Bệnh Vẩy Nến Toàn Thân
Bệnh vẩy nến toàn thân là một căn bệnh da liễu hiếm gặp nhưng nó lại gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: Da khô ngứa, sưng đau, phát ban, bong tróc toàn bộ cơ thể. Nếu không điều trị nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Bệnh vẩy nến toàn thân là gì?
Bệnh vẩy nến toàn thân là một căn bệnh hiếm gặp do biến chứng từ việc điều trị không đúng cách. Người bệnh sẽ có biểu hiện như da toàn thân nổi mẩn đỏ, bong tróc, nứt nẻ, đau rát, có dịch mủ hoặc căng bóng. Đặc biệt, vảy nến toàn thân không chỉ gây tổn thương da mà còn phát sinh thêm nhiều triệu chứng toàn thân khác như: Mệt mỏi, mất ngủ, ớn lạnh, sốt cao, thể trạng suy giảm, đau nhức khớp.
Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, bệnh vảy nến sẽ bùng phát mạnh mẽ và phát triển thành tình trạng vảy nến thể mủ hoặc vảy nến giọt. Tuy nhiên trên thực tế các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến toàn thân chỉ có tác dụng giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh mà không thể chữa trị bệnh tận gốc.
Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên những người trong độ tuổi trưởng thành từ 18-35 tuổi sẽ dễ gặp phải bệnh vẩy nến thể mủ hơn những đối tượng khác. Tùy theo cơ địa và sức đề kháng của từng người mà mức độ nghiêm trọng của bệnh lại khác nhau. Vì thế ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân khiến người bệnh bị vẩy nến toàn thân
Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến là gì. Tuy nhiên các chuyên gia đã chỉ ra một vài tác nhân chính gây ra căn bệnh này như sau:
- Bị rối loạn hệ thống miễn dịch: Điều này khiến các tế bào Lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da khỏe mạnh, làm tăng nhanh tốc độ đào thải tế bào da chết. Khiến các mảng da bị bong tróc, sần sùi và xuất hiện nhiều vảy.
- Do người bệnh bị di truyền từ cha mẹ: Nếu trong gia đình có mẹ hoặc bố có tiền sử bị các bệnh về da liễu như viêm da, chàm, vảy nến,... thì tỷ lệ bạn bị di truyền căn bệnh này là không cao. Còn nếu có cả bố và mẹ đều bị mắc bệnh thì tỷ lệ di truyền sẽ lên đến hơn 40%.
- Căng thẳng áp lực: Nếu bạn thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng stress thì sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân là bởi khi cơ thể mệt mỏi sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu. Từ đó dễ bị vi khuẩn, virus tấn công vào da.
- Do lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, thuốc cao huyết áp, thuốc tim mạch, thuốc chống viêm, chống sốt rét,... cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh vảy nến và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Do nhiệt độ, thời tiết: Bệnh vẩy nến toàn thân thường bùng phát nghiêm trọng hơn vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô và ít ánh sáng mặt trời. Hơn nữa khi thời tiết lạnh mọi người sẽ có xu hướng tắm bằng nước nóng. Nếu điều này diễn ra thường xuyên sẽ khiến làn da mất đi độ ẩm, dễ bị nứt nẻ, ngứa ngáy, bong tróc.
- Do mắc các bệnh nhiễm trùng khác: Người bệnh thường bùng phát bệnh vảy nến sau khi bị các bệnh nhiễm trùng như viêm tai, viêm phế quản, viêm amidan, cảm lạnh, cảm cúm hoặc các vấn đề về da.
Dấu hiệu điển hình của bệnh
Người bị bệnh vẩy nến toàn thân sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như sau:
- Gần như toàn bộ vùng da trên cơ thể bị sưng đỏ, bong vảy.
- Những vùng kẽ, có nếp gấp sẽ là nơi xuất hiện nhiều vảy nến nhất.
- Vảy tróc thành từng mảng lớn và có màu đỏ như cám.
- Da ở mặt, chân tay hoặc toàn thân đều xuất hiện các vết phù nề.
- Vùng da bị bệnh xuất hiện mụn nước, có thể tiết dịch hoặc không tiết dịch.
- Làn da có thể bị rối loạn sắc tố, tăng hoặc giảm sắc tố tùy cơ địa của từng người.
- Ở lòng bàn tay và bàn chân xuất hiện các lớp sừng bong tróc thành từng mảng.
- Da ở ngón tay bị khô nứt, mỗi khi cử động sẽ cảm thấy đau đớn.
- Niêm mạc lưỡi, miệng, vùng kết mạc bị tổn thương.
- Lông và tóc dễ bị rụng, phần móng bị dày và giòn hơn.
- Người bệnh có thể bị rối loạn tiêu hóa, rét run và sốt cao.
- Trường hợp bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng người bệnh có thể bị tử vong.
Hướng dẫn điều trị bệnh vảy nến hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả bệnh vẩy nến toàn thân. Căn cứ vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách trị bệnh sao cho phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị vẩy nến bạn có thể tham khảo:
Điều trị bệnh bằng Tây y
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến và ngăn ngừa chúng tiến triển quá nhanh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho bạn dùng một số loại thuốc như sau:
Thuốc bôi điều trị tại chỗ: Loại thuốc này thường được dùng cho những trường hợp bị vảy nến ở mức độ nhẹ đến trung bình, hoặc kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả chữa trị.
Một số loại thuốc bôi được dùng trong điều trị vảy nến toàn thân bao gồm:
- Thuốc bôi chứa Corticosteroid: Thuốc này có tác dụng giảm viêm, giảm sự tăng sinh của các tế bào da, giúp ức chế miễn dịch, co mạch. Thuốc bôi Corticosteroid được chia thành 7 nhóm từ yếu cho đến cực mạnh. Việc lựa chọn loại thuốc nào còn tùy thuộc vào tuổi tác và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thời gian bôi thuốc kéo dài từ 1 tuần đến 2 tháng, không được dùng lâu hơn. Nếu dùng thuốc không theo hướng dẫn có thể gây ra một vài tác dụng phụ như: Teo da, giãn mạch, xuất huyết, rạn da, viêm nang lông, trứng cá đỏ, hội chứng cushing, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thế,...
- Thuốc bôi ức chế calcineurin: Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào Lympho T và ức chế sự tổng hợp của các protein tiền viêm. Người bệnh bôi thuốc lên vết thương mỗi ngày 2 lần, sau đó giảm xuống 1 lần/ngày. Sau khoảng 1-2 tuần sử dụng, người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả mà thuốc mang lại. Thuốc bôi ức chế calcineurin có thể gây ra các tác dụng phụ tại chỗ như: Cảm giác nóng, châm chích, ngứa ngáy.... Để giảm các triệu chứng này, người bệnh cần tránh sử dụng thuốc khi da vẫn còn ẩm ướt.
- Dẫn xuất Vitamin D tại chỗ: Các chất dẫn xuất vitamin D bôi tại chỗ có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào sừng. Thuốc có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp thêm với corticoid. Mỗi ngày, người bệnh sử dụng thuốc 2 lần vào buổi sáng và tối hoặc dùng corticoid vào buổi sáng và dùng dẫn xuất vitamin D vào buổi tối.
- Tazarotene: Tazarotene có tác dụng giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào sừng, làm giảm tình trạng viêm nhiễm trên da. Người bệnh có thể dùng Tazarotene 0.1%, và 0.05% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc kết hợp cùng với thuốc bôi corticoid. Tác dụng phụ của loại thuốc này đó là gây đỏ da, nóng rát và ngứa ngáy. Để làm giảm tác dụng phụ của Tazarotene, bạn cần kết hợp cùng với kem dưỡng ẩm hoặc bôi cách ngày.
Điều trị toàn thân: Những người bị vảy nến ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Các loại thuốc này cần được bác sĩ chuyên khoa kê đơn và uống trong thời gian ngắn, bao gồm: Methotrexate, Cyclosporine, Prednisolone, thuốc sinh học, Retinoids,...
Những thuốc trên đều có tác dụng chống viêm, ức chế hệ miễn dịch và sự tăng sinh của các tế bào. Nhờ đó giúp quá trình điều trị bệnh vẩy nến toàn thân đạt được hiệu quả tích cực. Tuy nhiên các loại thuốc theo đường uống đều có khả năng gây ra tác dụng phụ như: Đau đầu, buồn nôn, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, viêm loét dạ dày,... Vì thế, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc này theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý mua thuốc về dùng dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng: Liệu pháp ánh sáng là phương pháp điều trị giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh vẩy nến toàn thân gây ra một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Do đó những đối tượng không đáp ứng với việc điều trị bằng thuốc có thể tham khảo áp dụng biện pháp này để chữa bệnh.
Liệu pháp ánh sáng là phương pháp sử dụng năng lượng từ tia cực tím UVB. So với tia UVB có trong ánh nắng mặt trời, ánh sáng UVB được dùng trong y học đều đã được loại trừ các tia UV gây hại cho da. Bác sĩ sẽ điều chỉnh bước sóng phù hợp để chiếu vào da, giúp tiêu diệt các tế bào sừng già cỗi, làm chậm sự phát triển của các tế bào da. Từ đó giúp làn da trở về trạng thái bình thường.
Tuy nhiên đây là phương pháp điều trị có chi phí cao, đòi hỏi cơ sở phải có các trang thiết bị y tế hiện đại, cùng với đội ngũ bác sĩ lành nghề mới có thể thực hiện thành công. Vì vậy không có nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp này.
Điều trị bệnh vẩy nến toàn thân bằng mẹo dân gian
Ngoài việc dùng thuốc hoặc liệu pháp ánh sáng, người bệnh hoàn toàn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị vảy nến toàn thân bằng mẹo dân gian như dùng lá trầu không, lá khế, lá muồng trâu, lá lốt, lá đơn đỏ,...
Cách chữa bệnh đơn giản như sau:
- Dùng lá trầu không: Lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất có lợi như tanin, chavicol, p-cymen, methyl eugenol, caryophyllen, eugenol, carvacrol, allylcatechol, kẽm, canxi... Có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, tiêu sưng, giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu trên da. Người bệnh chỉ cần vò nát 5-7 lá trầu không, đem đun với 2 lít nước và tắm. Mỗi ngày áp dụng một lần cho đến khi bệnh vảy nến được kiểm soát.
- Dùng lá khế: Lá khế có chứa một số hoạt chất kháng sinh giúp tiêu diệt được các loại vi khuẩn như: E.coli, Salmonella typhus, Microbial bacillus cereus,… Nhờ đó nguyên liệu này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, kiểm soát tình trạng sưng viêm ngứa ngáy trên da một cách hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng một nắm lá khế, một ít muối, đem đun với 2 lít nước và dùng nước này để tắm. Áp dụng mỗi ngày một lần để giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
- Dùng lá muồng trâu: Trong thành phần của lá muồng trâu có chứa hợp chất có tên anthraquinone. Nó có tác dụng giúp điều trị các bệnh da liễu như vẩy nến, hắc lào, lang ben, mề đay, mẩn ngứa, dị ứng.... Người bệnh chỉ cần dùng 1 nắm lá muồng trâu tươi, rửa sạch, cho vào nồi nấu với 2 lít nước và 1 thìa muối. Dùng nước này để tắm và vệ sinh vùng da bị vảy nến. Mỗi ngày thực hiện 1 lần để bệnh vảy nến nhanh được chữa khỏi.
- Dùng lá lốt: Trong lá lốt có chứa nhiều tinh dầu beta-caryophylen và benzylaxetat, các acid amin cùng nhiều dưỡng chất có lợi khác. Các hoạt chất này có tác dụng cấp ẩm, làm mềm da, giảm kích ứng, viêm ngứa, bong tróc do bệnh vảy nến gây ra. Người bệnh chỉ cần dùng 1 nắm lá lốt, rửa sạch và đun cùng với 2 lít nước. Dùng nước này để tắm hoặc ngâm chân tay mỗi ngày từ 15-20 phút. Thực hiện liên tục cho đến khi bệnh được chữa khỏi.
Lưu ý khi điều trị bệnh vẩy nến toàn thân
Đối với bệnh nhân bị vẩy nến toàn thân, việc hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa tái phát là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một vài vấn đề bạn cần chú ý để bệnh nhanh được chữa khỏi:
- Người bệnh cần chú ý giữ gìn vệ sinh hằng ngày bằng cách tắm gội thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, tránh để vi khuẩn khu trú và phát triển trên da.
- Nên mặc các loại trang phục quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi. Tuyệt đối không được mặc đồ bó sát vì nó có thể khiến lỗ chân lông bị bí bách, gây ngứa ngáy khó chịu.
- Nên sử dụng các loại sữa tắm có thành phần dịu nhẹ hoặc chuyển sang tắm bằng thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn hơn.
- Người bệnh cần tích cực sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và omega 3-6-9 như cá hồi, rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên chất... để thúc đẩy quá trình chữa lành những tổn thương trên da.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ làm mưng mủ, ngứa ngáy và để lại thâm sẹo trên da như hải sản, đồ tanh, thịt bò, rau muống, đồ nếp, trứng, thịt gà, rượu bia, thuốc lá...
- Nên thường xuyên giặt giũ, thay mới chăn, màn, ga giường, vỏ gối để ngăn không cho bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc, rệp giường ký sinh trên da, gây ra các bệnh về da liễu.
- Không được chạm tay hoặc cào gãi lên vùng da bị bệnh. Bởi bàn tay có chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu vô tình cào gãi sẽ gây trầy xước, chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Ánh nắng mặt trời cũng là phương pháp giúp chữa bệnh vẩy nến toàn thân hiệu quả. Vì thế người bệnh nên tắm nắng trong khoảng thời gian từ 7h-9h sáng. Mỗi ngày chỉ cần thực hiện từ 15-20 để da hấp thu được lượng vitamin D cần thiết.
- Nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu phát hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe. Việc điều trị bệnh từ sớm sẽ góp phần giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện và không gây biến chứng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh vẩy nến toàn thân. Hy vọng những chia sẻ này của DrVitamin sẽ góp phần giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Thông qua đó bạn có thể biết cách tự chăm sóc và xử lý tình huống khi chính mình hoặc người thân mắc phải căn bệnh da liễu này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!