Phác Đồ Điều Trị Vảy Nến Hiệu Quả, An Toàn Theo Bộ Y Tế
Vảy nến là bệnh lý ngoài da có quá trình tiến triển phức tạp, dai dẳng và thường xuyên tái phát, gây ra nhiều khó chịu, tiềm ẩn biến chứng cho người bệnh. Để có thể nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện trở lại, bạn cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán và tìm cách chữa phù hợp. Khi đó tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y tế sẽ đảm bảo tính hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân.
Chẩn đoán bệnh vảy nến
Theo các bác sĩ, vảy nến là một trong những bệnh da liễu mãn tính thường gặp với tỷ lệ người mắc khá cao. Bệnh đặc trưng bởi các mảng sần đỏ, khô và bong tróc, phần da chết có vảy màu bạc trắng, dễ dàng nhận biết và phân biệt với vùng da lành xung quanh. Đối tượng bị vảy nến thường có cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu, khi dùng tay gãi hoặc chà xát sẽ khiến mảng sần sùi bong tróc ra.
Để có thể đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại, bệnh nhân cần tìm đến bệnh viện, phòng khám uy tín để được chẩn đoán, kiểm tra, xác định nguyên nhân, mức độ bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị vảy nến phù hợp nhất.
Phương pháp chẩn đoán bệnh vảy nến gồm chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán xác định.
Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng sẽ được thực hiện đầu tiên, trước các phương pháp khác. Lúc này bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện lâm sàng trên da của người bệnh để tìm ra nguyên nhân, thể bệnh, mức độ tổn thương. Một số dấu hiệu của bệnh rõ ràng như:
- Vị trí tổn thương: Vảy nến thường xuất hiện ở đầu gối, mặt duỗi của chân tay, mấu chuyển ở khớp ngón tay, ngón chân hoặc khuỷu tay.
- Dạng tổn thương: Chứng bệnh này thường có biểu hiện là vết sần đỏ hình bầu dục hoặc đồng xu, da đóng thành lớp vảy bạc, viền đỏ, rất dễ phân biệt với vùng da xung quanh. Khi dùng tay ấn lực vừa đủ vào vùng da tổn thương thấy mềm nhưng không có cảm giác đau.
- Hình thái tổn thương: Tại các vị trí xuất hiện vảy nến có xu hướng đối xứng nhau.
- Tổn thương ở tay, chân: Trên bề mặt lớp sừng ở móng tay, móng chân có dạng đốm trắng hoặc viền vàng, gồ ghề nổi trên bề mặt da. Những đối tượng bị bệnh nặng còn xuất hiện mủ tụ dưới móng hoặc viền móng, gây ra trường hợp mất móng.
- Tổn thương ở niêm mạc mắt, lưỡi, miệng, họng: Người bệnh xuất hiện vết đỏ ít vảy hoặc không có vảy, dễ phân biệt với vùng da xung quanh. Nếu là vảy nến trong miệng, ngay trên bề mặt lưỡi sẽ có biểu hiện tương tự bệnh viêm lưỡi dạng bản đồ.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau khi chẩn đoán lâm sàng, nếu chưa thể xác định chính xác mức độ, thể bệnh và những vấn đề khác, bệnh nhân được chỉ định thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu. Thông thường, khi chẩn đoán cận lâm sàng bệnh vảy nến, bác sĩ sẽ soi da, sau đó dựa vào hình ảnh thu được để nhận biết loại vảy nến đang mắc phải, cấp độ bao nhiêu. Với những trường hợp bị vảy nến, mô bệnh học đặc trưng có biểu hiện như: Á sừng, tăng gai, mất lớp hạt, lớp gai quá sản, viêm thâm nhiễm,…
Các chuyên gia chia thành 2 loại bệnh vảy nến điển hình như:
- Vảy nến thể thông thường: Vảy nến thể mảng, thể giọt, vảy nến thể đồng tiền.
- Vảy nến thể đặc biệt: Bệnh xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, vảy nến toàn thân, vảy nến thể đảo ngược hay vảy nến thể móng – khớp.
Chẩn đoán xác định
Một số đối tượng có quá trình tiến triển bệnh hết sức phức tạp hoặc do một số lý do nào đó, sau khi chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ cần tiếp tục chẩn đoán xác định. Khi đó bác sĩ dựa vào 3 yếu tố dưới đây để đánh giá mức độ, thể bệnh vảy nến:
- Các tổn thương xuất hiện trên da có màu sắc, hình thái rõ rệt, đồng thời da bong tróc dạng vảy nến màu trắng.
- Bác sĩ tiến hành cạo vảy theo phương pháp Brocq dương tính sẽ thấy xuất hiện các đốm màu đỏ li ti ở dưới lớp vảy.
- Xác định dựa vào hình ảnh mô bệnh học da của từng bệnh nhân.
Ngoài các biện pháp trên, bác sĩ còn có thể xác định tình trạng bệnh vảy nến của bệnh nhân dựa vào yếu tố tâm lý. Sau khi đã có kết quả chính xác cho nguyên nhân, thể bệnh, mức độ bệnh, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị vảy nến phù hợp với mỗi đối tượng.
Phác đồ điều trị vảy nến theo Bộ Y tế mới nhất
Bệnh vảy nến hình thành do nhiều nguyên nhân như di truyền, rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm khuẩn, lạm dụng thuốc Tây y hoặc ảnh hưởng từ môi trường sống, thói quen sinh hoạt. Dù là do yếu tố nào, người bệnh cũng cần tìm biện pháp chữa để ngăn ngừa biến chứng, giảm nhanh cảm giác khó chịu và tránh tái phát. Khi đó áp dụng phác đồ điều trị vảy nến theo Bộ Y tế sẽ cho hiệu quả cao, đảm bảo an toàn thay vì những phương pháp chữa bệnh khác.
Hiện nay, với bệnh vảy nến, người ta sẽ điều trị chủ yếu bằng thuốc, quang trị liệu. Bác sĩ dựa vào mức độ, tình trạng bệnh học cụ thể, giai đoạn mắc bệnh cũng như các yếu tố tác động để lựa chọn cách trị tốt nhất.
Nguyên tắc điều trị
Trong phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y tế, bệnh nhân được chỉ định điều trị tại chỗ hoặc phối hợp điều trị toàn thân dựa vào mức độ tổn thương trên da:
- Đối với trường hợp bệnh nhân có diện tích tổn thương trên da < 30% sẽ áp dụng phác đồ điều trị vảy nến tại chỗ.
- Đối với trường hợp bệnh nhân có diện tích tổn thương bề mặt da > 30% sẽ áp dụng phác đồ điều trị kết hợp tại chỗ và nội khoa.
Phác đồ điều trị vảy nến tại chỗ theo Bộ Y tế
Theo nguyên tắc điều trị, nếu bệnh vảy nến mới xuất hiện, các tổn thương chưa nghiêm trọng và tổn thương da ở điện hẹp, các vị trí dễ tiếp cận như chân, tay, mặt,… bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc bôi sau:
Thuốc bôi chứa corticoid
Corticoid là chất kháng viêm thường được sử dụng cho các bệnh lý ngoài ra, nếu dùng đúng cách, đúng liều lượng sẽ có thể ức chế sự hình thành và phát triển của tế bào sừng. Một số loại thuốc bôi vảy nến chứa corticoid được sử dụng nhiều đó là: Eumovate, Synalar, Tempovate, Diprosone, Sicorten, Betnovate, Lorinden,… Khi dùng thuốc, cần chú ý tuân thủ đúng phác đồ và chỉ định từ bác sĩ, tránh lạm dụng gây nhờn thuốc hoặc gặp phải những hệ quả không mong muốn như teo da, giãn tĩnh mạch, rạn da,…
Thuốc bôi Salicylic Acid 2%, 3%. 5%
Đây là thuốc dạng gel, dùng để bôi ngoài da, với thành phần chính là salicylic sẽ cho khả năng chống á sừng, điều trị tình trạng bong vảy hoặc bạt sừng. Thuốc bôi ngoài da Salicylic Acid thường được bác sĩ chỉ định dùng kết hợp với thuốc chứa corticoid nhằm mục đích kháng viêm, đặc biệt thích hợp với bệnh nhân có biểu hiện thâm nhiễm nền cứng cộm.
Cần chú ý loại thuốc này chỉ được dùng trong phác đồ trị vảy nến tại chỗ, không dùng cho toàn thân vì rất dễ khiến men gan tăng cao, gây ngộ độc, đe dọa tính mạng.
Thuốc bôi Calcipotriol
Thuốc Calcipotriol có thành phần chính là calcipotriol – dẫn xuất vitamin D3, điều chế ở dạng mỡ hoặc gel bôi, có liều dùng 2 lần/ngày và tổng lượng thuốc trong 1 tuần không quá 1000mg.
Loại thuốc này được chỉ định cho những bệnh nhân bị vảy nến, có tác dụng ức chế sản sinh tế bào sừng, đồng thời kích thích quá trình biệt hóa tế bào sừng hoặc da chết. Có thể sử dụng loại thuốc này trong mọi trường hợp vảy nến ở giai đoạn tấn công, đặc biệt bác sĩ thường cho bệnh nhân kết hợp cùng thuốc bôi chứa corticoid để tăng hiệu quả điều trị.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh Vảy Nến Có Lây Không Và Những Điều Không Nên Bỏ Qua
Thuốc bôi Goudron
Thuốc Goudron có màu đen, mùi nồng hơi hắc rất dễ nhận biết. Goudron có nguồn gốc từ than đá hoặc cây gỗ có nhựa, thuộc nhóm thuốc khử oxy. Các bác sĩ thường chỉ định sản phẩm này nhằm mục đích giảm tổn thương trên da, hỗ trợ làm mềm da và tan nhiễm cộm.
Thuốc được khuyến cáo bôi vào buổi tối, trước khi đi ngủ, để tránh dây lên quần áo khó giặt sạch thì bạn nên mặc quần áo tối màu khi dùng thuốc.
Thuốc trị vảy nến Dithranol và Anthralin
Hai loại thuốc trị vảy nến này có thể sử dụng cho đối tượng bị bệnh ở giai đoạn tấn công hoặc dùng liều duy trì, cho hiệu quả cao nhất khi trị vảy nến thể mảng hoặc tổn thương tạo thành mảng lớn.
Khi bôi thuốc bạn cần chú ý làm sạch da với nước mát trước đó khoảng 13 – 20 phút, đồng thời tuyệt đối không bôi khi có mủ dưới da.
Điều trị vảy nến toàn thân theo Bộ Y tế
Với đối tượng bị vảy nến toàn thân, tức là diện tích tổn thương da > 30% hoặc một số trường hợp có diện tích tổn thương < 30% nhưng bệnh nhân bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng, bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị vảy nến toàn thân theo Bộ Y tế. Khi đó người bệnh được chỉ định dùng thuốc uống, kết hợp bôi toàn thân và quang trị liệu.
Thuốc uống trị thể vảy nến toàn thân
Trị vảy nến bằng thuốc theo đường uống là phương pháp phổ biến, thích hợp cho nhiều đối tượng và cho hiệu quả đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên những loại thuốc Tây y thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, do đó bạn không tự ý sử dụng, phải tuân thủ theo đúng liều lượng, cách dùng được bác sĩ đưa ra.
Một số loại thuốc trị vảy nến đường uống thường được chỉ định đó là:
- Thuốc Retinoid: Retinoid là dẫn xuất của vitamin A, giúp kiểm soát sự tăng trưởng của tế bào, đồng thời ức chế quá trình tăng sản biểu bì, từ đó hỗ trợ biệt hóa tế bào sừng. Liều dùng Retinoid ở 1 – 2 tuần đầu là 10 – 20mg/ngày, tái khám sau 2 tuần dùng thuốc để bác sĩ tư vấn, điều chỉnh liều lượng khi cần thiết. Ở giai đoạn điều trị tấn công dùng thuốc liên tục 1 – 2 tháng, khi chuyển sang giai đoạn duy trì sẽ giảm liều và có thể dùng ngắt quãng.
- Thuốc Methotrexate: Methotrexate chỉ định dùng cho bệnh nhân vảy nến thể mảng toàn thân hoặc vảy nến thể khớp hay thể đỏ. Thuốc có khả năng ức chế tăng sinh tế bào thượng bì, ức chế tổng hợp acid nucleic và miễn dịch, chống viêm toàn, đồng thời giám hóa ứng động của bạch cầu đa nhân. Khi sử dụng uống 2 viên loại 2,5mg mỗi viên, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Ở tuần thứ 2, bệnh nhân uống 3 viên loại 2,5mg mỗi viên, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ.
- Cyclosporin: Loại thuốc này thường dùng cho bệnh nhân vảy nến thể mủ, đặc biệt không dùng được thuốc dạng bôi. Cyclosporin có tác dụng ức chế miễn dịch, làm giảm hoạt tính Lympho T ở khu vực thượng bì, chân bì của da bệnh. Liều dùng thông thường là 2,5 – 5mg/lần và 2 lần/ngày, thời gian dùng thuốc là 4 tuần, sau đó cần tái khám để bác sĩ hướng dẫn, tư vấn thêm.
Quang trị liệu trị vảy nến
Hiện nay tại các bệnh viện, phòng khám da liễu thường áp dụng biện pháp quang trị liệu để điều trị vảy nến toàn thân. Phương pháp này cho hiệu quả nhanh chóng, hỗ trợ làm dịu da, giảm tổn thương thông qua cơ chế ức chế bào sừng, giảm số lượng và hoạt hóa tế bào lympho T, chống phân bào, ức chế quá trình tổng hợp AND.
Trong phác đồ quang trị liệu hay PUVA trị liệu thường gồm 3 bước sau:
- Đầu tiên, chiếu tia UVA (tia cực tím sóng A) với tần số bước sóng từ 320 – 400nm, tần suất chiều là 2 ngày mỗi lần hoặc tuần 3 lần.
- Tiếp đến chiếu tia UVB (tia cực tím sóng B) với tần số bước sóng 290 – 300nm, thực hiện 2 ngày/lần hoặc tuần 3 lần.
- Cuối cùng, chiếu tia PUVA kết hợp chiều tia UVA và dùng thuốc cảm ứng ánh sáng Psoralen. Người bệnh được chỉ định dùng thuốc này trước khi chiếu tia khoảng 2 tiếng. Trong quá trình chiếu tia UVA, liều lượng tăng dần từ 0,5 – 1J/cm2.
Theo phác đồ trị vảy nến bằng quang trị liệu, người bệnh tuyệt đối không dùng thêm bất kỳ loại thuốc bôi hoặc thuốc uống nào, chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Tùy từng mức độ, giai đoạn bệnh mà tuần suất chiếu tia không giống nhau, thông thường ở giai đoạn điều trị tấn công sẽ có tần suất 3 lần mỗi tuần và áp dụng 1 – 2 tháng. Ngược lại ở giai đoạn điều trị duy trì sẽ giảm 1 tuần mỗi lần, thời gian 2 tháng.
Lưu ý khi trị vảy nến theo phác đồ của Bộ Y tế
Khi trị bệnh vảy nến theo đúng phác đồ của Bộ Y tế, để đạt được hiệu quả tốt nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối, cần chú ý những vấn đề sau:
- Dù điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, tuy nhiên khả năng khỏi dứt điểm của bệnh rất thấp, chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, tránh khả năng tái phát nên bạn cần xác định chung sống với bệnh lâu dài.
- Lựa chọn địa chỉ thăm khám, chữa bệnh uy tín, có giấy phép hoạt động kinh doanh rõ ràng, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn.
- Khi dùng thuốc bôi phải vệ sinh tay và vùng da bệnh trước, đồng thời tránh để thuốc dính lên mắt, mũi, miệng.
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng thuốc, không tự ý sử dụng, đồng thời nếu có những bất thường phải nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Ngoài ra, người bệnh cần chú ý xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, thói quen sinh hoạt khoa học để giảm nhanh các triệu chứng.
- Không sử dụng chất kích thích, giữ tinh thần thoải mái và chăm tập thể dục thể thao.
Dù ở thể bệnh nặng hay nhẹ, có nguyên nhân do đâu, bạn nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị vảy nến theo Bộ Y tế được bác sĩ chỉ định để đảm bảo kết quả tốt nhất. Đặc biệt, hãy chú ý đến ăn uống, sinh hoạt của bản thân vì những yếu tố này cũng tác động và giúp bạn ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!