6 Mẹo Trị Vảy Nến Bằng Lá Trầu Không Hiệu Quả Tại Nhà

Trị vảy nến bằng lá trầu không là phương pháp được ông cha ta sử dụng rất nhiều và đã mang lại hiệu quả vô cùng tích cực. Trong thành phần của lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất giúp giảm sưng viêm, ngứa ngáy, tiêu diệt vi khuẩn. Từ đó ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm trên da và thúc đẩy quá trình tái tạo làn da mới. Bài viết ngày hôm nay, DrVitamin sẽ cùng bạn tìm hiểu 6 bí kíp dùng lá trầu không chữa vảy nến tại nhà.

Trị vảy nến bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Vảy nến là căn bệnh da liễu mãn tính xuất hiện ở bất cứ giới tính hay độ tuổi nào. Nguyên nhân gây bệnh là do quá trình tái tạo da quá nhanh, tích tụ lại hình thành nhiều lớp vảy trên bề mặt da. Chúng gây nên tình trạng ngứa ngáy, đau rát, bong tróc khó chịu. Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng về lâu dài nếu không chữa trị sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý của người bệnh.

Từ xa xưa, trong dân gian ta đã lưu truyền lại rất nhiều phương pháp hỗ trợ cải thiện bệnh vẩy nến tại nhà, trong đó có trị vảy nến bằng lá trầu không. Trầu không là loại cây leo và rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, nó không chỉ xuất hiện trong các dịp lễ tết, cưới hỏi mà còn được ông cha sử dụng như một loại dược liệu quan trọng, góp phần điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.

Trị vảy nến bằng lá trầu không được nhiều người áp dụng
Trị vảy nến bằng lá trầu không được nhiều người áp dụng

Trong Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ sát trùng, kháng khuẩn, kháng viêm. Nhờ vậy, loại lá này được sử dụng để cải thiện các bệnh lý ngoài da, bệnh lý về hô hấp hay đường tiêu hóa rất tốt. Đối với bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, khi sử dụng lá trầu không thường xuyên sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng các tế bào sừng hình thành trên da đồng thời kiểm soát sự tăng sinh các tế bào da hiệu quả.

Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại, trong thành phần của lá trầu không có chứa rất nhiều tinh dầu; các khoáng chất (kẽm, canxi); cùng các hoạt chất như: Tanin, eugenol, chavicol, p-cymen, caryophyllen, allylcatechol, methyl eugenol, carvacrol,  alkaloid,… Chúng đóng vai trò như một chất kháng sinh mạnh giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm phát triển, từ đó làm dịu, giảm sưng tấy và khó chịu trên bề mặt da đồng thời hạn chế tình trạng vảy nến lây lan sang những khu vực khác. Với những công dụng được liệt kê bên trên, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng lá trầu không để điều trị vẩy nến tại nhà.

Top 6 mẹo trị vảy nến bằng lá trầu không tại nhà

Lá trầu không là dược liệu tự nhiên, an toàn, lành tính và rất dễ tìm kiếm. Hơn nữa cách thực hiện cũng đơn giản, dễ áp dụng và không gây tốn quá nhiều chi phí nên được nhiều người lựa chọn. Dưới đây là 6 phương pháp trị vảy nến bằng lá trầu không đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà mà bạn có thể tham khảo.

Tắm nước lá trầu không điều trị bệnh vẩy nến

Phương pháp này thực hiện rất đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất cao, vì vậy được nhiều bệnh nhân áp dụng. Hơn nữa việc tắm lá trầu không sẽ phù hợp với những bệnh nhân có vùng da bị vảy nến rộng hoặc ở toàn thân.

Nguyên liệu chuẩn bị: Lá trầu không tươi, 2 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Đem lá trầu không rửa thật sạch để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên bề mặt, sau đó dùng tay chà xát nhẹ.
  • Đun sôi nước rồi cho lá trầu vào, đậy kín nắp. Để lửa liu riu khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
  • Cho nước ra chậu, pha thêm nước mát cho bớt nóng rồi dùng tắm rửa vùng tổn thương.
  • Nên áp dụng phương pháp này hằng ngày để giảm ngứa, kháng khuẩn.

Đắp trực tiếp lá trầu không lên vùng da bị vảy nến

Đắp bã lá trầu không trực tiếp lên vùng da bị bệnh sẽ giúp các tinh chất có trong lá được thẩm thấu vào da nhanh hơn, tốt hơn. Phương pháp này cũng rất đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà và không tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, người bệnh chỉ có thể áp dụng cách làm này đối với vùng da vảy nến có diện tích nhỏ, dễ đắp thuốc như ở tay hoặc chân.

Đắp trực tiếp lá trầu không lên vùng da bị vảy nến
Đắp trực tiếp lá trầu không lên vùng da bị vảy nến

Nguyên liệu chuẩn bị: Lá trầu không, muối hạt.

Cách thực hiện: 

  • Lá trầu không rửa sạch nhiều lần với nước, sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Cho lá trầu vào cối cùng vài hạt muối và giã nát.
  • Rửa sạch vùng da bị vảy nến, sau đó đắp bã trầu lên. 
  • Cố định bằng vải mỏng sạch hoặc băng gạc y tế.
  • Để nguyên trong khoảng 30 phút, sau đó tháo ra và rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Nên áp dụng 2 lần 1 ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Uống nước lá trầu không trị bệnh vẩy nến

Phương pháp này giúp hỗ trợ điều trị bệnh từ sâu bên trong, các tinh chất có trong lá trầu không sẽ thấm vào cơ thể từ đó giúp điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả. Ngoài ra, uống nước lá trầu không còn giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt nên người bệnh có thể áp dụng thường xuyên.

Nguyên liệu chuẩn bị: Lá trầu không tươi, 1 lít nước, muối hạt.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá trầu không nhiều lần với nước, rồi ngâm trong nước muối khoảng 5 phút.
  • Đun lá trầu với nước, đến khi sôi để lửa nhỏ thêm khoảng 10 phút. Điều này sẽ giúp các tinh chất được tiết ra hết.
  • Lọc lấy nước cốt, chia ra uống 3 lần 1 ngày.
  • Phần bã có thể tái sử dụng để đắp vào vùng da vảy nến.
  • Nên duy trì hằng ngày đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Trị vảy nến bằng lá trầu không kết hợp bèo dâu

Theo y học cổ truyền, bèo hoa dâu có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt hiệu quả. Ngoài ra chúng còn hỗ trợ chữa bệnh dị ứng, mẩn ngứa, viêm da. Vì vậy, kết hợp lá trầu không cùng bèo hoa dâu sẽ mang lại hiệu quả trong việc điều trị các bệnh ngoài da như vảy nến, viêm da cơ địa.

Trị vảy nến bằng lá trầu không kết hợp bèo dâu
Trị vảy nến bằng lá trầu không kết hợp bèo dâu

Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trầu không, bèo hoa dâu, 2 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 2 dược liệu trên với nước và ngâm qua nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Đem đun chúng với nước trong khoảng 20 phút.
  • Chắt lấy nước cốt và chia đều thành 2 phần bằng nhau.
  • Một phần dùng để uống, một phần dùng để làm sạch vùng da bị vảy nến.
  • Nên kiên trì áp dụng phương pháp này mỗi ngày 1 lần để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Dầu dừa kết hợp lá trầu không trị vảy nến hiệu quả

Trong thành phần của dầu dừa có chứa hàm lượng axit béo rất lớn cùng các vitamin và khoáng chất. Vì vậy nó được biết đến với công dụng làm ẩm, phục hồi da và dưỡng ra rất tốt. Kết hợp lá trầu không cùng dầu dừa sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị bệnh vẩy nến lên rất nhiều lần. 

Nguyên liệu chuẩn bị: 7-8 lá trầu không, 2 thìa dầu dừa.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu rửa nhiều lần với nước, sau đó ngâm với nước muối khoảng 10 phút. 
  • Vớt ra, để ráo rồi cho vào cối giã thật nhuyễn.
  • Chắt lấy nước cốt và cho thêm dầu dừa rồi trộn đều.
  • Dùng hỗn hợp thu được thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương và để yên trong khoảng 15 phút. Sau đó rửa lại với nước.
  • Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giúp bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Trị vẩy nến bằng lá trầu không cùng lá bạc hà và diếp cá

Đây cũng là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả mà người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà. Bởi diếp cá, bạc hà cũng là loại thảo dược quý có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và điều trị bệnh ngoài ra rất tốt. Kết hợp 3 loại dược liệu trên chắc chắn bệnh vẩy nến của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Trị vẩy nến bằng lá trầu không cùng lá bạc hà và diếp cá
Trị vẩy nến bằng lá trầu không cùng lá bạc hà và diếp cá

Nguyên liệu chuẩn bị: Lá trầu không, bạc hà, diếp cá, 3 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Đem các dược liệu trên nhặt bỏ phần gốc, lá úa và rửa sạch.
  • Cho chúng vào nồi đun với nước
  • Đến khi sôi để lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
  • Đổ nước ra chậu và pha thêm 1 ít nước lạnh cho nguội bớt. 
  • Dùng để tắm rửa vùng da bị vảy nến.
  • Nên duy trì hàng ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng.

Lưu ý khi trị bệnh vẩy nến bằng lá trầu không

Mặc dù lá trầu không là dược liệu từ tự nhiên, an toàn, lành tính, các phương pháp thực hiện cũng rất đơn giản và dễ làm. Nhưng trong quá trình trị vẩy nến bằng lá trầu không người bệnh vẫn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Vảy nến là bệnh nan y, nên đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn. Do đó, các phương pháp được liệt kê bên trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, chứ không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
  • Các cách trị vảy nến bằng lá trầu không chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Còn đối với trường hợp bệnh nặng, lâu năm hay có những dấu hiệu bệnh nghiêm trọng, người bệnh nên đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
  • Khi áp dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến từ lá trầu không, người bệnh cần kiên trì cũng như thực hiện đúng cách thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
  • Không đun lá trầu không quá lâu và không được mở nắp khi đun. Điều này sẽ làm giảm tác dụng vốn có của lá trầu không.
  • Vệ sinh vùng da bị vảy nến sạch sẽ trước khi áp dụng phương pháp bôi đắp trực tiếp. 
  • Trong quá trình sử dụng nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường bạn nên dừng ngay và đến gặp bác sĩ để có phương án phù hợp.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, các chất tẩy rửa hóa học,… chúng sẽ gây hại cho da và làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Trong khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị bệnh nào người bệnh cũng nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Cùng với đó là giữ tinh thần luôn thoải mái để có được một trạng thái sức khỏe tốt nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các phương pháp trị vảy nến bằng lá trầu không đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ lựa chọn được cho mình và người thân phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất để bệnh tình sớm được thuyên giảm.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Top 5 Mẹo Dùng Cây Vòi Voi Chữa Vảy Nến Nên Áp Dụng

Top 5 Mẹo Dùng Cây Vòi Voi Chữa Vảy Nến Nên Áp Dụng

Cây vòi voi chữa vảy nến hiện đang là một trong những mẹo điều trị dân gian được nhiều người quan tâm. Dược liệu này…
10 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Dầu Dừa An Toàn Hiệu Quả

10 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Dầu Dừa An Toàn Hiệu Quả

Chữa vảy nến bằng dầu dừa là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên có chứa các…
Top 10 Loại Lá Tắm Chữa Bệnh Vảy Nến Hiệu Quả Tại Nhà

Top 10 Loại Lá Tắm Chữa Bệnh Vảy Nến Hiệu Quả Tại Nhà

Vảy nến là một căn bệnh da liễu với các triệu chứng như ngứa ngáy, bong tróc, dày sừng,... Song song với việc dùng các…
6 Mẹo Chữa Vảy Nến Bằng Lá Lốt Giúp Bệnh Nhanh Khỏi

6 Mẹo Chữa Vảy Nến Bằng Lá Lốt Giúp Bệnh Nhanh Khỏi

Chữa vảy nến bằng lá lốt là phương pháp an toàn hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Lá lốt là dược liệu tự nhiên…
15+ Cách Chữa Vảy Nến Da Đầu Tại Nhà Bạn Nên Biết

15+ Cách Chữa Vảy Nến Da Đầu Tại Nhà Bạn Nên Biết

Vảy nến da đầu là một căn bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Những cơn ngứa ngáy, bong tróc ở…
Top 14 Cách Chữa Bệnh Vảy Nến Tại Nhà Hiệu Quả Cao

Top 14 Cách Chữa Bệnh Vảy Nến Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Cao

Vảy nến thường có biểu hiện đặc trưng là các mảng vảy đỏ trắng, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến tính…
6 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Lá Khế Tại Nhà Phổ Biến Nhất

6 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Lá Khế Tại Nhà Phổ Biến Nhất

Vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Người mắc bệnh này…
Top 7 Mẹo Chữa Vảy Nến Bằng Nha Đam Ai Cũng Nên Biết

Top 7 Mẹo Chữa Vảy Nến Bằng Nha Đam Ai Cũng Nên Biết

Chữa vảy nến bằng nha đam là phương pháp điều trị bệnh khá phổ biến hiện nay. Ai cũng biết trong thành phần của nha…