Bí Kíp Trị Rạn Da Sau Sinh Bằng Vitamin E Khoa Học Hiệu Quả
Sau khi sinh, phụ nữ phải đối mặt với các rãnh rạn nứt thâm sạm kém thẩm mỹ trên da. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm thiểu tình trạng trên bằng cách áp dùng vitamin E để khắc phục. Điều trị rạn da sau sinh bằng vitamin E cần được áp dụng kiên trì, đều đặn và thận trọng để thu được hiệu quả cao.
Tác dụng trị rạn da sau sinh của vitamin E
Da được cấu tạo bởi elastin và collagen. Mang thai và sau sinh là thời điểm da phụ nữ gặp nhiều biến đổi. Sự phát triển của thai nhi trong bụng khiến da bị kéo căng mỗi ngày. Thông thường, rạn da thường bắt đầu xuất hiện vào tháng thứ 5 của thai kỳ. Sự giãn quá mức của da khiến cho các sợi elastin và collagen trở nên lỏng lẻo hoặc đứt gãy, da cũng vị vậy mà bị rạn, thiếu săn chắc.
Với một số người có làn da đàn hồi cao, các vết rạn nứt trên da có xu hướng biến mất sau vài tháng. Tuy nhiên, rạn da nếu không được ngăn ngừa và điều trị, chúng sẽ hiện diện trong một thời gian dài, khó biến mất, gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của nữ giới.
Chính vì tính chất lâu dài và dai dẳng mà ngay trong thai kỳ và sau sinh, các bà mẹ nên chuẩn bị sẵn các sản phẩm điều trị tại chỗ để giảm thiểu sự hình thành cũng như khắc phục tình trạng vết rạn trên da.
Tác dụng của vitamin E đối với vùng da bị rạn sau sinh
Vitamin E ( tocopherol) là một loại vitamin tan trong dầu, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đây là loại vitamin duy nhất được biết để ngăn ngừa và làm mờ dần các vết rạn da. Sở dĩ, vitamin E có được khả năng đó là nhờ vào những đặc tính và tác dụng như sau:
- Khôi phục độ ẩm: Vitamin E có giúp tế bào nằm sâu dưới da được nuôi dưỡng, ngậm nước và khỏe mạnh. Nhờ vậy, bề mặt da cũng trở nên ẩm, sáng và mịn màng hơn.
- Ngăn ngừa vết rạn da: Vitamin E được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng ngăn ngừa các vết rạn trên da bằng cách bảo vệ sợi collagen khỏi gốc tự do – một trong những tác nhân khiến cho sợi collagen kém đàn hồi, dễ bị rạn, rách. Ngoài ra, các vết nhăn da trên da cũng được cải thiện đáng kể nhờ vào hoạt chất chống oxy trong vitamin E.
- Tăng tốc độ sản xuất và sửa chữa tế bào: Nhờ vitamin E, khả năng sửa chữa, làm lành lớp hạ bì bị rách được tăng cường.
- Tăng khả năng đàn hồi cho da: Vitamin E giúp củng cố kết cấu của các sợi collagen, từ đó tăng cường độ đàn hồi cho da.
Hướng dẫn cách dùng vitamin E trị rạn da sau sinh
Có nhiều cách sử dụng vitamin E để điều trị rạn da, bao gồm:
Kem dưỡng da chứa vitamin E
Vitamin E được tìm thấy nhiều trong các loại kem dưỡng da được chiết xuất từ bơ cao cao và bơ hạt mỡ. Bôi kem lên da ít nhất 2 lần mỗi ngày, massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để chất kem nhanh thấm lên da. Bạn nên tìm mua các sản phẩm trên tại các trang bán hàng uy tín, tin cậy để tránh các sản phẩm nhái, kém chất lượng.
Dầu chứa hàm lượng vitamin E cao
Dầu dừa, dầu oliu, dầu cây tầm xuân, dầu thầu dầu là một trong những nguyên liệu có chứa hàm lượng vitamin E cao và đặc biệt lành tính, an toàn cho làn da. Bạn có thể kết hợp các loại dầu này với nha đam, bơ ca cao để đảm bảo hiệu quả tối đa.
Viên uống vitamin E
Bên cạnh việc tăng cường vitamin E từ thực phẩm, bạn cũng có thể chọn viên uống bổ sung. Việc hấp thu vitamin E qua đường uống cũng là một trong những giải pháp cần thiết bảo vệ cũng như cải thiện vẻ tươi trẻ cho làn da.
Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Liều dùng phù hợp là 200 – 400 IU mỗi ngày. Không giống như những loại vitamin khác, vitamin E không tan trong nước nên không thể tự đào thải. Việc dùng quá liều có thể khiến cho chúng bị ứ đọng tại mô mỡ dưới da, không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, thừa vitamin E còn dẫn đến sự cạnh tranh và phá hoại một số chất chống oxy hóa khác.
Viên nang vitamin E
Vitamin E dạng viên nang có thể dược dùng để bôi lên vùng da bị rạn, thâm, sần.
Chế độ ăn uống giàu vitamin E
Ngoài việc bôi trực tiếp vitamin E hay sản phẩm giàu vitamin E lên da, việc thêm vitamin E vào trong khẩu phần ăn uống cũng đặc biệt quan trọng. Đây là cách bổ sung tự nhiên, có lợi cho sức khỏe mà không gây tác dụng phụ.
Vitamin E được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như đậu phụ, hạt hướng dương, đậu, bông cải xanh, bí ngô, bơ, cá, hạnh nhân, hạt dẻ, củ cải… Kết hợp vitamin A với vitamin E giúp điều trị rạn da tốt hơn.
Một số lưu ý khi trị rạn da sau sinh bằng vitamin E
Trong quá trình điều trị rạn da bằng vitamin E, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia hay bác sĩ da liễu trước khi dùng vitamin E dạng viên uống bổ sung, nhất là khi bạn đang mang thai hoặc mắc bệnh mãn tính.
- Thận trong khi dùng vitamin E nếu bạn có nguy cơ dị ứng với chúng. Dị ứng vitamin E có thể làm xuất hiện các triệu chứng như khó thở, sưng môi, họng, mặt lưỡi… Ngưng dùng vitamin E đường uống nếu bạn xuất hiện các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, choáng váng, tiêu chảy, đau bụng, bầm tím, chảy máu…
- Trước khi bôi vitamin E rộng lên da, bạn có thể thoa một lượng nhỏ lên da và quan sát biểu hiện bất thường. Nếu không có gì đáng ngờ, bạn có thể dùng vitamin E để điều trị bệnh.
- Với một số đối tượng đang bị bệnh tim, tiểu đường, không dùng vitamin E quá 400 IU/ ngày. Liều cao vitamin E có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Nếu đang thiếu vitamin K, không dùng vitamin E đường uống vì có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh.
- Không sử dụng viên uống bổ sung vitamin ít nhất trong 2 tuần sau phẫu thuật vì điều này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Điều trị rạn da sau sinh là quá trình dài, có thể kéo dài đến vài tháng. Do đó, bạn không cần quá lo lắng khi vết rạn lâu biến mất. Điều trị kiên trì và đều đặn để giảm thiểu vết rạn nứt trên da, sớm lấy lại làn da đều màu và mịn màng.
Cách trị rạn da sau sinh bằng vitamin E không chỉ giúp ngăn ngừa rạn da, làm lành thương tổn trên da mà còn cải thiện vùng da bị rạn. Vitamin E có thể được bổ sung qua bôi da, viên uống hay thực phẩm. Đối với dạng thuốc uống, cần dùng với hàm lượng vừa phải trong thời gian hợp lý. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!