Chữa Nhiệt Miệng Bằng Rau Diếp Cá Thế Nào Hiệu Quả, An Toàn?
Chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá là phương pháp được rất nhiều người ưu tiên lựa chọn bởi cách làm đơn giản, mang lại hiệu quả chỉ sau vài ngày. Vậy thực hư công dụng cách làm này ra sao, cùng tìm hiểu ngay với chúng tôi qua một số thông tin dưới đây.
Vì sao có thể chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá?
Rau diếp cá là loại rau quen thuộc với nhiều người Việt, còn được biết đến với tên gọi diếp cá hay ngư tinh thảo. Loại thảo dược này có mùi tanh, lá hình tim, mọc cách, đầu lá hơi nhọn, thường mọc ở những khu vực ẩm ướt, phần rễ mọc ngầm dưới đất.
Thông thường, loại rau này là món ăn quen thuộc trong đời sống hàng ngày và đồng thời là vị thảo dược có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời, trong đó có chữa nhiệt miệng. Loại rau này có thể dùng để chữa nhiệt là bởi nó có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu mủ, cải thiện sức đề kháng rất tốt nhờ thành phần Quercetin.
Hơn nữa, theo nghiên cứu của y học hiện đại, rau diếp cá cũng chứa các hoạt chất Decanoyl-acetaldehyd, là kháng sinh tự nhiên có thể đẩy lùi vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm. Nhờ vây, cách chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá sẽ giúp các vết loét do nhiệt nhanh se miệng, rút ngắn thời gian hồi phục.
Chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá thế nào? 3 cách áp dụng hiệu quả nhất
Bên cạnh các cách phổ biến chữa nhiệt miệng bằng mật ong, nha đam, dùng rau diếp cá chữa nhiệt sẽ giúp các vết thương của bạn nhanh chóng lành hơn. Để đạt kết quả tốt nhất, bạn có thể áp dụng theo một trong số các cách làm như sau:
1. Dùng nước rau diếp cá
Đây là cách làm đơn giản, giúp mang tới hiệu quả nhanh chóng. Các bước làm như sau:
- Dùng 100g rau diếp cá rửa sạch, loại bỏ phần già.
- Đem xay nhuyễn rồi rồi vắt lấy nước, hoặc bạn cũng có thể uống cả nước lẫn cái.
- Sử dụng nước ép rau diếp cá 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp vết nhiệt của bạn nhanh chóng hồi phục, tình trạng đau, xót do nhiệt gây ra cũng được thuyên giảm rõ rệt.
Tham khảo thêm: TOP 5 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Mật Ong Hiệu Quả Nhất
2. Dùng rau diếp cá sắc lấy nước
Nếu không thể dùng nước ép rau diếp cá, bạn có thể sắc nước để dễ uống hơn. Cách làm này cũng thuận tiện với những ai muốn mang nước rau diếp cá đi làm để uống. Cách thực hiện như sau:
- Dùng từ 2 – 6g rau diếp cá tươi rửa sạch, loại bỏ phần già, hỏng.
- Đem sắc với nước và chia ra uống thành nhiều lần trong ngày.
- Uống nước sắc từ rau diếp cá liên tục trong vài ngày để làm dịu cảm giác đau xót khó chịu do nhiệt gây ra.
Bên cạnh sắc nước hay chế biến thành nước ép rau diếp cá, để đẩy lùi nhiệt, bạn cũng có thể ăn sống rau diếp cá hoặc ăn kèm với một số loại lá giúp thanh nhiệt, giải độc khác như húng quế, xà lách, bạc hà,…
3. Dùng bột rau diếp cá hoặc rau diếp cá khô
Nếu không dùng rau diếp cá tươi, bạn có thể sử dụng bột rau diếp cá thay thế. Diếp cá sau khi làm sạch, phơi khô sẽ được nghiền thành bột nhằm kéo dài thời gian sử dụng. Bột rau diếp cá cũng rất tiện lợi khi dùng, có thể để được cả năm mà không lo mất đi hàm lượng dinh dưỡng. Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần pha bột rau diếp cá với nước uống là được.
Tương tự bột rau diếp cá, rau diếp cá khô cũng được làm sạch, sấy khô và đóng gói nhằm bảo quản trong thời gian dài. Mỗi lần sử dụng, bạn có thể lấy lá diếp cá khô đun nước uống để phát huy tác dụng tốt nhất.
Lưu ý khi sử dụng rau diếp cá trong hỗ trợ chữa nhiệt miệng
Chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá giúp mang tới hiệu quả ấn tượng, nhanh chóng, tuy nhiên đây là loại rau có tính hàn nên khi dùng bạn cần chú ý về liều lượng khi dùng. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi dùng, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Làm sạch cẩn thận: Trước khi sử dụng rau diếp cá với mục đích chữa bệnh, bạn cần làm sạch rau diếp cá cẩn thận nhằm loại bỏ đất cát, bụi bẩn, vi khuẩn,… bám trên lá. Có thể ngâm nước muối loãng 5 – 10 phút để tăng hiệu quả làm sạch.
- Uống đúng thời điểm: Nếu dùng để chữa nhiệt miệng, bạn nên uống rau diếp cá từ 2 – 3 cốc mỗi ngày sau ăn. Bạn nên hạn chế sử dụng diếp cá khi bụng đói bởi loại thảo dược này có chứa nhiều Vitamin C, có thể làm cồn ruột. Ngoài ra, những người bụng yếu, dễ bị lạnh bụng, đau bụng nhất là khi ăn đồ lạ thì không nên uống nước diếp cá sau 10 giờ tối. Thay vào đó, bạn nên uống trong ngày.
- Không ăn quá nhiều: Rau diếp cá không chỉ giúp đẩy lùi nhiệt miệng mà còn có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng là thảo dược có tính hàn, vì thế bạn không nên lạm dụng. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa đủ rau diếp cá. Cụ thể, từ 10 – 12g lá khô nếu đun trà hoặc 20 – 40g lá diếp cá tươi nếu ăn sống, uống nước ép. Ngoài ra, nếu muốn biết bản thân nên ăn bao nhiêu lá diếp cá thì đủ, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để biết thêm chi tiết.
Việc chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá có thể đem lại hiệu quả cho bạn chỉ sau 3 ngày. Tuy nhiên, tình trạng này rất dễ tái phát nếu bạn không có biện pháp phòng tránh phù hợp. Để ngăn nhiệt miệng tái phát, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Uống nhiều nước khoảng 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày nhằm tăng cường khả năng thanh lọc, giải độc cơ thể, ngăn ngừa mệt mỏi. Bạn có thể bổ sung thêm nước ép hoa quả, nước mía, nước dừa, nước nho… nhưng không nên uống quá nhiều đường.
- Hạn chế đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, thực phẩm ăn sẵn,… bởi chúng hút nước, khiến thân nhiệt tăng cao, từ đó khiến vết nhiệt lâu khỏi hơn. Để hạn chế tác động của những loại thực phẩm này, bạn có thể bổ sung nước khoáng bù nước và để cơ thể cân bằng lại.
- Nên ăn nhiều thực phẩm, trái cây tươi giàu vitamin, chất xơ giúp hệ tiêu hoá tốt hơn, tăng cường khả năng giải nhiệt cơ thể. Trong đó, một số loại hoa quả tốt cho người bị nhiệt phải kẻ tới đu đủ, cam, dâu tây, cà chua,… Các loại hoa quả không tốt cho người bị nhiệt phải kể tới mít, sầu riêng, dưa hấu,..
Chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá là giải pháp giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau rát, khó chịu. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, không gặp các tác dụng phụ, bạn cần sử dụng đúng cách, khoa học. Hãy liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể nếu bạn chưa biết sử dụng thế nào cho phù hợp với tình trạng của bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!