6 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Lá Khế Tại Nhà Phổ Biến Nhất

Vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Người mắc bệnh này sẽ có các biểu hiện như da khô, bị nứt nẻ, ngứa ngáy hoặc chảy máu. Bên cạnh việc dùng thuốc, ở giai đoạn nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo chữa dân gian để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Trong đó không thể bỏ qua cách chữa vảy nến bằng lá khế. Dưới đây là 6 mẹo điều trị hiệu quả nhất bạn có thể tham khảo.

Chữa vảy nến bằng lá khế có hiệu quả không?

Vảy nến là bệnh ngoài da mà rất nhiều người mắc phải, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Biểu hiện của loại bệnh này là da khô, nứt nẻ, ngứa ngáy, chảy máu, có nhiều vảy trên da,… Bệnh này không lây lan nhưng lại rất dễ tái phát và có tính di truyền. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, sức khỏe cũng như tâm lý của bệnh nhân.

Từ xa xưa trong dân gian ta đã lưu truyền lại rất nhiều phương pháp chữa vảy nến tại nhà rất hiệu quả, một trong số đó là sử dụng lá khế. Khế là loại cây được trồng phổ biến ở nước ta, ngoài mục đích lấy quả, bóng mát, làm cảnh,… nó còn được biết đến với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Không chỉ quả khế được sử dụng để làm món ăn hay thuốc chữa bệnh mà lá khế cũng có những tác dụng tuyệt vời với các hoạt chất có lợi cho sức khỏe.

Chữa vảy nến bằng lá khế là phương pháp được nhiều người áp dụng
Chữa vảy nến bằng lá khế là phương pháp được nhiều người áp dụng

Theo Y học cổ truyền lá khế có vị hơi chát, tính hàn có tác dụng trong việc khử trùng, tiêu viêm, kích thích lợi tiểu, tán nhiệt độc. Vì vậy loại thảo dược này được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý ngoài da như: Mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa, viêm da, da bị lở loét và cả bệnh vảy nến.

Còn theo Y học hiện đại, trong thành phần của lá khế có chứa rất nhiều vitamin (A, B1, B2, C, K,…), khoáng chất (natri, magie, canxi, photpho, sắt…) và các hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng giúp ức chế, tiêu diệt sự hoạt động của các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra bệnh ngoài da.

Với những công dụng trên, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng lá khế để điều trị bệnh vảy nến ngay tại nhà. Dưới đây là các cách chữa vảy nến bằng lá khế hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo.

Top 6 phương pháp chữa vảy nến bằng lá khế phổ biến nhất

Các phương pháp chữa vảy nến bằng lá khế rất đơn giản và dễ thực hiện. Hơn nữa đây lại là dược liệu phổ biến, dễ tìm với chi phí rẻ nên được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải đảm bảo đúng quy trình, liều lượng để đạt được hiệu quả như mong đợi.

Tắm nước lá khế điều trị bệnh vảy nến

Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao đối với người bệnh. Tắm nước lá khế sẽ giúp làm dịu da, từ đó giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bị vảy nến đồng thời cải thiện tình trạng bong tróc vảy.  Cách làm này hiệu quả đối với những người bị vảy nến ở vùng da có diện rộng hoặc toàn thân.

Tắm nước lá khế điều trị bệnh vảy nến
Tắm nước lá khế điều trị bệnh vảy nến

Nguyên liệu chuẩn bị: Lá khế tươi, lá trầu không, lá ổi, lá lược vàng, 3 lít nước, muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các loại lá trên nhiều lần với nước.
  • Cho tất cả dược liệu và nước vào nồi đun sôi, sau đó cho thêm 1 thìa muối và đun nhỏ lửa trong vòng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ nước thu được ra chậu và pha thêm với nước lạnh để tắm. Phần bã dùng để chà nhẹ lên vùng da bị vảy nến.
  • Nên áp dụng đều đặn 3 lần mỗi tuần sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh.

Đắp lá khế tươi lên vùng da bị vảy nến

Đắp trực tiếp lá khế lên vùng da bị vảy nến sẽ giúp các dược chất có trong lá thấm sâu vào da. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như ngứa ngáy, đau rát, chảy máu… một cách nhanh chóng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng đối với vùng da bị vảy nến nhỏ, ở những vị trí dễ đắp lá như tay, chân.

Nguyên liệu chuẩn bị: Lá khế, muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Lá khế rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra để ráo.
  • Cho lá khế cùng vài hạt muối vào cối giã nhỏ.
  • Đắp hỗn hợp thu được lên vùng da bị vảy nến và để trong khoảng 15 phút.
  • Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Áp dụng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, liên tục trong vòng 2 tuần để cảm nhận hiệu quả.

Dùng lá khế sao nóng đắp lên vùng da bị vảy nến

Phương pháp này cầu kỳ hơn nhưng cũng có tác dụng làm dịu các triệu chứng của bệnh vảy nến khá hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đắp lá khế sao nóng lên vùng da bị vảy nến, người bệnh cần chú ý tới nhiệt độ của dược liệu để tránh bị bỏng.

Dùng lá khế sao nóng đắp lên vùng da bị vảy nến
Dùng lá khế sao nóng đắp lên vùng da bị vảy nến

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm lá khế tươi (chỉ lấy lá, không lấy cuống).

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá khế, để ráo nước rồi thái nhỏ.
  • Phơi lá khế dưới ánh nắng mặt trời hoặc cho lên chảo sao với lửa vừa đến khi khô lại hoàn toàn.
  • Bảo quản lá khế ở nơi khô thoáng, đến khi dùng thì cho 1 nắm lá khế khô lên bếp sao lại hoặc cho vào lò vi sóng quay nóng.
  • Cho lá khế nóng thu được vào trong khăn vải sạch, buộc lại rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến.
  • Lưu ý đến nhiệt độ của lá khế, sao cho không quá nóng để tránh tình trạng da bị tổn thương nhiều hơn.
  • Nên thực hiện mỗi ngày 2 lần, liên tục trong vòng 10 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Uống nước lá khế chữa vảy nến hiệu quả

Phương pháp này sẽ giúp các hoạt chất có trong lá khế đi sâu vào bên trong cơ thể, từ đó giúp thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng của gan, thận. Ngoài ra, uống nước lá khế còn giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh vảy nến gây ra một cách hiệu quả. Vì vậy đây là một trong những phương pháp được rất nhiều người áp dụng.

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm lá khế tươi, muối hạt, nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá khế nhiều lần với nước để loại bỏ hết bụi bẩn, rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 20 phút và để ráo.
  • Dùng máy ép (hoặc cối) để ép (giã nhuyễn) lá khế, cho thêm 1 cốc nước lọc rồi lọc lấy nước cốt.
  • Đem nước lá khế thu được đun sôi lên, rồi để nguội và uống hết trong ngày.
  • Mỗi tuần uống từ 2 – 3 lần sẽ giúp bệnh vảy nến được cải thiện.

Chữa vảy nến hiệu quả từ lá khế, hoa và vỏ thân

Ngoài lá khế, các bộ phận khác như hoa hay vỏ thân cây cũng mang lại rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Sử dụng bài thuốc sắc từ lá, hoa kết hợp vỏ cây khế sẽ mang lại tác dụng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố từ bên trong, đồng thời cải thiện tình trạng bệnh vảy nến một cách hiệu quả.

Chữa vảy nến hiệu quả từ lá khế, hoa và vỏ thân
Chữa vảy nến hiệu quả từ lá khế, hoa và vỏ thân

Nguyên liệu chuẩn bị: Lá, hoa và vỏ cây khế, 1 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các dược liệu trên nhiều lần với nước.
  • Cho tất cả vào nồi (ấm) đun sôi cùng với nước trong khoảng 30 phút thì tắt bếp rồi gạn lấy nước và uống trong ngày.
  • Nên duy trì phương pháp này hằng ngày đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.

Lá khế kết hợp với một số loại thảo dược khác

Kết hợp lá khế với một số thảo dược khác cũng là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Bởi hầu hết các loại thảo dược được sử dụng đều có thành phần và công dụng giống như lá khế. Từ đó giúp gia tăng dược tính và đẩy lùi bệnh vảy nến một cách nhanh chóng.

Chuẩn bị nguyên liệu: 20g lá khế, 20g lá thông, 20g lá hanh hao, 20g lá long, 4 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các dược liệu trên để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn.
  • Cho chúng cùng nước vào nồi đun, đến khi sôi thì để lửa nhỏ thêm khoảng 15 phút.
  • Đổ nước ra chậu lớn, pha thêm nước lạnh hoặc để nguội rồi dùng để tắm. Có thể sử dụng phần bã để chà xát nhẹ lên những vùng da bị vảy nến.
  • Nên thực hiện đều đặn tuần 3 lần đến khi bệnh thuyên giảm.

Những lưu ý trong quá trình chữa vảy nến bằng lá khế

Mặc dù lá khế là dược liệu từ tự nhiên, an toàn và lành tính. Các phương pháp chữa vảy nến bằng lá khế cũng rất đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bất kỳ phương pháp nào, người bệnh vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Những lưu ý trong quá trình chữa vảy nến bằng lá khế
Những lưu ý trong quá trình chữa vảy nến bằng lá khế
  • Trước khi sử dụng các phương pháp bôi, đắp lá khế trực tiếp lên da, người bệnh cần phải làm sạch vùng da bị vảy nến, sau đó lau lại bằng khăn hoặc bông tẩy trang.
  • Khi thực hiện phương pháp chữa vảy nến bằng cách tắm nước lá khế thì bạn cần phải giữ ẩm toàn thân để tránh da khô và nứt nẻ.
  • Vì lá khế là dược liệu tự nhiên nên người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có thể cải thiện tình trạng bệnh.
  • Các phương pháp chữa vảy nến bằng lá khế chỉ áp dụng đối với trường hợp nhẹ, vùng da bị vảy nến nhỏ. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh cần đến thăm khám tại cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.
  • Trong quá trình thực hiện, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần dừng ngay và đến cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Tùy vào cơ địa của người bệnh mà hiệu quả của các phương pháp chữa vảy nến bằng lá khế mang lại nhanh hay chậm. Nếu sau 3 tuần điều trị bạn không thấy bệnh tình của mình có chuyển biến tốt thì không nên tiếp tục thực hiện.
  • Đối với những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của lá khế thì không nên áp dụng các bài thuốc trên, để tránh trình trạng bệnh nặng hơn hoặc bị kích ứng da.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng da bị vảy nến bằng việc tắm rửa mỗi ngày. Lưu ý là không nên tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh tránh da bị khô, kích ứng hoặc thậm chí là bị bỏng.
  • Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần tự nhiên, nguồn gốc rõ ràng, tránh các chất hóa học, chất tẩy, xà phòng, mỹ phẩm chứa chất độc hại,… gây ảnh hưởng xấu tới da.
  • Không được gãi hay chà sát mạnh lên vùng da bị tổn thương  sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh, kết hợp với nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ.

Trên đây là những thông tin hữu ích về các cách chữa vảy nến bằng lá khế hiệu quả tại nhà. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp để áp dụng cho bản thân hoặc những người xung quanh, từ đó đạt được hiệu quả cao nhất, giúp cải thiện tình trạng bệnh vảy nến.

Bài đọc thêm: 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

10 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Dầu Dừa An Toàn Hiệu Quả

10 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Dầu Dừa An Toàn Hiệu Quả

Chữa vảy nến bằng dầu dừa là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên có chứa các…
Top 14 Cách Chữa Bệnh Vảy Nến Tại Nhà Hiệu Quả Cao

Top 14 Cách Chữa Bệnh Vảy Nến Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Cao

Vảy nến thường có biểu hiện đặc trưng là các mảng vảy đỏ trắng, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến tính…
Top 7 Mẹo Chữa Vảy Nến Bằng Nha Đam Ai Cũng Nên Biết

Top 7 Mẹo Chữa Vảy Nến Bằng Nha Đam Ai Cũng Nên Biết

Chữa vảy nến bằng nha đam là phương pháp điều trị bệnh khá phổ biến hiện nay. Ai cũng biết trong thành phần của nha…
Top 5 Mẹo Dùng Cây Vòi Voi Chữa Vảy Nến Nên Áp Dụng

Top 5 Mẹo Dùng Cây Vòi Voi Chữa Vảy Nến Nên Áp Dụng

Cây vòi voi chữa vảy nến hiện đang là một trong những mẹo điều trị dân gian được nhiều người quan tâm. Dược liệu này…
6 Mẹo Chữa Vảy Nến Bằng Lá Lốt Giúp Bệnh Nhanh Khỏi

6 Mẹo Chữa Vảy Nến Bằng Lá Lốt Giúp Bệnh Nhanh Khỏi

Chữa vảy nến bằng lá lốt là phương pháp an toàn hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Lá lốt là dược liệu tự nhiên…
Top 10 Loại Lá Tắm Chữa Bệnh Vảy Nến Hiệu Quả Tại Nhà

Top 10 Loại Lá Tắm Chữa Bệnh Vảy Nến Hiệu Quả Tại Nhà

Vảy nến là một căn bệnh da liễu với các triệu chứng như ngứa ngáy, bong tróc, dày sừng,... Song song với việc dùng các…
15+ Cách Chữa Vảy Nến Da Đầu Tại Nhà Bạn Nên Biết

15+ Cách Chữa Vảy Nến Da Đầu Tại Nhà Bạn Nên Biết

Vảy nến da đầu là một căn bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Những cơn ngứa ngáy, bong tróc ở…
6 Mẹo Trị Vảy Nến Bằng Lá Trầu Không Hiệu Quả Tại Nhà

6 Mẹo Trị Vảy Nến Bằng Lá Trầu Không Hiệu Quả Tại Nhà

Trị vảy nến bằng lá trầu không là phương pháp được ông cha ta sử dụng rất nhiều và đã mang lại hiệu quả vô…