Hướng Dẫn Nặn Mụn Đầu Đen Đúng Cách, An Toàn Tại Nhà

Nặn mụn đầu đen không đúng cách chính là nguyên nhân khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng. Vây phương pháp nặn cần thực hiện như thế nào đối với những nốt mụn đầu đen cứng đầu trên da đảm bảo an toàn và hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu về quy trình cụ thể các bước cùng các lưu ý quan trọng trong bài viết dưới đây!

Dấu hiệu xác định mụn đầu đen trên da và thời điểm có thể nặn

Bạn cần chú ý phân biệt mụn đầu đen với sợi bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông:

  • Sợi bã nhờn: Sợi bã nhờn thường xuất hiện trên sống mũi hoặc hai bên má, dưới hình dạng những chấm đen nhỏ. Nếu bạn cố gắng nặn những sợi bã nhờn sẽ có thể làm da bị tổn thương, thậm chí gây nhiễm trùng da.
  • Mụn đầu đen: Bụi bẩn và dầu nhờn tích tụ trong lỗ chân lông lâu ngày, gây tắc nghẽn chính là nguyên nhân khiến mụn đầu đen xuất hiện. Mụn đầu đen thường có phần cồi mụn nhô lên trên da, cứng và đen. Càng để lâu, mụn càng khiến lỗ chân lông to ra, từ đó dẫn đến tình trạng da trở nên sần sùi và làm mất thẩm mỹ.
Mụn đầu đen thường có phần cồi mụn nhô lên trên da, cứng và đen
Mụn đầu đen thường có phần cồi mụn nhô lên trên da, cứng và đen

Nặn mụn đầu đen sẽ đạt hiệu quả tốt khi bạn thực hiện vào thời điểm phù hợp. Bạn chỉ nên nặn mụn khi:

  • Mụn đã già, nhân mụn cứng, phần đầu mụn đen.
  • Nặn mụn 1 lần/tháng, không nên nặn mụn liên tục.
  • Nặn mụn vào buổi tối để làn da dễ phục hồi hơn.

Sau khi xác định được thời điểm, bạn cần biết cách nặn mụn đầu đen không bị thâm và an toàn. Hãy tìm hiểu các bước hướng dẫn nặn mụn đầu đen tại nhà ở phần tiếp theo.

Quy trình nặn mụn đầu đen an toàn tại nhà

Quy trình nặn mụn đầu đen đúng cách tại nhà gồm 4 bước:

Bước 1: Vệ sinh tay và cây nặn mụn

Bước vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn rất quan trọng nên bạn tuyệt đối không được bỏ qua. Sát trùng tay và dụng cụ nặn mụn cẩn thận giúp bạn tránh được trường hợp da mặt bị các vi khuẩn tấn công khiến các nốt mụn sưng viêm. Đồng thời, giúp ngăn ngừa mụn đầu đen xuất hiện trở lại.

Bạn hãy làm sạch dụng cụ nặn mụn với oxy già, Povidine, Betadine hay nước sôi để đảm bảo an toàn trước khi tiếp xúc trực tiếp với da. Sau đó, hãy rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng găng tay cao su để nặn mụn nếu muốn.

Sát trùng tay cẩn thận bằng xà phòng trước khi nặn mụn
Sát trùng tay cẩn thận bằng xà phòng trước khi nặn mụn

Bước 2: Rửa sạch da mặt

Rửa mặt thật sạch sẽ trước khi nặn mụn là bước không thể thiếu. Việc làm này sẽ giúp bạn loại bỏ hết những vi khuẩn, bụi bẩn và bã nhờn trên da, khiến các lỗ chân lông được thông thoáng, dễ chịu, ngăn ngừa tình trạng da bị viêm nhiễm.

Để làm sạch sâu da mặt, bạn hãy lựa chọn loại sữa rửa mặt dành cho da mụn, loại gel ít bọt, dịu nhẹ, chứa các thành phần giữ ẩm. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả làm sạch, bạn cũng có thể dùng máy rửa mặt.

Bạn cần rửa mặt thật sạch trước khi nặn mụn
Bạn cần rửa mặt thật sạch trước khi nặn mụn

Bước 3: Xông hơi cho lỗ chân lông giãn nở, thông thoáng

Sau khi rửa mặt sạch sẽ, bạn cần tiến hành xông hơi để giúp cho lỗ chân lông giãn nở ra và làn da mềm mại hơn. Các nốt mụn đầu đen vì thế sẽ dễ trồi lên, giúp quá trình nặn mụn diễn ra thuận lợi.

Để xông hơi cho da mặt, bạn cần:

Chuẩn bị: Lá sả, gừng.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá sả và gừng rồi cho vào nồi đun sôi. Sau đó đổ ra một tô lớn và tiến hành xông hơi.
  • Bạn cần trùm khăn, đồng thời áp mặt song song với tô khoảng 20cm để mặt tiếp xúc với hơi ấm ở khoảng cách hợp lý.
  • Xông hơi khoảng 10 phút thì rửa mặt thật sạch với nước ấm.
Xông hơi cho lỗ chân lông giãn nở, thông thoáng
Xông hơi cho lỗ chân lông giãn nở, thông thoáng

Bước 4: Nặn mụn đầu đen

Sau khi xông hơi, các lỗ chân lông đã nở rộng. Đây là lúc để bạn thực hiện bước cuối cùng: Nặn mụn đầu đen.

Cách nặn mụn đầu đen ở trán và má:

  • Đầu tiên, áp cây nặn mụn đã sát khuẩn lên nốt mụn đã già.
  • Dùng lực vừa đủ để ấn cho nhân mụn đầu đen trồi hết ra ngoài.
  • Thực hiện tương tự với các nốt mụn đã già khác.

Cách nặn mụn đầu đen ở mũi:

  • Đối với phần đầu mũi: Để cây nặn mụn theo hướng từ trên xuống, hơi nghiêng.
  • Đối với phần cánh mũi: Hướng đầu nhọn của cây nặn mụn xuống dưới sẽ giúp nốt mụn dễ trồi lên hơn và hạn chế các thương tổn cho da.
Lưu ý khi nặn mụn ở cánh mũi
Lưu ý khi nặn mụn ở cánh mũi

Lưu ý: Bạn nên nặn sạch cả nhân mụn ra ngoài. Tuy nhiên trong trường hợp không loại bỏ được hoàn toàn nhân mụn đầu đen, bạn cần đợi một thời gian để da có thời gian phục hồi trước khi thực hiện lần nặn mụn kế tiếp.

Một số lưu ý chăm sóc da sau khi nặn mụn đầu đen

Sau khi nặn mụn đầu đen, làn da bạn trở nên rất yếu và nhạy cảm. Do đó, bạn cần chăm sóc da thật cẩn thận bằng một số biện pháp sau:

  • Sát khuẩn cho da: Bạn hãy sử dụng dung dịch sát khuẩn Povidine hoặc Betadine thoa lên vùng da vừa mới nặn mụn. Mục đích để tiêu diệt các vi khuẩn có hại, ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp da lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, trong những ngày đầu sau nặn mụn, bạn nên rửa mặt hàng ngày bằng nước muối để làm giảm tình trạng sưng đau và hạn chế mụn tái phát. Hãy thực hiện phương pháp nặn mụn đầu đen từ 1 – 2 lần/ngày.
  • Se khít lỗ chân lông: Sau khi nặn mụn đầu đen, các lỗ chân lông trên da đang giãn nở rộng. Bạn cần tìm cách để khiến chúng se khít lại. Bạn có thể dùng đá trà xanh. Chỉ cần lăn nhẹ viên đá lên mặt để làm lành vết thương, đồng thời cung cấp dưỡng chất cần thiết thúc đẩy quá trình tái tạo da. Nếu không có đá trà xanh, bạn có thể dùng một viên đá nhỏ, nước vo gạo hay toner hoa hồng để bôi lên da.
  • Đắp mặt nạ làm dịu da: Bạn có thể đắp mặt nạ nghệ tươi. Nghệ tươi vốn nổi tiếng với công dụng làm đẹp, một trong số đó là tác dụng trị sẹo và thâm hiệu quả. Bạn có thể trộn nghệ cùng với mật ong hoặc trộn với sữa tươi để đắp lên da 2 lần mỗi tuần. Mặt nạ nghệ tươi sẽ cung cấp các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho da, giúp da hấp thụ và tái tạo nhanh hơn. Ngoài mặt nạ nghệ nghệ tươi, bạn cũng có thể đắp mặt nạ từ các loại trái cây khác như cà chua, dưa leo, khổ qua,…
  • Dưỡng ẩm cho da: Mụn có nguy cơ tái phát cao nếu như da bị khô và thiếu ẩm. Do đó, việc cấp ẩm cho da sau khi nặn mụn đầu đen là rất cần thiết. Dưỡng ẩm giúp làm dịu da, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da diễn ra nhanh hơn. Khi lựa chọn kem dưỡng ẩm, bạn nên ưu tiên những sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, chứa các thành phần từ thiên nhiên. Một số gợi ý bạn có thể tham khảo đó là kem dưỡng chiết xuất từ hoa cúc, lô hội, rau má,…
  • Bảo vệ da kỹ càng: Làn da bạn vừa mới chịu tổn thương nên rất yếu và nhạy cảm. Do đó, bạn cần chú ý che chắn da cẩn thận mỗi khi ra ngoài. Bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bụi bẩn và ánh nắng mặt trời. Hãy thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài và cũng đừng quên trang bị thêm áo chống nắng, khẩu trang, mũ, nón,… để bảo vệ da được tốt hơn.
Bôi kem chống nắng cẩn thận trước khi ra ngoài
Bôi kem chống nắng cẩn thận trước khi ra ngoài

Vậy là bài viết trên đã hướng dẫn cho bạn cách nặn mụn đầu đen đúng cách và an toàn ngay tại nhà. Trong trường hợp mụn đầu đen tái phát mạnh trên da, bạn nên tìm tới các bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nám Da Mặt Vùng Má: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị

Nám Da Mặt Vùng Má: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị

Nám da mặt vùng má không dễ điều trị mà cần có thời gian và kết hợp nhiều phương pháp để đẩy lùi hoàn toàn.…
Xuất Hiện Vết Đỏ Trên Da Không Ngứa Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Xuất Hiện Vết Đỏ Trên Da Không Ngứa Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Các bệnh ngoài da với những đốm đỏ thường gây ngứa rát khó chịu. Tuy nhiên trên thực tế, có những trường hợp xuất hiện…
Bị Tổ Đỉa Khi Mang Thai Nguy Hiểm Không? Cách Chữa An Toàn

Bị Tổ Đỉa Khi Mang Thai Nguy Hiểm Không? Cách Cải Thiện An Toàn

Tổ đỉa hình thành với đặc trưng là các nốt mụn nước sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, vô cùng khó chịu. Bệnh…
Tiểu Đường Bị Ngứa Da Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tiểu Đường Bị Ngứa Da Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tiểu đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó tình trạng ngứa ngáy trên da. Trong một nghiên cứu vào…
mặt nạ trị mụn tuổi dậy thì

Chuyên Gia Gợi Ý 16 Mặt Nạ Trị Mụn Tuổi Dậy Thì Tại Nhà An Toàn

Mặt nạ trị mụn tuổi dậy thì từ các nguyên liệu tự nhiên là giải pháp an toàn để điều trị các loại mụn, không…
Da Bị Nổi Sần Như Da Gà Và Ngứa Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào

Da Bị Nổi Sần Như Da Gà Và Ngứa Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào

Da bị nổi sần như da gà và ngứa là tình trạng da liễu khá phổ biến. Bệnh không nguy hiểm nhưng nó lại gây…
Vùng Da Quanh Mắt Bị Khô Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Vùng Da Quanh Mắt Bị Khô Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Vùng da quanh mắt bị khô ngứa gây khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần và các hoạt động hằng ngày. Đây có thể là…
Dị Ứng Thời Tiết Ở Mặt: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Dị Ứng Thời Tiết Ở Mặt: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Dị ứng thời tiết ở mặt là một vấn đề da liễu phổ biến và gây ra rất nhiều bất tiện, phiền toái cho người…
Chia sẻ
Bỏ qua