Nguyên nhân là do thuốc kháng sinh ức chế sự hoạt động của tuyến nước bọt khiến lượng nước bọt tiết ra ít hơn. Chính yếu tố này đã giúp vi khuẩn khoang miệng có điều kiện sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, thuốc Tây cũng thường đắng và nếu như uống nhiều cũng sẽ khiến lưỡi của chúng ta mất khả năng cảm nhận mùi vị như bình thường.

Mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là tình trạng miệng đắng hôi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề này chính là do sự thay đổi đột ngột nội tiết tố bên trong cơ thể.

Ngoài ra, phụ nữ có thai 3 tháng đầu cũng thường bị ốm nghén kèm theo nôn ói. Điều này đã khiến thức ăn và các dịch vị tiêu hóa ở trong dạ dày trào ngược lên miệng, thực quản, gây đắng miệng, hơi thở có mùi

Hút thuốc lá thường xuyên khiến miệng đắng hơi thở hôi

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khói thuốc lá chính là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó chất Nicotine – thành phần chính có trong thuốc lá khi cháy sẽ chuyển sang màu nâu kèm theo mùi hôi khó chịu. Màu sắc này bám lên răng và lưỡi tất yếu gây ra hiện tượng ố vàng, xỉn màu răng mất thẩm mỹ.

Nhựa và khói thuốc lá gây mùi khó chịu và ảnh hưởng sức khỏe tổng thể
Nhựa và khói thuốc lá gây mùi khó chịu và ảnh hưởng sức khỏe tổng thể

Ngoài ra, nhựa thuốc lá cũng cũng là thành phần khiến cho miệng bị hôi nặng. Nghiêm trọng hơn, nó còn làm người sử dụng thường xuyên bị ho, khó khăn trong việc điều hòa hơi thở và ảnh hưởng tới phổi.

Hôi miệng đắng miệng có nguy hiểm không? Ảnh hưởng thế nào?

Miệng hôi và đắng có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu như tình trạng này xuất hiện ngay sau khi bạn ăn các thực phẩm có vị đắng thì là hiện tượng bình thường và không có gì đáng lo ngại. Ngược lại, nếu bị đắng miệng liên tục trong thời gian dài, kèm theo đó là mùi hôi miệng nặng thì bạn cần thăm khám bác sĩ ngay.

Tình trạng đắng miệng, hởi thở có mùi dù khởi phát do bất cứ nguyên nhân nào cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:

Ảnh hưởng tới vị giác

Miệng đắng và hơi thở có mùi chắc chắn sẽ khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu. Vị đắng hiện hữu trong miệng làm ảnh hưởng tới vị giác, ăn không ngon miệng, giảm hứng thú với việc ăn uống.

Việc ăn uống kém kèm theo tâm trạng không thoải mái cũng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cơ thể. Cụ thể, điều này khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết và lâu dần sẽ bị mất sức, suy nhược, giảm sức đề kháng, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý.

Giao tiếp kém

Hơi thở có mùi gây ảnh hưởng đáng kể tới việc giao tiếp hàng ngày bởi tâm lý tự ti. Thậm chí, tình trạng này còn làm người bệnh mất đi nhiều cơ hội trong công việc hoặc tình cảm. Bởi mùi hôi miệng dễ khiến chúng ta bị mất điểm ngay từ lần gặp đầu tiên với người khác. Đó là lý do vì sao cần khắc phục tình trạng hôi miệng, đắng miệng ngay lập tức, nhất là những người có công việc cần giao tiếp nhiều như giáo viên, MC, người mẫu, diễn viên,….

Hơi thở có mùi gây mất tự tin, cản trở giao tiếp
Hơi thở có mùi gây mất tự tin, cản trở giao tiếp

Cách khắc phục tình trạng đắng miệng, hôi miệng theo từng nguyên nhân

Tình trạng  đắng miệng, hơi thở có mùi cần phải khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ ra được phương án xử lý phù hợp và hiệu quả nhất dành cho bạn. Cụ thể:

  • Miệng đắng hôi do vệ sinh răng miệng kém: Thực hiện việc vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày bằng việc đánh răng ít nhất 2 lần kết hợp dùng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối sinh lý, dùng xịt hôi miệng.
  • Do mắc bệnh lý về răng miệng: Thăm khám và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ nha khoa. Với các bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như viêm tủy, áp xe chân răng gây đắng miệng, hơi thở có mùi thì bạn cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
  • Do bệnh lý về đường tiêu hóa: Thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để có phác đồ điều trị đúng hướng. Bên cạnh đó cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, chia bữa ăn thành nhiều bữa, hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Do dùng nhiều thuốc Tây: Bạn có thể khắc phục tình trạng đắng và hôi miệng do dùng nhiều thuốc tây bằng cách uống nhiều nước lọc. Đây là cách hiệu quả giúp cơ thể được thanh lọc và giữ cho miệng không bị khô.

Như vậy, đắng miệng, hôi miệng có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đáng chú ý, tình trạng này còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý về răng miệng hoặc tiêu hóa. Vì thế khi miệng bị đắng và hôi, bạn nên thăm khám bác sĩ sớm để để xác định chính xác nguyên nhân gây ra và có phương án xử lý phù hợp nhất.

Đọc nhiều

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hôi Miệng Từ Cổ Họng Nguyên Nhân Do Đâu Và Làm Sao Khắc Phục?

Hôi Miệng Từ Cổ Họng Nguyên Nhân Do Đâu Và Làm Sao Khắc Phục?

Hôi miệng từ cổ họng là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác…
ăn tỏi hôi miệng

Ăn Tỏi Hôi Miệng Nguyên Nhân Do Đâu, Làm Sao Để Chữa Trị?

Tỏi sở hữu rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là tác dụng chống viêm và ngừa ung thư. Thế nhưng, mùi…
Những Cách Trị Hôi Miệng Và Trắng Răng An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Những Cách Trị Hôi Miệng Và Trắng Răng An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Hôi miệng, răng ố vàng là vấn đề khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp hằng ngày, gây ra nhiều bất tiện trong…
Mùi Hôi Miệng Phát Nguồn Từ Ký sinh Trùng Có Thật Không? Cách Chữa

Mùi Hôi Miệng Phát Nguồn Từ Ký sinh Trùng: Thực Hư Vấn Đề, Cách Chữa

Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng có phải bệnh lý không là vấn đề rất nhiều người quan tâm đến, cũng như…
Hôi Miệng Chảy Máu Chân Răng Có Phải Bệnh Không? Cách Khắc Phục

Hôi Miệng Chảy Máu Chân Răng Có Phải Bệnh Không? Cách Khắc Phục

Hôi miệng chảy máu chân răng là một trong những vấn đề răng miệng khá phổ biến mà nhiều đối tượng có nguy cơ gặp…
Chia sẻ
Bỏ qua