Trẻ Bị Phát Ban Có Nằm Quạt Được Không? Hướng Dẫn Chi Tiết

Vấn đề “Trẻ bị phát ban có nằm quạt được không?” khiến rất nhiều cha mẹ băn khoăn trong quá trình chăm sóc nuôi nấng con. Trước nhiều ý kiến trái chiều, chuyên gia tại Dr.Vitamin đã đưa ra những phân tích chi tiết trong bài viết dưới đây, đồng thời hướng dẫn cụ thể phương pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhanh hạ sốt.

Giải đáp trẻ bị phát ban có nằm quạt được không?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị phát ban như: Do bị kích ứng từ các dị nguyên ngoài môi trường, do biến chứng từ sốt virus, nhiễm trùng, do kích ứng sau tiêm chủng,… Trong quá trình chăm sóc trẻ, nhiều cha mẹ băn khoăn “Trẻ bị phát ban có nằm quạt được không?”. Chuyên gia khẳng định trẻ bị phát ban hoàn toàn có thể nằm quạt được.

Không ít cha mẹ để trẻ trong phòng kín, kiêng gió hoàn toàn khiến trẻ bị bí hơi, dẫn đến nóng trong người, gây ngứa ngáy nghiêm trọng. Ngoài ra, điều này khiến mồ hôi đổ nhiều, thấm hút ngược vào trong dẫn đến cảm lạnh và nhiều bệnh đường hô hấp khác.

Chuyên gia khẳng định trẻ bị phát ban hoàn toàn có thể nằm quạt được
Chuyên gia khẳng định trẻ bị phát ban hoàn toàn có thể nằm quạt được

Phân tích kỹ hơn, chuyên gian cho biết bật quạt gió giúp thoáng khí, làm mát cơ thể và khiến các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban dịu hơn. Bên cạnh đó, trẻ bị phát ban thường kèm theo nóng sốt, đổ mồ hôi cơ thể, dùng quạt sẽ làm tăng tốc độ bay hơi của mồ hôi, gián tiếp hỗ trợ tản nhiệt qua lỗ chân lông tốt hơn.

Do đó, khi trẻ bị phát ban cần được nằm trong không gian thoáng mát, hoàn toàn có thể bật quạt. Tuy nhiên, cần lưu ý, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ, trong quá trình bật quạt cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ chuyên gia về hướng gió, tốc độ gió, khoảng cách giữa quạt và bé,….

Nguyên tắc khi cho trẻ bị phát ban nằm quạt

Không chỉ tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Trẻ bị phát ban có nằm quạt được không?”, cha mẹ cũng cần ghi nhớ một số nguyên tắc quan trọng khi cho trẻ nằm quạt để bảo đảm sức khỏe cho con.

  • Không để gió thổi trực tiếp vào cơ thể: Khi trẻ đang bị sốt phát ban, cha mẹ không để gió quạt thổi thẳng vào cơ thể, đặc biệt là các bộ phận như đầu, ngực, lưng. Bởi các bị trí này thường toát mồ hôi nhiều, nếu có gió thổi trực tiếp vào rất dễ nhiễm lạnh, thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp như đau họng, viêm phế quản, viêm mũi, viêm phổi,… Thay vào đó, nên cài đặt chế độ quạt quay để luồng không khí trong phòng luôn được luân chuyển.
  • Điều chỉnh tốc độ gió: Tuyệt đối không bật quạt số lớn vì sẽ khiến thân nhiệt trẻ hạ thấp, dẫn đến cảm lạnh. Thông thường trẻ bị sốt, cha mẹ nên điều chỉnh quạt ở mức gió 1 hoặc mức gió 2, đảm bảo nhiệt độ trong phòng giao động từ 26 – 27 độ C.
  • Đặt quạt ở khoảng cách hợp lý: Để tránh cho trẻ tiếp xúc quá gần với luồng gió quạt, cha mẹ nên đặt quạt ở khoảng cách phù hợp, cách khoảng 0.9 – 1.2m.
  • Không bật quạt liên tục suốt đêm: Cần lưu ý không để quạt bật liên tục cả đêm, cha mẹ nên canh thời gian để tắt hoặc dùng quạt có chế độ hẹn giờ. Bởi ban đêm thân nhiệt của bé giảm mạnh, nếu để quạt thổi liên tục sẽ rất dễ cảm.
  • Vệ sinh quạt trước khi sử dụng: Quạt lưu trú rất nhiều bụi bẩn và các tạp chất, đặc biệt ở cánh quạt. Do đó cha mẹ cần vệ sinh quạt trước khi cho trẻ sử dụng để tránh khiến chúng phát tán ngoài không khí, ngăn ngừa trẻ tiếp xúc với các chất này gây mắc bệnh hô hấp.
  • Không gian phòng nghỉ: Cha mẹ cần chú ý vệ sinh không gian phòng nghỉ của con, đồng thời đảm bảo phòng rộng rãi, thông gió, ánh sáng vừa đủ để đảm bảo khi dùng quạt, không khí được luân chuyển, điều hòa ổn định.
  • Lau khô cơ thể con: Trước khi bật quạt trong phòng, cha mẹ cần lau khô mồ hôi trên người con và thay quần áo rộng rãi thoải mái. Tránh để cơ thể ướt nằm quạt dễ bị cảm lạnh.

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho trẻ bị phát ban

Ngoài cách sử dụng quạt, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây trong quá trình chăm sóc trẻ bị phát ban sau sốt.

Mặc quần áo thoải mái cho trẻ

Khi trẻ bị phát ban, phụ huynh tránh cho trẻ mắc các bộ đồ bó sát người, chất liệu thô cứng vì sẽ khiến da trẻ bị bí bách, vải cọ xát vào vết phát gây ngứa ngáy, thậm chí tổn thương nhiễm trùng. Nên chọn cho trẻ những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi.

Nên chọn cho trẻ những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi
Nên chọn cho trẻ những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi

Hạn chế để da con tiếp xúc với chất gây phát ban

Bao gồm bụi bẩn, lông động vật, hóa chất tẩy rửa, sữa tắm có chứa hương liệu,… Các chất này đều có nguy cơ khiến da dễ kích ứng, dẫn đến triệu chứng phát ban, mẩn ngứa nghiêm trọng hơn.

Cách giảm phát ban

Mẹ có thể chườm ấm để giúp các vết mẩn đỏ phát ban thuyên giảm. Thực hiện bằng cách nhúng khăn sạch vào nước ấm, sau đó chườm lên vị trí đang bị phát ban. Đối với những trẻ đang sốt, mẹ kết hợp đắp khăn ấm lên trán, lau vị trí nách và bẹn để trẻ mau hạ nhiệt. Lưu ý không chườm lạnh vì nhiệt độ chênh lệch với cơ thể lớn khiến trẻ bị cảm lạnh, sốc nhiệt.

Cắt móng tay cho con

Do phát ban khiến cơ thể ngứa ngáy râm ran khó chịu, nhiều trẻ sẽ có phản ứng gãi, chà xát khiến da tổn thương và dễ nhiễm trùng. Vậy nên trong khi chăm sóc trẻ, phụ huynh chú ý cắt ngắn móng tay cho con.

Hạn chế cho con ra ngoài đường

Bên môi trường ngoài có nhiều khói bụi, vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh. Trong khi đó trẻ đang bị phát ban sau sốt có sức đề kháng yếu, dễ bị mầm bệnh tấn công gây bệnh và khiến triệu chứng phát ban nghiêm trọng hơn. Do đó cha mẹ hạn chế cho con ra đường trong thời điểm này. Trường hợp cần ra ngoài, cha mẹ che chắn kỹ càng để tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân này.

Chế độ dinh dưỡng

Chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường nhiều rau củ, trái cây tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất. Đặc biệt nên nâng cao đề kháng bằng cách bổ sung vitamin C thông qua các loại nước ép cam, ổi, bưởi, quýt. Cần tránh cho trẻ ăn các món cay nóng, nhiều dầu mỡ khiến phát ban nghiêm trọng hơn.

Trong quá trình bị sốt phát ban, mẹ có thể nấu cháo cho trẻ hoặc làm các món lỏng như súp để con dễ ăn, dễ tiêu hóa hơn. Đối với trẻ sơ sinh chưa dứt sữa, mẹ chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của bản thân để đảm bảo chất lượng sữa cho con.

Mẹ nấu cháo cho trẻ hoặc làm các món lỏng như súp để con dễ ăn, dễ tiêu hóa hơn
Mẹ nấu cháo cho trẻ hoặc làm các món lỏng như súp để con dễ ăn, dễ tiêu hóa hơn

Tắm cho trẻ khi bị phát ban

Nhiều người quan niệm trẻ bị phát ban phải kiêng tắm, nhưng chuyên gia khẳng định quan điểm này sai hoàn toàn. Tắm sẽ giúp vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, tránh nguy cơ phát ban lan rộng hoặc bội nhiễm.

Trong quá trình tắm cho trẻ bị phát ban, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ tắm bằng nước ấm, tắm trong môi trường kín gió, tắm nhanh trong khoảng 5 – 10 phút, có thể thêm muối vào nước tắm để tăng hiệu quả diệt khuẩn. Ngoài ra, mẹ có thể dùng một số loại lá như lá chè xanh, lá khế, lá lược vàng đun nước tắm để giảm phát ban hiệu quả.

Bôi kem trị phát ban

Để làm giảm tình trạng phát ban, mẩn đỏ trên da trẻ, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị hoặc kem bôi dưỡng ẩm làm dịu da. Tuy nhiên không tự ý sử dụng mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào. Bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết về cách dùng và tần suất bôi trong ngày.

Khi nào trẻ phát ban cần đến bệnh viện?

Cha mẹ chú ý, sau quá trình chăm sóc tại nhà nhưng tình trạng phát ban của trẻ không thuyên giảm, thậm chí xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như sốt cao, tiêu chảy, quấy khóc, biếng ăn,… Cần nhanh đưa con đến bệnh viện.

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định xét nghiệm chuyên sâu. Thông qua kết quả này sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của con, từ đó xây dựng phác đồ chữa trị phù hợp, hiệu quả, giúp tình trạng phát ban nhanh chóng được cải thiện.

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi “Trẻ bị phát ban có nằm quạt được không?” đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm hiện nay. Bên cạnh việc cho bé nằm quạt đúng cách và thực hiện các phương pháp chăm sóc con tại nhà, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của con, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị an toàn.

Array
Trẻ Phát Ban Sau Sốt Có Được Tắm Không? Chuyên Gia Chia Sẻ

Trẻ Phát Ban Sau Sốt Có Được Tắm Không? Chuyên Gia Chia Sẻ

Không ít phụ huynh băn khoăn “trẻ phát ban sau sốt có được tắm không?”. Trong bài viết sau, chuyên gia tại Dr.Vitamin sẽ giải…
Giải Đáp: Bé Bị Phát Ban Có Nằm Máy Lạnh Được Không?

Giải Đáp: Bé Bị Phát Ban Có Nằm Máy Lạnh Được Không?

Bé bị phát ban là tình trạng thường gặp, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Một trong những thắc mắc phổ biến là liệu bé…
Bị Phát Ban Ngứa Không Nên Ăn Gì? 9 Thực Phẩm Cần Tránh

Bị Phát Ban Ngứa Không Nên Ăn Gì? 9 Nhóm Thực Phẩm Cần Tránh

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến kết quả của quá trình điều trị các bệnh da liễu. Do đó, rất nhiều người…
Bị Phát Ban Ngứa Phải Làm Sao Để Giảm Ngứa Và Làm Dịu Da?

Bị Phát Ban Ngứa Phải Làm Sao? Cách Làm Dịu Da Nhanh Chóng

Bị phát ban ngứa phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi tình trạng này nếu không được xử lý kịp…
Phát Ban Sau Sốt Có Ngứa Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Phát Ban Sau Sốt Có Ngứa Không? Cách Điều Trị Và Chăm Só

Bị phát ban sau sốt có ngứa không? Có tự khỏi không? Có những phương pháp nào điều trị hiệu quả tình trạng này? Giải…
Phát Ban Tắm Lá Gì? 11 Loại Lá Giảm Ngứa Và Mẩn Đỏ Hiệu Quả

Phát Ban Tắm Lá Gì? 11 Loại Lá Giảm Ngứa Và Mẩn Đỏ Hiệu Quả

Phát ban khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều gây những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như sưng tấy, nóng…
Trẻ Bị Phát Ban Sau Sốt Cần Kiêng Gì Để Mau Khỏi Bệnh?

Trẻ Bị Phát Ban Sau Sốt Cần Kiêng Gì Để Mau Khỏi Bệnh?

“Trẻ bị phát ban sau sốt cần kiêng gì?” là vấn đề nhận được rất nhiều quan tâm từ phụ huynh. Bởi đây là một…
Bị Phát Ban Bao Lâu Thì Hết? Nên Làm Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?

Bị Phát Ban Bao Lâu Thì Hết? Nên Làm Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?

Phát ban là tình trạng trên da xuất hiện các nốt ban có màu hồng hoặc đỏ. Chúng có thể mọc thành từng cụm, li…