Các Loại Bệnh Ngứa Ngoài Da Thường Gặp Và Cách Chữa Trị

Các loại bệnh ngứa ngoài da thường có biểu hiện tương đồng nên rất dễ nhầm lẫn. Thêm vào đó, chúng ta thường có tâm lý chủ quan trong việc điều trị bệnh sớm nên dễ dẫn tới các biến chứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ và chất lượng đời sống hàng ngày. Trong bài viết dưới đây, Dr Vitamin sẽ chia sẻ đến bạn cách nhận diện các loại mẩn ngứa ngoài da do bệnh gì cũng như biện pháp phòng ngừa hiệu quả. 

Ngứa ngoài da là gì?

Trước khi tìm hiểu về các loại bệnh ngứa ngoài da, chúng ta cần biết ngứa da là gì. Theo đó, ngứa da là một trong những tình trạng da liễu khá phổ biến, chúng khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và muốn gãi. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các dấu hiệu xuất hiện trên da cũng khác.

Thông thường, người bị ngứa da còn kèm theo các triệu chứng khác như da bị đỏ, sần sùi, gồ ghề. Trong trường hợp gãi nhiều lần, làn da sẽ càng ngứa, trầy xước, chảy máu, tổn thương và có thể bị nhiễm trùng.

Ngứa da là tình trạng da liễu khá phổ biến
Ngứa da là tình trạng da liễu khá phổ biến

Da bị ngứa có thể ảnh hưởng tới các vùng nhỏ trên cơ thể như cánh tay, chân, da đầu hoặc nặng hơn là toàn thân (chủ yếu do nấm hoặc ký sinh trùng). Trên thực tế, da bị ngứa có thể không có những dấu hiệu thay đổi nào rõ rệt hoặc có những triệu chứng điển hình như da xuất hiện mẩn đỏ, bị ngứa, bong tróc. Da hình thành các mảng hình vòng, khác với màu da của các vùng xung quanh, da có mùi mốc hoặc mùi khó chịu.

Trong một số trường hợp, nếu ngứa ngáy kéo dài, cộng thêm việc chà xát, cào gãi có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt, khi không được điều trị, chăm sóc kịp thời, đúng cách tổn thương trên da sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đời sống và tính thẩm mỹ của làn da. Chưa kể, chúng còn làm tăng nguy cơ dẫn tới biến chứng như nhiễm trùng, hoại tử da.

Phần lớn các trường hợp bị ngứa da đều không nguy hiểm và có thể kiểm soát tốt. Tuy nhiên, các bạn không nên chủ quan, hãy tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị thích hợp nhất.

Các loại bệnh ngứa ngoài da thường gặp nhất

Dưới đây là danh sách các loại bệnh ngứa ngoài da phổ biến nhất mà bạn cần nắm được. Việc nhận diện các bệnh lý này sẽ giúp mọi người biết cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. Chi tiết như sau:

Bệnh ghẻ gây ngứa ngoài da

Ghẻ không phải bệnh da liễu nguy hiểm nhưng thuốc các loại bệnh ngứa ngoài da dữ dội nhất. Ghẻ hình thành do ký sinh trùng, lây lan nhanh chóng khi tiếp xúc với vùng da hoặc dùng chung đồ với người bị bệnh.

Ghẻ khiến người bệnh bị ngứa nhiều về đêm vì đây là thời điểm cái ghẻ hoạt động. Việc gãi ngứa khiến da có thể bị nhiễm trùng, chàm hóa và gây biến chứng viêm cầu thận cấp nếu không được chăm sóc đúng cách.

Quá trình điều trị bệnh ghẻ thường cần lưu ý điều trị cho cả những người sống chung với bệnh nhân để tiêu diệt tận gốc cái ghẻ, tránh để bệnh có cơ hội lây lan. Hạn chế chà xát, cào gãi làm trầy xước da, nên bôi thuốc vào buổi tối trước khi ngủ để giảm cơn ngứa về đêm. Đồng thời ngăn cái ghẻ hoạt động, thoa toàn thân liên tục trong 2 – 3 đêm mới tắm.

Bệnh ghẻ gây ngứa ngoài da
Bệnh ghẻ gây ngứa ngoài da

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên dùng thuốc bôi với liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với việc sát khuẩn đồ dùng cá nhân. Nếu có thể hãy cách ly người bệnh với xung quanh và không dùng chung vật dụng để tránh bị lây ghẻ.

Bệnh vảy nến

Trong các loại bệnh ngứa ngoài da, vảy nến được xem là bệnh lý da liễu kéo dài và gây ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc trưng ở những người mắc bệnh vảy nến chính là tình trạng da đỏ kèm theo bong tróc vảy trên bề mặt tổn thương gây ra hiện tượng ngứa ngáy.

Khác với đa số bệnh nhân bị bệnh da liễu khác, người bị vảy nến có thể bị tổn thương ở móng, khớp và một số cơ quan khác. Với bệnh lý này, các bạn cần dưỡng ẩm, uống đủ nước hàng ngày, tránh cào gãi, hạn chế căng thẳng, tránh tiếp xúc với hóa chất và không dùng chất kích thích.

Nổi mày đay

Phần lớn các trường hợp bị nổi mề đay là do dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột. Dấu hiệu điển hình nhất khi bị mề đay chính là các đợt ban đỏ ngứa nổi lên trên bề mặt da.

Mề đay có thể kiểm soát bằng cách không chà xát lên vùng da đang tổn thương, hạn chế tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đồng thời cần dưỡng ẩm, làm dịu da và chú ý tới các tác nhân nghi ngờ gây ra phản ứng dị ứng để tránh tiếp xúc cũng như tránh để bệnh tiến triển xấu hơn.

Bệnh zona thần kinh

Các loại mẩn ngứa ngoài da có thể được hình thành do bệnh zona thần kinh. Người bị zona thần kinh rất dễ nhận biết, bởi trên da lúc này sẽ xuất hiện các chấm ban đỏ. Sau đó chúng sẽ chuyển dần thành các mụn nước kèm theo cảm giác đau nhức tại vùng da bị bệnh. Mụn nước do zona gây lên sẽ tập trung thành từng đám chạy dọc theo dây thần kinh ngoại biên nên chúng chỉ gây bệnh ở một bên cơ thể.

Bệnh zona thần kinh
Bệnh zona thần kinh

Ngoài những nốt mụn nước, bệnh nhân còn cảm thấy bỏng rát, ngứa nhiều ở vùng bị tổn thương. Cho đến khi mụn nước xuất hiện, cảm giác đau và bỏng rát sẽ càng nặng. Lúc này. người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau đầu. Khi vùng da tổn thương đã lành, bệnh nhân có thể bị đau dây thần kinh nên vẫn cần tiến hành điều trị tiếp để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bệnh nấm da

Đây là căn bệnh da liễu có khả năng lây lan, tái phát cực cao. Bệnh thường gặp nhất vào mùa hè, khiến bệnh nhân bị ngứa ngáy nhiều do sợi nấm tiết ra độc tố làm kích thích da. Các triệu chứng nấm da sẽ khác nhau tùy theo vị trí bị bệnh như nấm toàn thân, nấm da mặt, nấm da tay, nấm da chân, nấm kẽ – nấm móng, nấm da đùi hay hắc lào,…

Tương tự như bệnh ghẻ, nấm da rất dễ lây lan ra các vị trí khác trên cơ thể của bản thân cũng như lây cho người khác. Vậy nên tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị nấm da hoặc nếu có thể hãy cách ly người bệnh.

Viêm da cơ địa gây ngứa ngoài da

Viêm da cơ địa là bệnh về da đặc trưng bởi tình trạng da bị nổi phát ban đỏ, khô, ngứa thành nhiều đợt. Bệnh nhân bị viêm da cơ địa thường phải gánh chịu cơn đau dữ dội khi đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào mùa hè oi bức. Nếu càng gãi ngứa, vùng da bị viêm sẽ chảy dịch và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Ở nhóm đối tượng này, việc dưỡng ẩm là yếu tố cần thiết vì da lúc này khá khô. Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày sau khi tắm, tránh tắm bằng nước quá nóng, tắm quá lâu sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy một cách đáng kể. Bên cạnh đó, để tránh để triệu chứng tiến triển nghiêm trọng hơn, mọi người cũng nên dùng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ dịu, không chứa chất kích ứng và tránh tiếp xúc với bụi mạt,…

Viêm da tiếp xúc

Nhắc tới các loại ngứa ngoài da do bệnh lý thì không thể không đề cập tới viêm da tiếp xúc. Bệnh xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên nào đó khiến da bị kích ứng như kim loại, nước hoa, chất có trong mỹ phẩm,…

Viêm da tiếp xúc gây ngứa ngáy khá khó chịu
Viêm da tiếp xúc gây ngứa ngáy khá khó chịu

Làn da của người bị viêm da tiếp xúc sẽ xuất hiện những vết đỏ gây ngứa, đau và tróc vảy tại vị trí tiếp xúc với chất gây kích ứng. Nhiều trường hợp có thể hình thành mụn nước, tiết dịch mủ trông rất mất thẩm mỹ.

Ngứa ngoài da do viêm da mủ

Là bệnh lý ngoài da xuất hiện chủ yếu vào mùa hè do thời tiết nóng nực khiến da đổ nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tụ cầu khuẩn – liên cầu khuẩn sinh sôi, phát triển. Những bệnh lý thường gặp trong nhóm viêm da mủ thường là viêm nang lông, chốc lở, hăm kẽ, mụn nhọt, chốc loét, chốc mép,…

Bệnh chàm da

Chàm da là thuật ngữ chỉ những bệnh da liễu gây viêm da nhưng không lây nhiễm. Biểu hiện của bệnh là da có màu đỏ, khô và rất ngứa. Chàm da bùng phát do tiếp xúc với các chất kích thích, chất gây dị ứng, khí hậu thay đổi đột ngột,…

Ở những bệnh nhân trưởng thành, chàm da thường xuất hiện ở bàn tay, khuỷu tay và khu vực có nếp gấp da. Các dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh gồm có các mảng hồng ban hình thành trên da gây ngứa ngáy, có thể mọc mụn nước, dễ bị bội nhiễm khi mụn nước vỡ. Khi mụn nước bắt đầu bong ra, làn da sẽ trở nên khô cứng, đóng vảy khiến người bệnh cảm thấy tự ti.

Mắc bệnh lý về gan gây ngứa ngáy ngoài da

Ngứa da, nổi mẩn, da bị dị ứng có thể đến từ các bệnh lý về gan. Bởi gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể, chúng nắm giữ vai trò tiêu hóa, chuyển hóa các chất dinh dưỡng thiết yếu. Đồng thời chống độc bằng cách chuyển hóa, làm giảm độc tính và biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít hơn rồi đào thải ra bên ngoài qua phân/nước tiểu.

Suy giảm chức năng gan sẽ gây ra các bệnh lý ngoài da
Suy giảm chức năng gan sẽ gây ra các bệnh lý ngoài da

Bởi vậy nên nếu gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm sẽ khiến chất độc bị tích tụ, phát tán ra ngoài da gây ra các cơn ngứa ngáy, hình thành mụn nhọt,… Nếu không được chữa trị, về lâu dài bạn có thể bị mắc các bệnh lý nguy hiểm như xơ gan, viêm gan hay ung thư gan.

Các nguyên nhân gây ngứa da khác

Bên cạnh các loại bệnh ngứa ngoài da nêu trên, tình trạng da bị ngứa còn có thể do những nguyên nhân sau đây:

  • Dị ứng thời tiết: Đây là tình trạng cơ thể phản ứng lại với việc thay đổi thời tiết đột ngột do quá nóng hoặc quá lạnh. Biểu hiện của bệnh nhân lúc này chính là tình trạng mẩn đỏ ở một vùng da trên cơ thể hoặc toàn bộ kèm theo hiện tượng ngứa ngáy. Một số trường hợp có thể bị ngứa theo mùa, nhất là mùa hè, càng gãi sẽ càng ngứa.
  • Do côn trùng cắn: Những vết cắn của côn trùng trên da ban đầu thường rất nhỏ nhưng nếu không được xử lý tốt sẽ sưng to do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Phản ứng ngoài da thường gặp nhất chính là cảm giác ngứa ngáy dữ dội nơi bị cắn. kèm theo đó là tình trạng nổi hồng ban sưng phù hoặc tróc vảy.
  • Dị ứng thực phẩm: Là bệnh lý khá phổ biến, ngứa da có thể do các loại thực phẩm như hải sản, đậu phộng hoặc các chất bảo quản có trong thực phẩm. Trong nhiều trường hợp bị dị ứng thực phẩm nặng, bệnh nhân ngoài tình trạng ngứa da còn có thể bị phù mạch, khó thở và sốc phản vệ.
  • Dị ứng nước: Với những đối tượng có làn da mẫn cảm, khi tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm hoặc có chứa thành tố không phù hợp với da có thể bị kích ứng dẫn tới mẩn ngứa.
  • Ngứa ngoài da do mụn cóc (mụn cơm): Là u lành tính trên do do virus HPV xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước hoặc vết rách trên da và gây nhiễm trùng. Loại mụn này rất dễ lây lan từ người này qua người khác hoặc qua các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Khi bị mọc mụn cóc, bạn sẽ thấy xuất hiện các nốt mụn nhỏ, sần sùi, cứng, nốt mụn thường có màu vàng – nâu hoặc đen, kèm theo tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
  • Hình thành mụn trứng cá: Đây là bệnh da liễu khá phổ biến xảy ra khi các nang lông dưới da bị bít tắc làm xuất hiện các nốt mụn hoặc nhọt trên da. Mụn trứng cá thường mọc chủ yếu ở ngực, mặt, lưng và vai, nhất là trong độ tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân gây mụn trứng cá là do sự tăng tiết bã nhờn, tắc nghẽn lỗ chân lông và do vi khuẩn acnes. Người bị mụn trứng cá trên da sẽ xuất hiện tình trạng da đỏ, sưng tấy, bỏng rát, ngứa ngáy, có mụn mủ hoặc mụn bọc,…
Mọc mụn trứng cá cũng khiến da dễ bị ngứa
Mọc mụn trứng cá cũng khiến da dễ bị ngứa

Đối tượng dễ bị dị ứng ngứa da

Dị ứng ngứa da có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên phổ biến nhất là những trường hợp sau đây:

  • Trẻ em, người lớn tuổi.
  • Trường hợp có tiền sử gia đình từng mắc bệnh da liễu.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường, lupus ban đỏ, viêm ruột,…
  • Đối tượng có lối sống không lành mạnh như hay uống rượu, hút thuốc, ăn nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
  • Người sinh sống, làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
  • Trường hợp có cơ địa nhạy cảm với thời tiết hoặc một số loại thực phẩm nhất định.
  • Những trường hợp mắc bệnh về gan, chức năng gan suy giảm.
  • Đối tượng có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu cũng rất dễ mắc bệnh lý ngoài da, gây ngứa ngáy.

Biện pháp điều trị bệnh ngứa da

Để cải thiện tình trạng ngứa ngoài da, các bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tùy theo các loại bệnh ngứa ngoài da cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một vài cách trị bệnh ngứa da nói chung mà bác sĩ có thể tư vấn cho bạn.

Hỗ trợ điều trị bệnh ngứa ngoài da tại nhà

Ngứa da sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, dễ cào gãi làm xuất hiện các tổn thương, tăng nguy cơ lây lan trên diện rộng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đời sống. Để làm giảm cơn ngứa ngáy, bạn có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp cải thiện tình trạng ngứa da tại nhà sau đây:

  • Nha đam: Để tận dụng đặc tính dưỡng ẩm, bạn dùng phần thịt nha đam thoa lên vùng da bị ngứa để trong 10 – 15 phút. Các thành phần trong gel nha đam sẽ giúp giảm kích ứng, giảm ngứa, cấp ẩm cho da nhanh chóng.
  • Trà xanh: Là nguyên liệu có tính kháng khuẩn, chống nấm nên có thể dùng nước trà xanh để rửa vùng da bị ngứa hoặc để tắm hàng ngày.
  • Giấm táo: Nhờ hàm lượng axit axetic mà giấm táo có khả năng khử trùng tự nhiên cực tốt. Sử dụng giấm táo giảm ngứa ngoài da bằng cách pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa lên vùng da bị ngứa trong 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Baking soda: Với tính kháng nấm, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh ngoài da nên bạn hoàn toàn có thể dùng baking soda để kiểm soát triệu chứng của bệnh. Cụ thể, bạn cần pha bột baking soda với nước theo tỷ lệ 1:3 rồi thoa lên vùng da bị ngứa. Nếu bị ngứa toàn thân có thể ngâm mình trong bồn tắm trong 20 phút rồi tắm lại với nước sạch là được.
Các bạn có thể dùng gel nha đam để cấp ẩm, làm dịu da
Các bạn có thể dùng gel nha đam để cấp ẩm, làm dịu da

Lưu ý, dù là các cách chữa bằng nguyên liệu thiên nhiên khá an toàn nhưng không phải tình trạng bệnh nào cũng có thể áp dụng. Vậy nên để tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Đồng thời không nên áp dụng các cách hỗ trợ trị ngứa da trên lên vết thương bị hở hoặc đang có dấu hiệu nhiễm trùng.

Thuốc trị ngứa da dùng theo đơn kê toa

Trong trường hợp tình trạng ngứa ngoài da phát triển nghiêm trọng, có tính lây lan nhanh do viêm nhiễm, bệnh nhân sẽ cần dùng thuốc. Chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng histamin tại chỗ: Khi hệ miễn dịch giải phóng histamin vào các mô sẽ kích thích da phát sinh các triệu chứng lâm sàng như đỏ, sưng, nóng bừng và ngứa ngáy. Thuốc kháng histamin tại chỗ được dùng để ức chế phản ứng dị ứng, cải thiện các vấn đề trên da.
  • Thuốc gây tê tại chỗ: Được dùng để làm giảm triệu chứng ngứa da mặt, tay chân và vết ngứa do côn trùng cắn. Thuốc sẽ làm tê trên bề mặt, ít hấp thu nên có thể dùng trên vùng da nhạy cảm, có vết thương hở.
  • Thuốc kháng khuẩn, ký sinh trùng: Dùng trong điều trị ngứa do ghẻ bị bội nhiễm có mủ hoặc do ký sinh trùng.
  • Corticoid dùng ngoài da: Được chỉ định dùng để điều trị ngứa ngoài da như viêm da dị ứng, viêm da do thần kinh, viêm da tăng tiết bã nhờn, chàm, tổ đỉa, vảy nến, lupus ban đỏ hình đĩa hoặc các phản ứng dị ứng da do tiếp xúc khác.

Phòng ngừa ngứa da

Các loại bệnh ngứa ngoài da rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân gây ra nên chúng ta khó có thể tìm ra nguyên tắc trong việc phòng bệnh hay điều trị chung cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ bị ngứa ngoài da, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo như sau:

  • Uống nhiều nước lọc hoặc các loại trà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như trà quýt, trà cam, trà hoa cúc,…
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tính mát từ rau củ quả,…
  • Kiêng thực phẩm như hải sản, thịt bò và một số thực phẩm lên men.
  • Tránh sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, có chứa thành phần lành tính từ thiên nhiên, tránh dùng kem trộn – thuốc không theo toa từ bác sĩ.
  • Giảm căng thẳng, stress.
  • Ngủ đủ giấc.
Ngủ đủ giấc sẽ làm tăng sức đề kháng, giảm tình trạng ngứa ngoài da
Ngủ đủ giấc sẽ làm tăng sức đề kháng, giảm tình trạng ngứa ngoài da
  • Rửa tay thường xuyên với các loại xà phòng có tính diệt khuẩn.
  • Dùng kem chống nắng để để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, kể cả khi thời tiết âm u.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, thay giặt chăn màn thường xuyên.
  • Không mặc quần áo hoặc sử dụng khăn tắm với người đang bị bệnh da liễu. Đồng thời nên chọn quần áo có chất liệu mềm mịn, thoải mái để tránh gây cọ sát, làm ngứa da.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ một cách đổi ngột, hãy duy trì một môi trường tương đối mát mẻ, độ ẩm trung tính trong ngôi nhà – căn phòng của bạn. Đồng thời có thể dùng máy tạo độ ẩm trong mùa đông nếu da bị khô hoặc bị viêm da dị ứng để giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
  • Nếu từng bị dị ứng thực phẩm, dị ứng hóa chất thì cần hạn chế tiếp xúc, sử dụng hoặc dùng bao tay khi cần dùng tới chúng.
  • Trường hợp bị ngứa nhiều không rõ nguyên nhân, bệnh nhân cần tới bệnh viện có chuyên khoa da liễu thăm khám, kiểm tra sớm.

Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn danh sách các loại bệnh ngứa ngoài da phổ biến nhất. Ngứa ngoài da phần lớn đều không phải bệnh nguy hiểm nhưng có thể tác động xấu tới tính thẩm mỹ. Vậy nên ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da, mọi người nên thăm khám, kiểm tra và điều trị sớm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Da Mặt Bị Dị Ứng Nổi Sẩn Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Da Mặt Bị Dị Ứng Nổi Sần Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là hiện tượng thường gặp ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm. Tác nhân gây…
Mặt nạ trị mụn thâm cho da dầu

TOP 9 mặt nạ trị mụn thâm cho da dầu cực hot hiện nay

Mụn thâm là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em phụ nữ, vì đây là những tổn thương trên da cần rất nhiều thời…
Ngứa Da Vào Mùa Đông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa Da Vào Mùa Đông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa ngáy là triệu chứng thường bắt gặp ở nhiều người mỗi khi thời tiết trở lạnh. Tình trạng này khởi phát do rất nhiều…
Mụn Trứng Cá Thành Sẹo Lồi Là Do Đâu? Cách Điều Trị Phổ Biến Nhất

Mụn Trứng Cá Thành Sẹo Lồi Là Do Đâu? Cách Điều Trị Phổ Biến Nhất

Mụn trứng cá thành sẹo lồi là tình trạng nhiều người gặp phải nếu trong quá trình bị mụn không điều trị triệt để và…
Tiểu Đường Bị Ngứa Da Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tiểu Đường Bị Ngứa Da Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tiểu đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó tình trạng ngứa ngáy trên da. Trong một nghiên cứu vào…
mụn mủ ở vùng kín

Mụn Mủ Ở Vùng Kín: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị Và Các Lưu Ý

Mụn mủ ở vùng kín không chỉ gây ngứa ngáy, đau rát mà còn khiến bạn cảm thấy tự ti nên không đi khám sớm.…
Thâm Đỏ Sau Mụn: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

Thâm Đỏ Sau Mụn: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

Thâm đỏ sau mụn là tình trạng rất thường gặp ở những bạn có làn da dầu hoặc da tương đối nhạy cảm. Thâm mụn…
Hướng Dẫn Chăm Sóc Da Sau Khi Trị Nám Bằng Laser Hiệu Quả

Hướng Dẫn Chăm Sóc Da Sau Khi Trị Nám Bằng Laser Hiệu Quả

Việc chăm sóc da sau khi trị nám bằng Laser cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị của bạn. Da sau…
Chia sẻ
Bỏ qua