Bị Phát Ban Bao Lâu Thì Hết? Nên Làm Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?
Phát ban là tình trạng trên da xuất hiện các nốt ban có màu hồng hoặc đỏ. Chúng có thể mọc thành từng cụm, li ti ở ngực, bụng, lưng hoặc trên khắp cơ thể. Đa số các nốt ban này không ngứa và chỉ kéo dài trong vài ngày nếu bệnh nhân được chăm sóc đúng cách. Vậy bị phát ban bao lâu thì hết? Làm gì để bệnh nhanh khỏi? Cùng DrVitamin tìm hiểu thắc mắc này ngay trong bài viết dưới đây.
Bị phát ban bao lâu thì hết?
Phát ban là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ do các chủng virus gây ra. Chúng lây lan rất nhanh trong không khí thông qua tiếp xúc cơ thể, hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh. Người bệnh bị phát ban thường kèm theo những triệu chứng như sốt cao trên 38 độ C, nổi ban đỏ hoặc hồng trên cơ thể, mệt mỏi, khó chịu, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy, sưng mắt, chán ăn,…
Những triệu chứng này không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của trẻ, mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, hội chứng Guillain Barre…
Vậy người bệnh bị phát ban bao lâu thì hết? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tình trạng phát ban khi nào khỏi còn tùy thuộc vào thể trạng, thời điểm phát hiện bệnh và phương pháp điều trị.
Thông thường, các triệu chứng sẽ tự biến mất sau 3-7 ngày. Nếu người bệnh được chăm sóc tốt và có hệ miễn dịch khỏe thì thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn. Ngược lại, trẻ nhỏ hoặc những người có hệ miễn dịch kém thì bệnh sẽ kéo dài lên đến hơn 10 ngày thậm chí là vài tuần.
Cách cải thiện tình trạng phát ban tại nhà
Để giúp bệnh phát ban nhanh chóng được chữa khỏi, người bệnh cần thực hiện theo những hướng dẫn sau:
Sử dụng thuốc điều trị
Người bệnh bị phát ban có dấu hiệu sốt, ho, sổ mũi, ngứa ngáy, sưng viêm,… có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, thuốc bôi chứa corticosteroid, thuốc kháng histamin, thuốc kháng viêm,… Các loại thuốc này cần được sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ. Người bệnh không được tùy tiện mua thuốc về dùng vì có thể khiến cho tình trạng sức khỏe ngày càng nghiêm trọng hơn.
Chế độ ăn phù hợp
Bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày để giúp tăng cường sức đề kháng. Cần ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất. Một số loại thực phẩm mà bạn nên dùng như: Ổi, cam, bưởi, chanh, kiwi, dâu tây, thịt, cá,… Đặc biệt nếu người bệnh cảm thấy chán ăn, khó nuốt thì nên dùng các món ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp để cơ thể dễ hấp thu.
Uống nhiều nước
Khi bị sốt phát ban, người bệnh cần uống nhiều nước để giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, giúp hạ sốt và tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra việc uống nước còn giúp hạn chế nguy cơ bị mất nước, tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh nên ưu tiên sử dụng nước lọc, nước ép trái cây hoặc sinh tố. Tránh sử dụng các loại nước có gas, chứa nhiều đường hóa học, sữa động vật chứa lactose, bia rượu,…
Vệ sinh cơ thể đúng cách
Khi bị phát ban, bệnh nhân cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Nếu không, làn da sẽ tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn và khiến cho tình trạng ngứa ngáy, ban đỏ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên vệ sinh cơ thể mỗi ngày bằng nước ấm.
Trường hợp bệnh nhân cảm thấy ớn lạnh thì có thể dùng khăn ấm để lau người. Đồng thời bệnh nhân cần chú ý mặc những bộ quần áo rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, tránh cọ xát vào vùng da bị bệnh.
Nghỉ ngơi thoải mái
Khi cơ thể có các triệu chứng của bệnh phát ban, bạn nên nghỉ ngơi, giảm tải mọi công việc, đi ngủ sớm, ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm và giữ cho tinh thần luôn thoải mái. Khi cơ thể được nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp hệ miễn dịch được cải thiện. Từ đó giúp các triệu chứng của bệnh sớm được cải thiện.
Dùng gel nha đam
Nha đam là một nguyên liệu tự nhiên sẵn có và rất lành tính cho cơ thể. Gel nha đam có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Những chất này có tác dụng giảm ngứa, chống viêm, giúp phục hồi và tái tạo làn da. Vì vậy người bệnh nên sử dụng gel nha đam để bôi lên vị trí bị ngứa ngáy, phát ban. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha nước nha đam để uống giúp thanh lọc cơ thể và cải thiện bệnh từ bên trong.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Ngoài việc tìm hiểu về thắc mắc “phát ban bao lâu hết”, người bệnh cũng cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và không thuyên giảm sau khi tự điều trị tại nhà thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý. Dưới đây là một số dấu hiệu nghiêm trọng mà người bệnh và người nhà không được chủ quan:
- Sốt cao trên 40 độ C, không có dấu hiệu hạ sốt.
- Lên cơn co giật và có dấu hiệu bị mất ý thức.
- Mệt mỏi, ngủ li bì.
- Buồn nôn, nôn, không ăn uống gì được.
- Có dấu hiệu bị xuất huyết ở dưới da.
- Đối tượng bị bệnh là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị phát ban bao lâu thì hết. Đây là một căn bệnh thường gặp và hoàn toàn có thể cải thiện tại nhà. Tuy nhiên bạn cũng không được chủ quan và lơ là. Việc điều trị từ sớm và đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh khỏi, không gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!