Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím: Thực Hư Hiệu Quả Và Cách Áp Dụng
Hỗ trợ chữa nhiệt miệng bằng cà tím là một trong những phương pháp đang được nhiều người truyền tai nhau, vừa dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí lại mang tới hiệu quả ấn tượng. Vậy thực hư tác dụng của phương pháp này ra sao, mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vì sao có thể hỗ trợ chữa nhiệt miệng bằng cà tím?
Nhiệt miệng khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống, chỉ cần ăn đồ mặn, đồ nóng, hay cay một chút cũng có thể gây đau đớn. Đáng nói, nhiệt miệng còn có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp một số vấn đề như viêm loét dạ dày, viêm ruột, tay chân miệng,…
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do nóng trong, ăn uống không khoa học hay vệ sinh răng miệng không đúng cách. Có nhiều phương pháp giúp khắc phục tình trạng này, trong đó sử dụng cà tím đang là phương pháp được nhiều người truyền tai nhau. Vậy tại sao có thể chữa nhiệt miệng bằng cà tím?
Trên thực tế, cà tím là nông sản nổi tiếng, có nguồn gốc từ Ấn Độ, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Loại nông sản sản này giàu vitamin, ít calo, là nguyên liệu nấu nướng quen thuộc của nhiều người dân Việt. Trong Đông y, cà tím được xét vào nhóm thực vật có tính cực hàn, thanh can, giúp giáng hỏa, nhập tràng, thanh nhiệt giải độc rất tốt. Vì thế, bạn có thể sử dụng cà tím để đẩy lùi nhiệt miệng.
Hơn nữa, sử dụng các món ăn từ cà tím còn giúp bạn đẩy lùi một số bệnh như huyết áp, viêm phế quản, giúp răng lợi chắc khỏe. Ngoài ra, cà tím còn giàu các chất chống oxy hóa như Vitamin C, B6, Kali,… tốt cho sức khoẻ, có thể cải thiện sức đề kháng từ đó ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát.
Áp dụng chữa nhiệt miệng bằng cà tím thế nào hiệu quả?
Nhiều nơi, cà tím còn được gọi là cà dái dê, cà tím dài, cà dê,… Sử dụng cà tím chữa nhiệt là phương pháp an toàn, lành tính, giúp mang tới hiệu quả nhanh chóng mà tiết kiệm chi phí. Để đẩy lùi nhiệt miệng bằng cà tím, bạn có thể áp dụng theo cách như sau:
Chuẩn bị: Sử dụng khoảng 2 quả cà tím, nên chọn quả chín vừa, không quá già hay quá non để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ phần cuống của cà tím, để nguyên vỏ rồi rửa sạch, thái thành lát mỏng.
- Đem cà tím đun sôi với nước lọc trong khoảng 10 phút.
- Bỏ bã, lọc lấy nước.
Cách sử dụng:
- Nếu mới bị nhiệt: Sử dụng 1 lần uống, uống khi nước còn ấm ấm và chỉ sử dụng khoảng 1 bát, các vết nhiệt sẽ được đẩy lùi.
- Nếu nhiệt nặng, lở loét: Dùng nước cà tím uống 3 lần, mỗi lần 1 bát, tình trạng nhiệt miệng, lở loét sẽ được cải thiện, giảm rõ rệt.
- Kết hợp mật ong: Nên uống nước cà tím vào chiều, buổi tối ngậm một muỗng mật ong trước khi ngủ nhầm thông kinh lạc, đẩy lùi nấm sau đó súc miệng lại với nước sạch.
Lưu ý: Khi chữa nhiệt miệng bằng cà tím, cần giữ nguyên vỏ bởi vỏ cà tím chứa lượng vitamin lớn, vừa có công dụng thanh nhiệt, giải độc tốt. Bên cạnh đun nước cà tím, bạn cũng có thể sử dụng cà tím chế biến thành các món ăn nhằm đẩy lùi nhiệt miệng.
Lưu ý cách chăm sóc và phòng nhiệt miệng tái phát
Việc chữa nhiệt miệng bằng cà tím giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng này tái phát, bạn cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ tận gốc nguyên nhân này. Ngoài ra, nếu cơ thể suy giảm sức đề kháng, thiếu vitamin C, PP, Axit Folic, kẽm hay một số nguyên tố khác thì cũng có thể xuất hiện nhiệt miệng. Nhiệt miệng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhưng bạn sẽ không cần phải lo lắng tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa đúng đắn như sau:
- Ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập: Để ngăn ngừa các tác nhân gây nhiệt tấn công cơ thể, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách, sử dụng kem đánh răng trị nhiệt miệng kết hợp nước súc miệng, chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn mắc vào kẽ răng. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm nước muối sinh lý, nước muối loãng để tiêu diệt vi khuẩn khoang miệng. Hơn nữa, bạn cần lấy cao răng định kỳ để ngăn ngừa tình trạng vôi răng, một trong những nguyên nhân có thể gây ra nhiệt.
- Tăng cường sức đề kháng: Sức đề kháng giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có nhiệt miệng. Để ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát, bạn có thể cải thiện sức đề kháng bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ, hoa quả thanh mát như mướp, khoai lang, rau dền, cam, quýt, thanh long,…
- Tham khám nha sĩ: Trong trường hợp nhiệt miệng tái phát nhiều lần, gây đau đớn vượt quá giới hạn, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp đặc trị hiệu quả nhất. Nếu vết nhiệt kéo dài hơn 2 tuần mà chưa có dấu hiệu lành, bạn cũng cần tới bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân và sớm có giải pháp khắc phục. lựa chọn thuốc trị nhiệt miệng phù hợp bởi đây có thể là dấu hiệu của ung thư miệng.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về phương pháp hỗ trợ chữa nhiệt miệng bằng cà tím. Có thể nói, đây là một mẹo dân gian đơn giản, tiết kiệm, giúp mang tới hiệu quả nhanh chóng bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!