3 Cách Dùng Rau Ngót Chữa Nhiệt Miệng Cực Đơn Giản [Đọc Ngay]
Rau ngót không chỉ là loại rau ngon, bổ dưỡng mà còn còn có thể dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Trong đó, dùng rau ngót chữa nhiệt miệng được rất nhiều người thực hiện và cho thấy hiệu quả cao. Bài viết sau đây sẽ thông tin đến bạn đọc chi tiết cách dùng rau ngót để đẩy lùi các nốt nhiệt miệng.
Vì sao có dùng rau ngót trị nhiệt miệng?
Nhiệt miệng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra với biểu hiện ban đầu là những đốm trắng, sau đó chuyển dần sang màu đỏ, nguy hiểm hơn có thể biến chuyển thành nhiệt miệng màu đen. Nốt nhiệt miệng gây khó chịu trong khoang miệng, thậm chí ảnh hưởng đến việc giao tiếp, ăn uống. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được chữa trị thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Lúc này, việc tìm một giải pháp giúp xoa dịu cơn đau, làm lành vết loét là cần thiết. Trong đó áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng rau ngót là một trong những lựa chọn tuyệt vời và tiết kiệm. Vì sao có thể dùng rau ngót chữa nhiệt miệng?
Theo các nghiên cứu, rau ngót có tác dụng giải độc, lợi tiểu, mát huyết và có thể dùng để chữa trị tình trạng sốt cao, viêm phổi hoặc ho khan…. Bên cạnh đó, trong rau ngót cũng chữa nhiều canxi, protit, vitamin C, axit amin, photpho,… Đây là những chất có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nhờ những thành phần tuyệt vời như vậy nên sử dụng rau ngót đúng cách sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc và làm lành những nốt nhiệt miệng nhanh chóng, đồng thời tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Hướng dẫn cách dùng rau ngót chữa nhiệt miệng tại nhà
Trị nhiệt miệng bằng rau ngót khá đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả cực tốt. Bạn có thể tham khảo 3 cách thực hiện sau đây:
Dùng rau ngót tươi
Cách chữa nhiệt miệng bằng rau ngót tươi rất dễ thực hiện và giúp đẩy lùi những nốt nhiệt nhanh chóng. Bởi bản thân rau ngót đã chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ thanh nhiệt giải độc cực tốt. Bạn hãy làm theo hướng dẫn sau đây để thấy hiệu quả.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 10g lá rau ngót, bỏ phần cẳng rau.
- Phần lá rửa sạch sau đó vò nát rồi đem xay lấy nước (có thể giã lấy nước).
- Lấy tăm bông thấm nước rau ngót rồi chấm lên những nốt nhiệt.
- Thực hiện nhẹ nhàng và khéo léo mỗi ngày 2 – 3 ngày để bệnh nhanh khỏi.
Bạn cũng có thể dùng nước ép rau ngót để súc miệng mỗi ngày, phòng ngừa nhiệt miệng tái phát.
Rau ngót chữa nhiệt miệng kết hợp mật ong
Mật ong là nguyên liệu quen thuộc với chúng ta và có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Trong mật ong có chứa nhiều dưỡng chất, vitamin giúp kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng. Bên cạnh việc chữa nhiệt miệng bằng mật ong, bạn có thể kết hợp chúng với rau ngót. Điều này sẽ giúp bạn có thể đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng.
Cách thực hiện
- Lá rau ngót đem rửa sạch hết bụi bẩn rồi vò nát.
- Giã nát hoặc xay cùng máy xay để lọc lấy nước cốt.
- Hòa tan mật ong cùng nước rau ngót vừa thu được.
- Lấy tăm bông chấm hỗn hợp và thoa lên các nốt nhiệt.
- Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần liên tục trong 3-5 ngày bạn sẽ thấy nốt nhiệt miệng không còn.
Rau ngót kết hợp hàn the
Rau ngót chữa nhiệt miệng cùng hàn the cho kết quả khá tốt nhưng không phải ai cũng biết. Phương pháp này khó thực hiện hơn 2 cách trên nhưng nếu áp dụng đúng thì bạn có thể nhanh chóng hết đau nhức, khó chịu mà không cần dùng thuốc trị nhiệt miệng.
Cách thực hiện
- Lá rau ngót rửa sạch và giã nát lọc lấy nước cốt.
- Hòa 1g hàn the vào nước rau ngót vừa thu được.
- Hấp hàn the, rau ngót trong nồi cơm, khi cơm chín thì lấy hỗn hợp ra.
- Dùng tăm bông chấm vào hỗn hợp sau đó thoa lên vết nhiệt miệng.
- Mỗi ngày bạn thực hiện 2 lần trong 2 ngày để thấy vết loét không còn.
Những lưu ý khi dùng rau ngót chữa nhiệt miệng bạn cần nhớ
Khi sử dụng cách trị nhiệt miệng bằng rau ngót bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Phụ nữ đang có bầu không sử dụng rau ngót vì sẽ rất dễ ảnh hưởng đến đến thai nhi.
- Nếu có rau ngót tại nhà thì rất tốt, nhưng nếu mua ngoài chợ thì cần chú ý rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
- Bạn có thể làm nhiều nước cốt rau ngót sau đó bảo quản trong tủ lạnh và dùng trong nhiều ngày (thường chỉ từ 3-4 ngày là tốt nhất).
- Cần chú ý dùng rau ngót không có thuốc trừ sâu, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nếu có dấu hiệu kích ứng sau khi dùng những cách trên thì nên dừng lại ngay.
- Phương pháp này mang đến hiệu quả khác nhau tùy cơ địa cũng như tình trạng nốt nhiệt, bạn không nên quá nóng vội.
Trên đây là một số cách dùng rau ngót chữa nhiệt miệng cực đơn giản ai cũng có thể thực hiện tại nhà. Nhiệt miệng gây ra nhiều khó chịu nên bạn hãy vệ sinh răng miệng thật kỹ, ăn chậm nhai kỹ, tránh đồ cay nóng để phòng ngừa bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!