Hôi Miệng Từ Cổ Họng Nguyên Nhân Do Đâu Và Làm Sao Khắc Phục?

Hôi miệng từ cổ họng là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến như bệnh nội tiết, trào ngược thực quản hay đau dạ dày. Chính vì vậy, việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn bình thường bởi cần xác định được chính xác lý do gây bệnh.

Hôi miệng từ cổ họng có phải bệnh không?

Tình trạng hôi miệng thông thường do bạn ăn uống những thực phẩm nặng mùi thì hoàn toàn không đáng lo ngại, sau khi súc miệng và đánh răng là có thể loại bỏ được. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày, vì người bệnh cần lưu tâm đến vì đây rất có thể là triệu chứng cảnh báo các vấn đề răng miệng như viêm nướu, hoặc sâu răng,… Đặc biệt bạn cần thận trọng hơn khi hôi miệng xuất phát từ cổ họng.

Bạn cần thận trọng hơn khi hôi miệng xuất phát từ cổ họng
Bạn cần thận trọng hơn khi hôi miệng xuất phát từ cổ họng

Để xác định được bản thân có bị hôi miệng từ cổ họng không, bạn có thể tự kiểm tra theo cách sau:

  • Người bệnh nhổ 1 ít nước bọt ra giấy ăn, chờ trong khoảng 5 – 10 giây để nước bọt khô lại, bạn có thể ngửi xem có mùi khó chịu hay không. Lưu ý nên thực hiện khi 1 mình để tránh gây phản cảm với người xung quanh.
  • Khum bàn tay đặt lên miệng và thực hiện hà một hơi dài từ trong cổ họng ra. Nếu thấy xuất hiện mùi khó chịu thì đó rất có thể là triệu chứng cảnh báo bạn bị hôi miệng từ cuống họng.
  • Súc miệng với nước sạch, sau đó khạc nước bọt từ trong cổ họng ra. Vào lúc này nếu vẫn cảm thấy mùi hôi thì chắc chắn là bạn bị hôi miệng từ cổ họng.
  • Ngoài các cách tự kiểm tra như trên, tình trạng hôi miệng từ cổ họng còn được phát hiện khi bạn đi khám sức khỏe định kỳ. Cụ thể khi đi khám nha khoa, bạn có thể được đo nồng độ hôi miệng từ Halimeter, Halitest. Với những biện pháp nghiệp vụ, bác sĩ sẽ chỉ rõ được bạn đang bị hôi miệng ở cấp độ nào và nguyên nhân do đâu.

Nguyên nhân làm xuất hiện mùi hôi miệng từ cổ họng

Tình trạng hôi miệng từ cổ họng dù không nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe nhưng khiến người mắc cảm thấy tự ti, căng thẳng tâm lý, ngại giao tiếp, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, đây rất có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe hiện tại của cơ thể.

Vi khuẩn tấn công

Vi khuẩn có thể tồn tại bên trong thức ăn thừa đang đọng lại giữa các kẽ răng hoặc thông qua những dụng cụ ăn uống. Chúng xâm nhập, phát triển và gây ra một số tình trạng như viêm nướu, viêm nha chu, hoặc sâu răng. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hôi miệng từ cổ họng ở cả trẻ nhỏ và người lớn.

Do viêm xoang

Nếu bạn thấy hơi thở có mùi, tuy nhiên không có dấu hiệu tổn thương nướu hoặc răng miệng, đồng thời xuất hiện một số vấn đề khác như ngạt mũi, đau đầu thì rất có thể do viêm amidan hoặc viêm xoang. Nhìn chung, khi bị viêm xoang hoặc các vấn đề hô hấp sẽ kéo theo tình trạng nhiễm trùng và các ổ mủ. Dịch mủ tích tụ lâu ngày trong hốc xoang sẽ tràn xuống đường hô hấp và gây ra tình trạng hôi miệng.

Hôi miệng từ cổ họng do thực phẩm

Khi cơ thể nạp vào quá nhiều chất gây khô miệng như alcohol (rượu vang hay một số nước súc miệng), thực phẩm chứa lượng protein hay đường cao, đồ ăn có mùi hành tỏi, hoặc sử dụng thuốc lá sẽ thở ra mùi hôi. Do các hợp chất này sẽ giải phóng amino axit chứa rất nhiều sulphur, sau đó đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu. Tiếp theo giải phóng khí vào trong phổi dẫn đến hôi miệng đắng miệng.

Do bệnh lý răng miệng

Một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi hoặc viêm nha chu, tưa lưỡi được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi. Cụ thể:

  • Bệnh về nướu (lợi), nha chu, nướu hoại tử lở loét cấp tính, áp xe răng hay viêm quanh thân răng.
  • Do giảm tiết nước bọt tuổi tác, tác dụng phụ của thuốc hoặc hóa trị.
  • Tình trạng nhiễm nấm candida dẫn đến nấm lưỡi bản đồ và tưa miệng.
  • Viêm ổ răng, viêm hoặc hoại tử xương răng,…
  • Sinh hoạt thiếu khoa học với lượng nước bọt tiết ra không đủ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ, sinh sôi làm hơi thở có mùi hôi.

Mùi hôi từ cổ họng nguyên nhân do bệnh thận

Chức năng chính của thận là thanh lọc và đào thải độc tố, vì vậy nếu cơ quan này bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng tích tụ nitơ, sau đó lâu ngày tạo thành mùi hôi miệng. Hơn nữa, mùi hôi này gần giống với mùi tanh của cá. Đồng thời cùng lúc đó sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như khó rắt, nước tiểu sẫm màu hay tiểu đêm.

Do viêm amidan

Viêm amidan thường khởi phát khi hệ miễn dịch bị suy yếu và xuất hiện các nốt mủ. Đồng thời kèm theo các triệu chứng như amidan bị đau rát, sưng đỏ, khô miệng, khó nuốt, ho lâu ngày không khỏi, hoặc một số trường hợp có đờm hôi miệng.

Viêm amidan là một trong những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng từ cổ họng
Viêm amidan là một trong những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng từ cổ họng

Hôi miệng từ cổ họng do bệnh dạ dày

Tình trạng viêm loét, đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, gây tổn hại đến dạ dày, đồng thời gia tăng men tạo ra mùi hôi qua hơi thở. Bên cạnh đó, nếu thấy xuất hiện một số dấu hiệu như khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng, đau bụng, các bạn nên chủ động đi thăm khám y tế để sớm có hướng xử lý phù hợp.

Phương pháp chữa hôi miệng từ cổ họng hiệu quả

Hôi miệng từ cổ họng là tình trạng không nghiêm trọng với sức khỏe, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất lớn đến việc giao tiếp hàng ngày. Chính vì vậy, để lấy lại sự tự tin vốn có, các bạn nên cố gắng điều trị các triệu chứng bệnh càng sớm càng tốt.

Vậy làm sao để hết mùi hôi miệng từ cổ họng một cách nhanh nhất, các bạn hãy cùng tham khảo một số biện pháp được áp dụng phổ biến dưới đây.

Trị hôi miệng bằng các mẹo tại nhà

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc được áp dụng để điều trị chứng hôi miệng lâu năm từ cổ họng. Các bạn có thể tìm hiểu và áp dụng hàng ngày để sát khuẩn, cải thiện và phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra hiệu quả.

Sử dụng gừng tươi

Gừng tươi từ lâu được biết đến là thảo dược có tác dụng rất tốt và an toàn trong việc chữa trị tình trạng hôi miệng từ cổ họng. Ngoài khử mùi, nguyên liệu này còn làm giảm viêm họng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Cách thực hiện:

  • Các bạn rửa sạch gừng, sau đó thái thành các sợi mỏng, tốt nhất để cả vỏ.
  • Ngâm sợi gừng trong nước ấm vài phút, sau đó uống từ từ, kết hợp ngậm.
  • Với phương pháp này mùi hôi miệng sẽ nhanh chóng giảm bớt và hết hẳn.

Rau mùi tây

Mẹo dân gian tiếp theo chúng tôi muốn gợi ý cho người bệnh bị hôi miệng từ cuống họng là sử dụng rau mùi tây. Trong nguyên liệu này chứa hàm lượng lớn chất diệp lục, hơn nữa hương thơm đọng lâu. Do đó có thể đẩy lùi mùi trong khoang miệng và vòm họng hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn nên kết hợp sử dụng rau mùi tây trong các món ăn bằng cách nhai sống trực tiếp. Với mùi cực đậm và mạnh, hương thơm từ rau mùi tây sẽ giúp giảm bớt mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

Dùng nước gạo

Trong nước vo gạo chứa nhiều vitamin B3. Đây là loại vitamin có khả năng chống nhiễm khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và ức chế các vi khuẩn phát sinh gây hôi miệng trong họng hiệu quả.

Trong nước vo gạo chứa nhiều vitamin B3 tốt với tình trạng hôi miệng
Trong nước vo gạo chứa nhiều vitamin B3 tốt với tình trạng hôi miệng

Cách thực hiện:

  • Người bệnh dùng nước vo gạo lần 2 súc miệng vào mỗi buổi sáng và tối. Loại nước này ít tạp chất và nước sạch hơn.
  • Lưu ý bạn nên ngậm trong miệng từ 5 – 10 phút và súc miệng sâu xuống vùng họng để đẩy lùi vi khuẩn, cũng như mùi hôi.

Chữa hôi miệng từ cổ họng bằng biện pháp Tây y

Với những trường hợp bị hôi miệng từ cuống họng do các bệnh lý toàn thân, cần bắt buộc điều trị bằng y học hiện đại. Bởi các mẹo dân gian không thể trị khỏi hoàn toàn tình trạng hôi miệng lâu năm, hôi miệng nặng.

Dựa theo nguyên nhân bệnh lý gây triệu chứng phụ là hôi miệng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ ra phương pháp điều trị phù hợp, gồm có:

  • Các bệnh lý liên quan tới hô hấp gồm viêm họng cấp, viêm mũi sẽ được điều trị bằng kháng sinh qua đường uống hoặc tiêm. Sau khi khỏi bệnh sẽ không còn tình trạng hôi miệng.
  • Với bệnh viêm amidan chỉ cần cắt amidan sẽ chữa trị được hiệu quả.
  • Các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa cần dùng thuốc đúng loại theo kê đơn của bác sĩ.
  • Với những bệnh lý nền như bệnh thận, tim, hay bệnh đái tháo đường,.. bắt buộc phải điều trị theo đúng phác đồ chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng một số sản phẩm có khả năng khử mùi hôi và giúp khoang miệng thơm mát hơn. Chúng cũng sẽ mang đến tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng hôi miệng từ cổ họng rất tốt. Cụ thể một số sản phẩm được khuyến khích sử dụng gồm có:

  • Nước súc miệng: Các loại nước súc miệng hiện nay được bày bán đa dạng trên thị trường từ nhiều thương hiệu với thành phần và công dụng khác nhau. Đối với những người bị hôi miệng từ cổ họng, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng loại nước súc miệng chứa những hoạt chất khử mùi mạnh và giúp bổ sung các thành phần thảo dược là tốt nhất. Hơn nữa, dù việc sử dụng các sản phẩm này thường xuyên dù không thể điều trị triệt để bệnh nhưng có khả năng mang đến hơi thở thơm mát mỗi ngày cho bạn.
  • Dùng xịt thơm miệng hoặc nhai kẹo thơm miệng: Đây là giải pháp mang lại hiệu quả khử mùi hôi miệng khó chịu rất hiệu quả. Ngoài ra, nó còn đem lại hiệu quả tốt trong việc cải thiện hơi thở mà hoàn toàn không gây kích ứng nướu. Các nha sĩ khuyến cáo, bạn nên ưu tiên chọn những loại kẹo có chứa thành phần làm xoa dịu cổ họng nếu đang bị hôi miệng từ cổ họng nguyên nhân do viêm họng hoặc viêm amidan.
  • Bổ sung men tiêu hóa: Đối với những trường hợp mắc các bệnh lý về dạ dày dẫn đến hôi miệng từ cổ họng, các bạn nên áp dụng biện pháp là bổ sung men tiêu hóa Probiotic – lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Phương pháp này sẽ giúp cân bằng lại hệ sinh đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa và ngăn chặn sự phát triển của các hại khuẩn, đồng thời giảm độc tố trên biểu mô ruột và hạn chế gây ra mùi hôi miệng.

Để kịp thời phát hiện những bất thường về sức khỏe, tốt nhất bạn nên đi thăm khám định kỳ. Hơn nữa việc nắm được tình hình sức khỏe cũng sẽ giúp bạn dễ nhận biết mình bị hôi miệng từ cổ họng do nguyên nhân nào, từ đó lựa chọn cách chữa hiệu quả.

Hướng dẫn phòng ngừa hôi miệng từ họng

Mặc dù tình trạng hôi miệng từ cổ họng không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại gây ra nhiều rắc rối với quá trình sinh hoạt của người bệnh, do đó nên phòng ngừa ngay từ bây giờ với các biện pháp sau:

Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Vệ sinh răng miệng thường xuyên

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng sai cách, kém sẽ tạo điều kiện cho các mảng bám hình thành gây hôi miệng. Chính vì thế, mọi người cần đảm bảo chải răng 2 phút mỗi lần và thực hiện 2 lần mỗi ngày đều đặn. Lưu ý nên sử dụng thêm nước súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày, thời gian thực hiện là 30 giây.

Bên cạnh đó, các bạn nên dùng thêm máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch tối ưu các thức ăn thừa còn sót lại trong các kẽ răng. Đồng thời khi đánh răng không quên chải lưỡi để ngăn không cho vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra có thể sử dụng những loại nước súc miệng, kem đánh răng và các loại kẹo chứa thành phần sulphur dễ bay hơi, các chất oxy hóa hoặc ion kim loại. Những sản phẩm này có khả năng giúp ngăn ngừa và giảm mùi hôi từ cổ họng hơn các sản phẩm bình thường khác.

Uống nhiều nước

Để tránh rơi vào tình trạng khô miệng, khiến các vi khuẩn có điều kiện phát triển, lây lan, các bạn cần đảm bảo uống đủ 2 lít nước/ngày để khoang miệng không bị thiếu nước. Hơn nữa, như vậy cơ thể cũng có thể tiết đủ nước bọt để ngăn ngừa vi khuẩn và mùi hôi.

Giữ thói quen ăn uống, ngủ nghỉ điều độ

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ điều độ sẽ góp phần không nhỏ vào việc ngăn ngừa chứng hôi miệng từ họng hiệu quả. Cụ thể:

  • Thường xuyên bổ sung các thực phẩm có mùi thơm như lá bạc hà, rau mùi tây,… các loại rau xanh, trái cây để tăng cường chất chống oxy hóa cao cho cơ thể. Hơn nữa, những thực phẩm này còn có tác dụng khử mùi, ngăn ngừa và loại bỏ các loại vi khuẩn hiệu quả.
  • Hạn chế tiêu thụ nước uống có axit hay cồn như cà phê, rượu, bia,… Bởi những loại đồ uống này nếu tồn tại lâu có thể làm hơi thở có mùi và răng bị ố vàng.
  • Hôi miệng nên ăn gì? Nên giảm bớt lượng đường trong khẩu phần ăn, bởi nếu nạp quá nhiều đường sẽ gây hại cho răng, các bệnh về răng lợi sẽ phát triển và gây ra mùi hôi từ miệng .
  • Tránh thức quá khuya bởi thức khuya sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày, khiến các chức năng của dạ dày gặp vấn đề gây ra mùi hôi từ cổ họng.

Nhìn chung, tình trạng hôi miệng từ cổ họng là dấu hiệu của nhiều vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe, không đơn giản là bệnh lý răng miệng thông thường. Để điều trị triệt để ngoài các điều trị chuyên khoa, người bệnh nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc răng miệng tích cực.

XEM THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những Cách Trị Hôi Miệng Và Trắng Răng An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Những Cách Trị Hôi Miệng Và Trắng Răng An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Hôi miệng, răng ố vàng là vấn đề khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp hằng ngày, gây ra nhiều bất tiện trong…
Mùi Hôi Miệng Phát Nguồn Từ Ký sinh Trùng Có Thật Không? Cách Chữa

Mùi Hôi Miệng Phát Nguồn Từ Ký sinh Trùng: Thực Hư Vấn Đề, Cách Chữa

Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng có phải bệnh lý không là vấn đề rất nhiều người quan tâm đến, cũng như…
ăn tỏi hôi miệng

Ăn Tỏi Hôi Miệng Nguyên Nhân Do Đâu, Làm Sao Để Chữa Trị?

Tỏi sở hữu rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là tác dụng chống viêm và ngừa ung thư. Thế nhưng, mùi…
Hôi Miệng Chảy Máu Chân Răng Có Phải Bệnh Không? Cách Khắc Phục

Hôi Miệng Chảy Máu Chân Răng Có Phải Bệnh Không? Cách Khắc Phục

Hôi miệng chảy máu chân răng là một trong những vấn đề răng miệng khá phổ biến mà nhiều đối tượng có nguy cơ gặp…
đắng miệng hôi miệng

Đắng Miệng Hôi Miệng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Ngoài các nguyên nhân chủ quan, một số bệnh lý về răng miệng hay bệnh mãn tính cũng có thể là yếu tố khiến bạn…
Chia sẻ
Bỏ qua