Ăn Tỏi Hôi Miệng Nguyên Nhân Do Đâu, Làm Sao Để Chữa Trị?

Tỏi sở hữu rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là tác dụng chống viêm và ngừa ung thư. Thế nhưng, mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi lại là điều khiến nhiều người bỏ qua loại thực phẩm này. Vậy ăn tỏi hôi miệng phải làm sao? Đừng bỏ qua 8 biện pháp khắc phục vấn đề trên được đề cập trong bài viết này của Dr Vitamin.

Tại sao ăn tỏi bị hôi miệng?

Tỏi là một trong những loài thực vật thuộc họ Lilly. Nó có khả năng sản sinh chất sulfuric tạo ra mùi và hương vị riêng biệt rất giống với các hợp chất do các loài vi khuẩn kỵ khí gây hôi miệng sinh ra. Do đó, ăn tỏi bị hôi miệng là điều hiển nhiên.

Có hai cơ chế khiến ăn tỏi bị hôi miệng nặng. Cụ thể:

  • Các hợp chất chứa lưu huỳnh có trong tỏi sẽ đi vào trong miệng và ngay lập tức làm cho hơi thở có mùi tỏi. Thậm chí, chất gây mùi này còn ở lại trong miệng cho đến khi chúng ta chải răng, súc miệng.
  • Tỏi ảnh hưởng đến hơi thở của chúng ta thông qua phổi. Hợp chất gây hôi miệng của tỏi thoát ra từ phổi chính là Allyl methyl sulfide (AMS). Đây là một chất khí được hấp thụ vào máu trong suốt quá trình chuyển hóa của tỏi và đi tới phổi qua đường máu.
Tỏi sở hữu thành phần có khả năng gây mùi hôi trong khoang miệng
Tỏi sở hữu thành phần có khả năng gây mùi hôi trong khoang miệng

Ở cơ chế gây hôi miệng thứ 2 Allyl methyl sulfide còn được tiết qua tuyến mồ hôi ở các lỗ chân lông da. Do vậy nó không chỉ khiến hơi thở có mùi mà cả người cũng xuất hiện mùi hôi khó chịu sau khi chúng ta ăn tỏi.

Trên thực tế, rất khó loại bỏ hoàn toàn hơi thở hôi mùi tỏi. Hiệu ứng này chỉ chấm dứt khi nào cơ thể của chúng ta đã thải ra toàn bộ hợp chất Sulfuric bốc mùi. Quá trình này có thể tốn rất nhiều thời gian, thậm chí là cả ngày.

Hợp chất Sulfuric khi đã ngấm sâu vào trong máu thì hoàn toàn không có phương pháp hữu hiệu nào giúp loại bỏ ngay mùi hôi khó chịu này. Do đó, việc cần làm lúc này là che giấu nó bằng một mùi hương khác mạnh hơn, dễ chịu hơn.

Ăn tỏi hôi miệng phải làm sao – Top 8 biện pháp khắc phục hiệu quả

Trên thực tế, có rất nhiều cách chữa hôi miệng khi ăn tỏi. Các nguyên liệu thường được sử dụng đều có nguồn gốc tự nhiên, dễ dùng và vô cùng an toàn cho sức khỏe.

Sau đây là 8 cách chữa hôi miệng khi ăn tỏi đơn giản tại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Ăn kẹo cao su

Cách khử mùi hôi sau đơn giản và hiệu quả nhất khi ăn tỏi chính là nhai kẹo cao su. Thậm chí, biện pháp này còn được áp dụng cho các trường hợp bị hôi miệng dạ dày hoặc hôi miệng sau khi sử dụng thuốc lá.

Khi ăn tỏi hôi miệng, bạn hãy nhai kẹo cao su để khử mùi
Khi ăn tỏi hôi miệng, bạn hãy nhai kẹo cao su để khử mùi

Tuy nhiên, chữa hôi miệng sau khi ăn tỏi bằng cách nhai kẹo cao su chỉ là biện pháp tạm thời. Trên thực tế, không lâu sau đó mùi tỏi sẽ lại xuất hiện trở lại. Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn và người xung quanh bị khó chịu. Do đó, bạn nên áp dụng cách này kết hợp với một số biện pháp khác như uống trà xanh, sử dụng baking soda,…

Ăn nấm

Các nghiên cứu sơ bộ từ trước cho tới nay cho thấy rằng polyphenol trong nấm hoạt động nhanh hơn bất kỳ hợp chất nào khác trong việc chống lại tác dụng của tỏi đối với hơi thở. Do đó bạn có thể ăn nấm để khử mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều vi khuẩn có mùi có thể tích tụ trên lưỡi gây hôi miệng từ cổ họng mà mọi người bỏ qua vùng đó khi đánh răng. Do đó để thoát khỏi hoàn toàn mùi hôi miệng do ăn tỏi, bạn hãy dùng dụng cụ cạo lưỡi. Nó sẽ giúp loại bỏ sạch sẽ các tế bào da chết, vi khuẩn cùng các hạt thức ăn nhỏ khiến hơi thở có mùi.

Ăn rau mùi tây

Các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi không chỉ được giải phóng ở miệng mà còn trong đường ruột, từ đó thấm vào phổi và da. Đây là kết luận được đưa ra bởi ông Victor Sierpina – vị giáo sư y học tích hợp tại Đại học Y khoa Texas (Mỹ). Lúc này, việc ăn rau mùi tây sẽ thực sự có ích.

Cụ thể, các hóa chất thực vật như diệp lục và polyphenol có trong rau mùi tây nếu liên kết với các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi sẽ giúp trung hòa mùi. Ngoài ra, húng quế, húng tây, bạc hà hay thì là cũng có tác dụng tương tự. Vì vậy, khi ăn tỏi, bạn hãy nhớ nhai thêm vài rau lá rau trên để ngăn mùi hôi trên cơ thể.

Ăn táo tráng miệng

Hôi miệng nên ăn gì – một miếng táo được coi là một trong những cách tốt nhất để khử mùi hôi của tỏi. Bởi táo là loại hoa quả rất giàu quercetin, hợp chất này có tác dụng phá vỡ hợp chất lưu huỳnh gây hôi miệng trong tỏi một cách hiệu quả.

Xem thêm

Sử dụng táo giúp giảm mùi khó chịu
Sử dụng táo giúp giảm mùi khó chịu

Ngoài táo, bạn cũng có thể sử dụng lê, cam, quýt hay cherry khi ăn tỏi bị hôi miệng. Bên cạnh các hoạt chất tốt cho sức khỏe, những loại quả trên đều kích thích miệng tăng tiết nước bọt, giúp tiêu diệt vi khuẩn, mang lại hơi thở thơm mát.

Ăn tỏi hôi miệng nên uống trà xanh

Để chữa hôi miệng khi ăn tỏi, bạn cũng có thể uống nước trà xanh. Một số nghiên cứu cho thấy, chất polyphenol trong loại nguyên liệu này có thể giúp giảm mùi hôi khó chịu trong miệng nhanh chóng.

Chữa hôi miệng sau khi ăn tỏi bằng nước trà xanh là cách an toàn, không chỉ nâng cao sức khỏe răng miệng, mà còn giúp tiêu diệt hiệu quả. Các chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên sử dụng loại nước này vài lần liên tục cho đến khi hơi thở trở nên dễ chịu hơn.

Sử dụng giấm táo

Giấm táo cũng là một loại nước súc miệng có thể đánh bay mùi hôi của tỏi trong khoang miệng nhanh chóng và triệt để. Nguyên nhân là do trong loại nguyên liệu này được lên men tự nhiên và có chứa hàm lượng lớn các loại axit amin, axit axetic và một số loại axit hữu ích khác. Chính tính axit đã giúp giấm táo có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và khử mùi hôi miệng hiệu quả.

Để chữa hôi miệng khi ăn tỏi bằng giấm táo, bạn hãy trộn một muỗng cà phê giấm với một ly nước sau đó dùng để súc miệng. Súc miệng trong khoảng 3 phút, mùi tỏi sẽ nhanh chóng biến mất.

Chữa hôi miệng khi ăn tỏi bằng chanh

Nếu đang có thắc mắc “ăn tỏi hôi miệng phải làm sao”, bạn hãy thử sử dụng chanh. Chanh là một loại quả rất giàu axit, chính tính axit của nó cũng góp phần tích cực vào quá trình phân hủy các hợp chất gây mùi hôi khó chịu của tỏi.

Việc ngậm chanh là cách làm đơn giản để giảm hôi miệng khi ăn tỏi
Việc ngậm chanh là cách làm đơn giản để giảm hôi miệng khi ăn tỏi

Ngay sau khi ăn tỏi, bạn có thể cắt 1 lát chanh mỏng và ngậm cho đến khi miếng chanh tan dần. Ngoài ra bạn có thể vắt ½ quả chanh sau đó dùng nước cốt chanh để uống hoặc súc miệng để khử mùi hôi miệng của tỏi.

Dùng baking soda

Dùng bột baking soda để khử mùi hôi miệng do tỏi một cách nhanh chóng, hiệu quả. Bởi đây là một chất rắn màu trắng, vị mặn có tình sát khuẩn và làm sạch tốt.

Các chuyên gia nha khoa khuyên rằng, bạn hãy sử dụng 1 muỗng baking soda nguyên chất cho vào 1 ly nước ấm để súc miệng ngay sau khi ăn tỏi. Ngoài ra, cũng có thể dùng nguyên liệu này để chà răng sau đó đánh răng lại với kem đánh răng. Cách làm này vừa giúp răng trắng sáng hơn mà còn giúp khử mùi tỏi trong khoang miệng hiệu quả.

Một số lưu ý khi chữa hôi miệng do ăn tỏi tại nhà

Khi ăn tỏi bị hôi miệng, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách khắc phục tại nhà nêu trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn còn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên quá lạm dụng các nguyên liệu khử mùi hôi miệng nhiều lần trong ngày. Việc dư thừa các hoạt chất của chúng trong khoang miệng hoặc cơ thể có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định đối với cơ thể.
  • Khi đã thử áp dụng các cách chữa hôi miệng khi ăn tỏi tại nhà mà không hiệu quả, tốt nhất bạn nên thăm khám nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày trong khoảng thời gian từ 2 phút trở lên mỗi lần. Hãy mang theo bàn chải cùng kem đánh răng bên cạnh nếu bạn là người thường xuyên ăn tỏi hoặc hành tây.
  • Kết hợp đánh răng với dùng chỉ nha khoa sau khi ăn tỏi. Bởi việc đánh răng chỉ làm sạch bề mặt chứ không thể làm sạch cả vùng kẽ răng.
  • Sử dụng thêm các loại nước súc miệng kháng khuẩn, xịt hôi miệng có chứa chlorhexidine, hydrogen peroxide hoặc cetylpyridinium chloride để khử mùi hôi miệng.
Dùng chỉ nha khoa
Hãy dùng chỉ nha khoa sau ăn uống để ngăn mùi khó chịu

Ăn tỏi hôi miệng là điều hết sức bình thường và hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng này, bạn cần có biện pháp khắc nhanh chóng để không ảnh hưởng đến giao tiếp hay công việc hàng ngày.

Đọc nhiều

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những Cách Trị Hôi Miệng Và Trắng Răng An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Những Cách Trị Hôi Miệng Và Trắng Răng An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Hôi miệng, răng ố vàng là vấn đề khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp hằng ngày, gây ra nhiều bất tiện trong…
Mùi Hôi Miệng Phát Nguồn Từ Ký sinh Trùng Có Thật Không? Cách Chữa

Mùi Hôi Miệng Phát Nguồn Từ Ký sinh Trùng: Thực Hư Vấn Đề, Cách Chữa

Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng có phải bệnh lý không là vấn đề rất nhiều người quan tâm đến, cũng như…
Hôi Miệng Chảy Máu Chân Răng Có Phải Bệnh Không? Cách Khắc Phục

Hôi Miệng Chảy Máu Chân Răng Có Phải Bệnh Không? Cách Khắc Phục

Hôi miệng chảy máu chân răng là một trong những vấn đề răng miệng khá phổ biến mà nhiều đối tượng có nguy cơ gặp…
Hôi Miệng Từ Cổ Họng Nguyên Nhân Do Đâu Và Làm Sao Khắc Phục?

Hôi Miệng Từ Cổ Họng Nguyên Nhân Do Đâu Và Làm Sao Khắc Phục?

Hôi miệng từ cổ họng là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác…
đắng miệng hôi miệng

Đắng Miệng Hôi Miệng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Ngoài các nguyên nhân chủ quan, một số bệnh lý về răng miệng hay bệnh mãn tính cũng có thể là yếu tố khiến bạn…
Chia sẻ
Bỏ qua