Peel Da Xong Bị Ngứa Có Sao Không? Cách Chăm Sóc Phục Hồi

Có rất nhiều người sau khi peel da xong bị ngứa ngáy, khó chịu. Vậy tại sao xuất hiện tình trạng này trên da? Nguy hiểm không? Nên làm gì để giảm ngứa da sau khi peel? Trong bài viết dưới đây, bác sĩ chuyên khoa Da liễu tại DrVitamin sẽ giải đáp chi tiết cho vấn đề này, giúp chị em có thêm kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc da.

Giải đáp nguyên nhân peel da xong bị ngứa

Peel da (thay da sinh học) là phương pháp sử dụng hoạt chất hóa học (AHA, BHA, TCA hoặc Retinol nồng độ axit mạnh) tác động lên bề mặt da, giúp loại bỏ lớp sừng già cỗi và các bụi bẩn, vi khuẩn nằm sâu trong lỗ chân lông. Kết quả thúc đẩy tăng sinh tế bào mới và làm đẹp da.

Sau khi peel da, nhiều người gặp tình trạng ngứa ngáy, khô ráp da. Phân tích về nguyên nhân peel da xong bị ngứa, bác sĩ chuyên khoa Da liễu tại DrVitamin cho biết cơ chế tác động của peel da là loại bỏ lớp biểu bì cũ với cường độ mạnh, khiến da bong tróc và kích thích tái tạo lớp da non mới, điều này có thể gây cảm giác ngứa ngáy trong vài ngày đến một tuần.

Sau khi peel da, nhiều người gặp tình trạng ngứa ngáy, khô ráp da
Sau khi peel da, nhiều người gặp tình trạng ngứa ngáy, khô ráp da

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây ngứa da sau khi peel da mặt hay lột da body như:

  • Peel da sai cách: Có nhiều người tự thực hiện peel da, lột da tại nhà nhưng chưa nắm rõ kiến thức chuyên môn, sử dụng các sản phẩm có nồng độ chất lột tẩy quá mạnh khiến da bị ngứa, khô, mẩn đỏ sau khi thực hiện.
  • Chọn cơ sở thẩm mỹ, spa không uy tín: Hiện nay có rất nhiều đơn vị thẩm mỹ, spa cung cấp dịch vụ peel da. Tuy nhiên, nếu bạn chọn phải đơn vị thực hiện không uy tín, sử dụng các sản phẩm peel da kém chất lượng, chưa được kiểm định sẽ khiến da kích ứng, ngứa ngáy, thậm chí viêm nhiễm nghiêm trọng.
  • Lạm dụng peel da: Tần suất thay da sinh học hợp lý sẽ phụ thuộc vào từng loại da và tình trạng da của mỗi người. Việc lạm dụng peel da vượt tần suất cho phép sẽ gây mỏng da, da nhạy cảm, xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn, thâm sạm, những trường hợp nghiêm trọng có thể bị nhiễm trùng da, ung thư da.

Peel da xong bị ngứa có nguy hiểm không?

Peel da xong bị ngứa là phản ứng bình thường, không đáng lo ngại và có thể dần dịu lại sau khoảng vài ngày. Đặc biệt, bác sĩ hoặc chuyên gia Da liễu thực hiện phương pháp này cũng sẽ hướng dẫn cách chăm sóc da phù hợp, giúp tình trạng này nhanh chóng cải thiện.

Tuy nhiên cần lưu ý, nếu tình trạng ngứa da kéo dài hoặc kèm theo các vấn đề bất thường khác như mẩn đỏ trên da, đau rát, chảy dịch,… Bạn cần đến bệnh viện da liễu hoặc phòng khám chuyên khoa để được chuyên gia thăm khám, đưa ra biện pháp chữa trị cần thiết.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi peel da đúng cách

Vậy sau khi peel da hoặc lột da body xong bị ngứa phải làm sao? Dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc da đúng cách giúp cải thiện các triệu chứng này, đồng thời thúc đẩy tốc độ phục hồi của da.

Làm sạch da nhẹ nhàng

Làn da sau khi peel khá mỏng và nhạy cảm, do đó cần bảo vệ cẩn thận, hạn chế tối đa tiếp xúc bụi bẩn để tránh tạo điều kiện hình thành ổ vi khuẩn. Đặc biệt, cần làm sạch da nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da. Trong 3 ngày đầu, chỉ nên làm sạch da với nước muối sinh lý, 3 ngày tiếp theo bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt lành tính, dịu nhẹ.

Ngoài ra, lưu ý không rửa mặt bằng nước nóng vì sẽ khiến da mất độ ẩm, gây khô ráp và dẫn đến ngứa da nghiêm trọng hơn.

Cấp ẩm liên tục giúp giảm ngứa sau khi peel da

Chuyên gia Da liễu khuyến nghị bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi peel da, bạn cần đảm bảo cấp ẩm liên tục cho da vì đây là thời điểm tốt giúp da hấp thụ các hoạt chất dưỡng da, phục hồi da. Một số phương pháp cấp ẩm da có thể áp dụng như: Dùng kem dưỡng ẩm, dùng toner, đắp mặt nạ giấy, mặt nạ đất sét,…

Cấp ẩm liên tục giúp giảm ngứa sau khi peel da
Cấp ẩm liên tục giúp giảm ngứa sau khi peel da

Dùng kem chống nắng

Do tính chất phương pháp peel da là bóc tách, loại bỏ lớp tế bào sừng trên thượng bị để kích thích tái tạo da mới, do đó da lúc này rất nhạy cảm, có thể kích thích hoạt động của melanin gây sạm da, tăng nguy cơ hình thành nám và tàn nhang. Đặc biệt, tia UV là một trong những yếu tố có thể làm hại da nên bạn cần thực hiện biện pháp phòng tránh ánh nắng từ trong ra ngoài:

  • Dùng kem chống nắng độ quang phổ rộng từ (khuyến nghị SPF > 30, PA ++++), ngoài ra có thể kết hợp thêm viên uống chống nắng để giúp tăng hiệu quả bảo vệ da.
  • Nên thoa kem chống nắng trước thời điểm ra ngoài ít nhất 30 phút.
  • Ưu tiên lựa chọn kem chống nắng có thành phần tự nhiên lành tính, tuyệt đối không chứa các chất dễ gây kích ứng như paraben, silicon.
  • Nên sử dụng các phương pháp che chắn bên ngoài như mặc áo chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, đeo kính râm,…
  • Sau khoảng 2 – 3 tiếng cần thoa lại kem chống nắng 1 lần. Đồng thời hạn chế ra ngoài trong thời gian nắng gay gắt nhất từ 9h – 16h hằng ngày.

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da đúng thời điểm

Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cần đảm bảo đúng thời điểm để mang lại hiệu quả tốt nhất mà không gây kích ứng, ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của da.

  • Từ 4 – 6 tiếng sau khi peel da: Không sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm nào, chỉ vệ sinh da nhẹ nhàng với nước muối sinh lý.
  • Sau 1 – 3 ngày peel da: Chỉ sử dụng kem chống nắng và xịt khoáng để cấp ẩm cho da.
  • Từ ngày thứ 4 sau khi peel da: Ngoài xịt khoáng dưỡng ẩm và kem chống nắng, bạn có thể sử dụng các sản phẩm phục hồi có thành phần dưỡng da với khả năng thấm nhanh như Vitamin B3 (Niacinamide), Vitamin B5 (Pantothenic Acid/ Panthenol), Glycerin, Ceramide, Lecithin, Hyaluronic Acid/Sodium Hyaluronate, Amino Acid (Axit Amin).
  • Từ ngày thứ 7 trở đi: Tình trạng peel da xong bị ngứa đã được cải thiện rõ rệt và da đã phục hồi đến 80%. Vậy nên lúc này bạn có thể quy về quy trình chăm sóc da thường ngày.

Uống thuốc giảm ngứa

Đối với tình trạng peel da xong bị ngứa dai dẳng, bác sĩ Da liễu sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi hoặc thuốc uống để cải thiện. Tuy nhiên, cần đảm bảo sử dụng thuốc giảm ngứa theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chế độ ăn uống cải thiện peel da xong bị ngứa

Để cải thiện tình trạng peel da xong bị ngứa, chuyên gia khuyến nghị bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Theo đó, nên tăng cường các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin E,… để tăng cường độ đàn hồi của da, chống viêm nhiễm, đồng thời kiểm soát quá trình da tiết dầu.

Nên tăng cường các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin
Nên tăng cường các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh ăn các thực phẩm có tính nóng, món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường muối đều không tốt cho làn da lúc này. Đặc biệt, để tránh hình thành sẹo lồi hoặc sẹo thâm, trong thời gian này cần tránh ăn các món ăn từ thịt gà, rau muống, thịt bò, đồ nếp.

Lưu ý quan trọng sau khi tiến hành peel da

Ngoài hướng dẫn chăm sóc peel da xong bị ngứa, chuyên gia đưa ra những lưu ý quan trọng dưới đây giúp thúc đẩy tốc độ phục hồi da, ngăn ngừa viêm nhiễm nguy hiểm.

Không xông hơi sau khi peel da

Trong 7 ngày kể từ khi peel da, tuyệt đối không xông hơi, không ngâm mình trong bồn tắm nước nóng. Bởi hơi nóng từ nước sẽ khiến làn da mới lột bị bỏng hoặc tăng sắc tố sau viêm. Hơn nữa, hơi nước cũng sẽ khiến lỗ chân lông mở rộng, tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng nguy hiểm.

Không tẩy tế bào chết

Về bản chất, peel da đã là một phương pháp thay da sinh học, thậm chí hiệu quả lấy đi tế bào chết còn cao hơn nhiều lần so với phương pháp tẩy tế bào chết thông thường. Do đó, chuyên gia Da liễu khuyến cáo bạn tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thêm bất cứ sản phẩm tẩy tế bào chết nào ngay sau khi peel da. Bởi điều này sẽ khiến da bị bào mòn quá mức gây nhạy cảm, dễ kích ứng khởi phát triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát, nổi mụn.

Không trang điểm

Người mới peel da được khuyến nghị không trang điểm trong vòng một tuần để da có thời gian nghỉ ngơi phục hồi tốt nhất. Đặc biệt, điều này cũng giúp tránh các kích ứng gây tổn thương từ hóa chất và dầu trong các loại mỹ phẩm trang điểm.

Không tự bóc mảng da bong

Sau khi peel da từ 3 – 5 ngày sẽ xuất hiện tình trạng da bị bong tróc. Bạn cần lưu ý để da được lột, bong tróc tự nhiên. Tuyệt đối không tự ý bóc các mảng da lên, điều này sẽ khiến da bị chảy máu, dễ để lại sẹo kém thẩm mỹ. Đồng thời, điều này cũng khiến da sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn.

Không tự bóc mảng da bong
Không tự bóc mảng da bong

Không sờ tay lên mặt

Việc thường xuyên đưa tay lên mặt sau khi peel da sẽ dễ khiến da tổn thương, trầy xước gây ngứa rát khó chịu. Tốt nhất nên dùng bông tẩy trang hoặc khăn mềm sạch tiếp xúc với da. Nếu bắt buộc phải chạm tay vào mặt, bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ.

Bên cạnh đó, cần buộc tóc gọn gàng, tránh để tóc chạm vào vùng da mặt mới được peel. Bởi trong tóc có thể bám nhiều bụi bẩn và dầu, nếu dính vào da sẽ dễ gây kích ứng.

Tạm ngưng những hoạt động gây đổ mồ hôi

Mồ hôi tiết nhiều sẽ khiến tình trạng da sau khi peel trở nên tồi tệ và tốc độ phục hồi chậm hơn. Bởi mồ hôi tiết khắp cơ thể khiến da ẩm ướt, dễ bám bụi bẩn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển mạnh mẽ. Lúc này, da dễ bị mụn, kích phát triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc khó chịu. Do đó, trong khoảng 5 ngày sau khi peel da, bạn cần tránh các hoạt động gây đổ mồ hôi như chạy bộ, nhảy dây, tập aerobic,…

Không tự peel da tại nhà

Ngoài những lưu ý sau khi peel da, chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị bạn nên thực hiện phương pháp này tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín, do trực tiếp bác sĩ da liễu hoặc chuyên viên thẩm mỹ có kiến thực, kinh nghiệm thực hiện. Bởi dù peel da an đơn giản nhưng do sử dụng sản phẩm có nồng độ acid tương đối cao, tạo ra các tác động sâu trong da nên dễ gây biến chứng nếu thực hiện sai cách

Trên đây là giải đáp chi tiết về tình trạng peel da xong bị ngứa và hướng dẫn cách chăm sóc cải thiện tình trạng này, giúp thúc đẩy phục hồi da hiệu quả. Trong trường hợp da ngứa ngáy nghiêm trọng, nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Da liễu để cải thiện tình trạng này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhuộm Tóc Bị Ngứa Da Đầu Do Đâu? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Nhuộm Tóc Bị Ngứa Da Đầu Do Đâu? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Nhu cầu nhuộm tóc làm đẹp đang ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở nữ giới. Tuy nhiên, có không ít người…
Da Bị Nổi Sần Như Da Gà Và Ngứa Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào

Da Bị Nổi Sần Như Da Gà Và Ngứa Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào

Da bị nổi sần như da gà và ngứa là tình trạng da liễu khá phổ biến. Bệnh không nguy hiểm nhưng nó lại gây…
Tiểu Đường Bị Ngứa Da Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tiểu Đường Bị Ngứa Da Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tiểu đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó tình trạng ngứa ngáy trên da. Trong một nghiên cứu vào…
Ngứa Da Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Thế Nào?

Ngứa Da Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Thế Nào?

Hiện tượng ngứa da sau khi tắm cho thấy làn da của bạn đã bị kích ứng với một yếu tố dị nguyên nào đó.…
Ngứa Da Vào Mùa Đông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa Da Vào Mùa Đông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa ngáy là triệu chứng thường bắt gặp ở nhiều người mỗi khi thời tiết trở lạnh. Tình trạng này khởi phát do rất nhiều…
Bị Ngứa Vùng Bụng Là Bệnh Gì? Hướng Dẫn Điều Trị Hiệu Quả

Bị Ngứa Vùng Bụng Là Bệnh Gì? Hướng Dẫn Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa da ở vùng bụng là hiện tượng thường gặp có thể xảy ra với bất kỳ ai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến…
Vùng Da Quanh Mắt Bị Khô Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Vùng Da Quanh Mắt Bị Khô Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Vùng da quanh mắt bị khô ngứa gây khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần và các hoạt động hằng ngày. Đây có thể là…
Bị Ngứa Da Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bị Ngứa Da Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bị ngứa da vào ban đêm không chỉ đơn giản gây cảm giác khó chịu bứt rứt ngoài da, đây còn là dấu hiệu cảnh…
Chia sẻ
Bỏ qua