Vảy Nến Đồng Tiền
Vảy nến đồng tiền là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến. Bệnh gây ra những tổn thương hình tròn, giống như đồng tiền. Triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này là ngứa ngáy, bong tróc, khô da, đau rát khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị căn bệnh này.
Vảy nến đông tiền là gì?
Vảy nến đồng tiền là thể bệnh thường gặp nhất của vảy nến. Khi mắc phải căn bệnh này, làn da của người bệnh sẽ xuất hiện những tổn thương như vết bỏng, trầy xước hoặc giống côn trùng cắn. Mỗi vết thương thường có kích thước từ 1-4cm kèm theo hiện tượng ngứa ngáy, đau rát, dày sừng, bong tróc. Nếu không tích cực điều trị, bệnh có thể kéo dài lên đến vài tháng, gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Đây không phải căn bệnh truyền nhiễm nên không có xu hướng lây từ người bệnh sang người bình thường, ngay cả khi bạn tiếp xúc trực tiếp với vết thương của họ. Tuy nhiên bệnh lại có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con cái. Bệnh sẽ có xu hướng xảy ra ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Những người trong độ tuổi trung niên cũng sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này nhiều hơn những người khác.
Vảy nến đồng tiền có thể điều trị bằng nhiều cách, trong đó việc dùng thuốc bôi là phương pháp phổ biến nhất. Đồng thời người bệnh kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học là có thể kiểm soát được căn bệnh này.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh vảy nến đồng tiền
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh là gì. Tuy nhiên theo các nghiên cứu cho thấy, bệnh vảy nến đồng tiền chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau.
- Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy, cơ chế gây bệnh vảy nến đồng tiền có liên quan đến gen di truyền. Cụ thể, nếu trong gia đình bạn có bố hoặc mẹ có tiền sử bị bệnh vảy nến hoặc các bệnh da liễu khác thì tỷ lệ bạn bị di truyền căn bệnh này là rất cao.
- Căng thẳng stress: Những người thường xuyên bị các bệnh da liễu đều có một đặc điểm chung đó là dễ căng thẳng, stress, hay lo lắng. Tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên có thể khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn, virus và nấm xâm nhập.
- Chấn thương cơ học: Bệnh vảy nến đồng tiền cũng có thể xuất phát từ những chấn thương cơ học thông thường. Cụ thể, khi người bệnh có thói quen cào gãi hoặc chà xát mạnh lên da sẽ khiến da bị tổn thương
- Rối loạn chuyển hóa trên da: Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng da bị vảy nến đồng tiền có chỉ số oxy hóa cao hơn 400% so với vùng da khỏe mạnh. Điều này sẽ khiến quá trình tổng hợp ADN ở lớp đáy tăng lên hơn 8 lần, đồng thời kích thích hoạt động gián phân. Từ đó gây ra hàng loạt các triệu chứng của bệnh, khiến da bị sần sùi, đóng vảy và ngứa ngáy.
- Do nhiễm trùng: Một số người bệnh bị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp như bị viêm amidan, viêm họng, viêm xoang mũi,... cũng rất dễ bị các bệnh nhiễm trùng da. Điều này là do virus và vi khuẩn có men sao mã ngược thúc đẩy cơ chế gây bệnh ở người.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ có thể khiến bệnh vảy nến đồng tiền trở nên nghiêm trọng như: Nhiệt độ tăng cao, thời tiết lạnh khô, da tiếp xúc nhiều với các chất kích thích từ môi trường như xà phòng, lông động vật, nước bẩn và các chất tẩy rửa khác.
Triệu chứng bệnh vảy nến đồng tiền
Những người bị vảy nến đồng tiền thường xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Trên da xuất hiện các đốm hình tròn màu hồng đỏ, đường kính từ 1-4cm, có ranh giới rõ ràng so với những vùng da lành xung quanh.
- Bề mặt các đốm đỏ bị dày sừng và tróc vảy.
- Vùng rìa của đốm đỏ có thể bị rỉ máu hoặc nổi cộm.
- Tổn thương đôi khi tập trung thành từng đám hoặc xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể.
- Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đau rát. Tình trạng này xuất hiện nặng hơn vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Một số trường hợp tại vị trí vết thương có thể tiết ra dịch lỏng màu vàng, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Đối tượng dễ bị nhiễm bệnh
Bệnh vảy nến đồng tiền sẽ dễ phát triển ở những đối tượng như sau:
- Người có người thân trong gia đình từng mắc bệnh vảy nến như: Anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà.
- Người bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn như: Virus HIV, vi khuẩn liên cầu,... sẽ có nguy cơ mắc bệnh vảy nến đồng tiền cao hơn người bình thường.
- Người bị stress, căng thẳng kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, tăng nguy cơ bị bệnh vảy nến đồng tiền.
- Người bị béo phì trên da thường có các nếp nhăn và nếp gấp, làm tăng nguy cơ bị bệnh vảy nến.
- Người bị tiểu đường tuýp 2 dễ bị mắc bệnh vảy nến cao hơn so với những người khác.
- Người bị bệnh tim mạch cũng có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến đồng tiền.
- Người mắc các bệnh tự miễn như bệnh celiac, crohn, xơ cứng,... cũng là đối tượng có liên quan đến bệnh vảy nến.
- Người nghiện thuốc lá cũng là đối tượng dễ mắc căn bệnh vảy nến. Hơn nữa trong quá trình điều trị, nếu sử dụng thuốc lá cũng sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Bệnh vảy nến đồng tiền sẽ dễ bị nhầm lẫn với bệnh lác đồng tiền, viêm da tróc vảy, chàm eczema, chàm khô, viêm da cơ địa, á sừng liên cầu, vảy phấn hồng... Vì thế, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám lâm sàng để biết được nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị.
Để chẩn đoán bệnh vảy nến đồng tiền, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng dựa trên những quan sát bằng mắt thường. Từ đó đánh giá được mức độ tổn thương da và các triệu chứng đi kèm.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm: Xét nghiệm mô bệnh học và phương pháp cạo vảy Brocq. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết, loại bỏ một mảnh nhỏ mô da ở vùng da bị bệnh. Sau đó sẽ đem đi phân tích và tìm xem nguyên nhân gây bệnh là nấm, virus hay vi khuẩn.
Trường hợp bác sĩ nghi ngờ có thể nguyên nhân gây bệnh là do dị ứng thì sẽ tiến hành xét nghiệm máu. Điều này giúp tìm ra được những chất có thể làm người bệnh bị dị ứng.
Bài đọc thêm: Vảy Nến Thể Giọt Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Chữa Tốt Nhất
Cách điều trị bệnh vảy nến đồng tiền hiệu quả nhất
Vảy nến đồng tiền là căn bệnh lành tính và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên triệu chứng của nó lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Vì vậy bạn cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt để giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Sử dụng thuốc điều trị
Dùng thuốc Tây y là phương pháp điều trị vảy nến đồng tiền phổ biến nhất. Tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng loại thuốc phù hợp.
- Thuốc chứa salicylic acid: Đây là thuốc giúp cải thiện quá trình bong tróc vảy tại vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn có khả năng sát trùng, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xảy ra.
- Thuốc mỡ chứa corticoid: Nhóm thuốc này được dùng để điều trị bệnh vảy nến đồng tiền trong thời gian ngắn và tại những vùng da nhỏ. Thuốc giúp giảm ngứa ngáy, sưng viêm, bong tróc da.
- Thuốc khử oxy Goudron: Thuốc có tác dụng giúp loại bỏ lớp sừng dày trên da. Tuy nhiên cần chú ý không dùng thuốc trong thời gian dài vì nó có thể gây ra tình trạng viêm nang lông.
- Thuốc Methotrexate: Thuốc có tác dụng đối kháng với acid folic nhằm hạn chế quá trình tổng hợp acid nucleic, ức chế tăng sinh các tế bào thượng bì và làm giảm tình trạng dày sừng trên da.
- Thuốc Retinoid: Hoạt chất này có tác động trực tiếp lên gen của keratin. Từ đó giúp làm chậm quá trình tăng sinh biểu bì. Vì vậy nó thường được dùng trong trường hợp bị vảy nến ở diện rộng.
- Thuốc mỡ Calcipotriol: Calcipotriol là hoạt chất có tác dụng giúp ức chế sự tăng sinh của tế bào sừng và kích thích biệt hóa. Tác dụng của loại thuốc này còn mạnh hơn cả corticoid. Tuy nhiên bạn không nên dùng quá 100g/tuần.
- Thuốc Tazarotene: Loại thuốc này có tác dụng chống viêm cực mạnh đối với những người bị vảy nến đồng tiền. Người bệnh có thể sử dụng kết hợp với phương pháp quang trị liệu hoặc corticoid để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Những người bị vảy nến đồng tiền ở giai đoạn nặng, lan rộng ra toàn thân và sử dụng các loại thuốc bôi không hiệu quả có thể dùng thuốc Ciclosporin và Corticosteroid. Hai loại thuốc uống này có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của các mảng vảy.
Người bệnh cần dùng thuốc bôi, thuốc uống theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng bởi điều này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Quang hóa trị liệu
Bên cạnh việc dùng thuốc uống và thuốc bôi, người bị vảy nến đồng tiền ở mức độ nghiêm trọng có thể áp dụng phương pháp quang hóa trị liệu. Phương pháp này sử dụng thuốc cảm ứng ánh sáng kết hợp với tia cực tím UVA để tác động tới quá trình phân bào, làm giảm số lượng tế bào lympho T. Từ đó ức chế quá trình tăng sinh tế bào thượng bì ở da.
Đây là một phương pháp điều trị đơn giản, thời gian trị liệu ngắn, áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh vảy nến ở giai đoạn nghiêm trọng. Trung bình người bệnh sẽ được điều trị 3 lần/tuần trong vòng một tháng. Hai tháng tiếp theo duy trì thực hiện mỗi tuần một lần để bệnh được điều trị tận gốc.
Tác dụng phụ của phương pháp quang hóa trị liệu bao gồm: Gây chóng mặt, buồn nôn, nổi mụn nước, ngứa đỏ da,... Trẻ nhỏ, người gia và phụ nữ mang thai không nên áp dụng phương pháp điều trị này. Những đối tượng khác cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
Sử dụng một số mẹo dân gian
Đối với những trường hợp bị bệnh vảy nến đồng tiền ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp chữa bệnh bằng nguyên liệu tự nhiên. Đây là giải pháp đơn giản, an toàn và giúp tiết kiệm chi phí, thích hợp áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.
- Gel nha đam: Nha đam có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho làn da. Sử dụng gel nha đam sẽ giúp cấp ẩm cho da, ngăn ngừa hiện tượng ngứa ngáy, khô ráp, dày sừng,.. Người bệnh có thể áp dụng nguyên liệu này cho mọi vùng da trên cơ thể đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Dầu dừa: Dầu dừa có chứa nhiều axit béo, vitamin và khoáng chất, có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, ngăn ngừa vi khuẩn và chữa lành những tổn thương trên bề mặt. Vì thế bạn có thể dùng dầu dừa bôi trực tiếp lên vết thương. Áp dụng đều đặn cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
- Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có khả năng kháng khuẩn, ngừa viêm cực kỳ hiệu quả. Vì vậy bạn có thể dùng nguyên liệu này để điều trị bệnh vảy nến tại nhà. Áp dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Dầu cây chè: Trong thành phần của dầu cây chè có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy và bong tróc da. Tuy nhiên nếu bạn dị ứng với nguyên liệu này thì tuyệt đối không nên sử dụng.
- Giấm táo: Giấm táo có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm ngứa ngáy, đau rát, hạn chế tình trạng bong tróc và lây lan bệnh sang những vùng da bên cạnh. Sau khoảng 2 tuần áp dụng phương pháp này, bệnh vảy nến đồng tiền sẽ được cải thiện.
Phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến đồng tiền
Người bệnh cần chủ động phòng tránh bệnh vảy nến đồng tiền bằng cách thực hiện những lưu ý dưới đây:
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, kích ứng da như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, mỹ phẩm, các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày,...
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tắm gội bằng các loại sữa tắm, dầu gội đầu có thành phần từ thiên nhiên, an toàn cho da.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, omega 3-6-9, chất chống oxy hóa,... để giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa mọi bệnh tật.
- Hạn chế sử dụng những loại đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, lạc, đậu phộng, đồ tanh,.... Đặc biệt, không nên ăn quá nhiều các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Không mặc lại quần áo cũ, nên mặc các loại trang phục rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để cải thiện tuần hoàn máu, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh.
- Uống nhiều nước, trung bình nên uống từ 2-2,5 lít nước/ngày để tăng cường khả năng thải độc cơ thể và giúp cấp ẩm cho da.
- Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để loại bỏ sự tồn tại của bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc.
- Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp ngăn ngừa tình trạng khô da, nhất là vào mùa đông. Tuy nhiên nên lựa chọn loại kem có thành phần dịu nhẹ lành tính và bôi với liều lượng vừa đủ để tránh làm bít tắc lỗ chân lông.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh vảy nến đồng tiền. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tại nhà. Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ.
Bài viết hấp dẫn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!