Ngứa Da Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Thế Nào?
Hiện tượng ngứa da sau khi tắm cho thấy làn da của bạn đã bị kích ứng với một yếu tố dị nguyên nào đó. Đa phần người bệnh đều bị ngứa trong vài giờ rồi tự khỏi nhưng cũng có trường hợp bị mẩn ngứa tới vài ngày. Vậy tại sao sau khi tắm lại bị ngứa? Cách xử lý và phòng ngừa bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được cách xử lý khi gặp phải trường hợp này.
Bị ngứa sau khi tắm là bệnh gì?
Ngứa da sau khi tắm không phải là tình trạng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên điều này lại gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Hiện tượng ngứa ngáy, nổi mẩn khi vừa tắm xong có thể do làn da phản ứng lại với các yếu tố dị nguyên như xà phòng, sữa tắm…. hoặc cũng có thể do bạn gặp các vấn đề về da liễu. Cụ thể như:
Bệnh chàm
Ngứa da sau khi tắm có thể là dấu hiệu của bệnh chàm. Dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này đó là nổi ban đỏ, mẩn ngứa, viêm da, khô da,… Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi vừa tắm xong.
Mày đay cholinergic
Đây là một căn bệnh với tác nhân gây bệnh là do nhiệt và mồ hôi. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, nổi sẩn phù khó chịu.
Dị ứng nước
Người bệnh bị ngứa da sau khi tắm có thể là do dị ứng với nguồn nước. Một số loại nước máy hiện nay có chứa nhiều thành phần hóa chất như clo, florua, thủy ngân, chì, lưu huỳnh, nitrat,… Những chất này có thể khiến làn da của bạn bị dị ứng và mẩn ngứa ngay sau khi tắm.
Dị ứng với những sản phẩm làm sạch hoặc chăm sóc da
Các loại sữa tắm, dầu gội, xà phòng, sữa dưỡng thể… nếu chứa nhiều hóa chất và hương liệu tổng hợp có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa da sau khi tắm. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở những người có làn da nhạy cảm, cơ địa dễ bị dị ứng hoặc mua phải các sản phẩm kém chất lượng, bị làm giả, làm nhái.
Dị ứng với bột giặt, nước giặt
Nước giặt hoặc bột giặt cũng là tác nhân gây dị ứng ngứa ngáy sau khi tắm. Nếu bạn sử dụng quần áo hoặc khăn lau người chưa được giặt sạch, vẫn còn dính cặn bột giặt thì sẽ dễ gặp phải tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Do da bị khô sau khi tắm
Trên da của chúng ta có một lớp dầu tự nhiên, có tác dụng giữ ẩm và bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại từ môi trường. Nếu bạn tắm quá lâu với nước nóng sẽ vô tình làm mất đi lớp dầu tự nhiên này. Từ đó làn da sẽ dần trở nên khô và ngứa hơn.
Bệnh đa hồng cầu
Đa hồng cầu là một căn bệnh mãn tính, một dạng ung thư máu hiếm gặp. Người bệnh bị đa hồng cầu sẽ có các dấu hiệu như da nổi mẩn đỏ, ngứa da, nhất là sau khi tắm nước ấm, chóng mặt, chảy máu, viêm khớp,…
Điều trị tình trạng ngứa da sau khi tắm
Có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng ngứa da sau khi tắm. Người bệnh chỉ cần dựa vào các dấu hiệu nặng nhẹ của bạn thân để lựa chọn cho mình một biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp giảm ngứa bạn có thể tham khảo.
Áp dụng các mẹo dân gian
Một số nguyên liệu tự nhiên có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy trên da sau khi tắm một cách hiệu quả. Đối với những trường hợp bị mẩn ngứa ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tham khảo áp dụng:
Nha đam
Nha đam là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da, chống khô nứt, ngứa ngáy hiệu quả. Ngoài ra, nha đam còn có chất chống oxy hóa, nhiều vitamin và khoáng chất khác, giúp giảm viêm, mẩn đỏ, hỗ trợ cải thiện những tổn thương trên da.
Cách thực hiện:
- Bạn chọn 1 nhánh nha đam tươi, rửa sạch và loại bỏ hết phần nhựa.
- Gọt phần vỏ và cạo lấy lớp gel bên trong.
- Thoa nha đam lên vùng da bị tổn thương, ngứa ngáy.
- Sau khoảng 20 phút khi nha đam khô rồi bạn hãy rửa lại cho thật sạch.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1-2 lần cho đến khi hết ngứa.
Tinh chất nghệ
Tinh bột nghệ có chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất và hoạt chất curcumin. Đây là chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm cực mạnh. Nhờ có chứa thành phần kháng khuẩn nên tinh bột nghệ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da, tăng cường sức đề kháng và giúp da sáng mịn khỏe mạnh.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chuẩn bị 1 thìa tinh bột nghệ.
- Pha với 200ml nước nóng, khuấy đều cho tan hết bột.
- Thêm vào đó 1-2 thìa mật ong cho dễ uống.
- Dùng mỗi ngày 2 ly mật ong nghệ để cải thiện tình trạng bệnh.
- Ngoài ra bạn cũng có thể trộn tinh bột nghệ với nước để tạo thành hỗn hợp dạng sệt, sau đó bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa, sau khoảng 15-20 phút thì rửa lại.
Cây nhọ nồi
Nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực. Đông y cho biết, loại dược liệu này có vị chua ngọt, tính mát, giúp bổ thận, tiêu nhiệt, dùng để cải thiện các bệnh về nhiễm trùng, trị ngứa ngáy, giúp nuôi dưỡng da khỏe mạnh.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chuẩn bị 1 nắm nhọ nồi, lá nhài, rau diếp cá, lá xương sông, lá khế với liều lượng vừa đủ.
- Tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch để loại bỏ đất cát.
- Cho dược liệu vào cối giã nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt.
- Dùng nước nhọ nồi chia thành 2 phần.
- 1 phần người bệnh dùng để uống, 1 phần để thoa lên vùng da bị ngứa.
Rau má
Rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Dân gian thường dùng rau má để cải thiện các bệnh ngoài da như rôm sảy, mụn nhọt, ngứa ngáy ngoài da và nhiều bệnh da liễu khác.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 30g rau má, đem rửa sạch, ngâm với nước muối 10 phút để loại bỏ tạp chất.
- Cho rau má vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn cùng với 150ml nước.
- Lọc lấy nước để uống, có thể cho thêm 1 ít đường tùy theo khẩu vị.
- Uống 1 ly/ngày, duy trì trong 3-4 ngày để làn da được phục hồi hoàn toàn.
Dùng thuốc bôi, kem bôi da
Nếu bạn không có nhiều thời gian để thực hiện các mẹo dân gian kể trên thì có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc bôi để giảm ngứa. Thuốc có tác dụng nhanh chóng, sử dụng đơn giản, tiện lợi. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Yoosun rau má: Đây là kem bôi da có chứa thành phần chính là rau má, rất an toàn, lành tính cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Sản phẩm có tác dụng làm mát da, giảm mẩn ngứa, kháng viêm, chống khuẩn, giúp nuôi dưỡng da mềm mịn và chữa lành những tổn thương trên da. Người bệnh bôi một lượng kem vừa đủ lên da, sử dụng mỗi ngày từ 2-3 lần.
- Eumovate Cream: Eumovate là loại thuốc có chứa thành phần corticosteroid được dùng để bôi tại chỗ. Thuốc giúp giảm ngứa ngáy, kích ứng do bệnh viêm da tiếp xúc, chàm,…. gây ra. Người bệnh bôi thuốc mỗi ngày từ 1-2 lần cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.
- Hydrocortisone Cream 1%: Đây là thuốc bôi da khá lành tính, giúp điều trị mề đay, mẩn ngứa, hỗ trợ chống viêm, cấp ẩm, làm dịu vết ngứa trên da. Bạn làm sạch vùng da bị mẩn ngứa, sau đó thoa một lớp thuốc mỏng lên da. Thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 3-4 lần để giảm ngứa hiệu quả.
- Phenergan: Phenergan là thuốc kháng histamin giúp chống tại chỗ. Thuốc có tác dụng điều trị mẩn ngứa, kích ứng da một cách nhanh chóng. Người bệnh bôi một lớp thuốc mỏng lên da, thực hiện mỗi ngày từ 3-4 lần cho đến khi bệnh có chuyển biến tốt.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Thông thường tình trạng ngứa da sau khi tắm đều không quá nghiêm trọng và sẽ được cải thiện sau vài giờ. Bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách áp dụng mẹo dân gian hoặc bôi thuốc giảm ngứa không kê đơn.
Tuy nhiên nhiều trường hợp bị ngứa da sau khi tắm xuất phát từ các yếu tố bệnh lý bên trong thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện các vấn đề sau:
- Tình trạng ngứa ngáy kéo dài trong nhiều ngày không khỏi.
- Xuất hiện các triệu chứng khác đi kèm như phát ban, tấy đỏ, bong tróc,…
- Cơn ngứa xuất hiện quá mức, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt.
- Người bệnh có dấu hiệu phồng rộp da, khó thở.
Phòng ngừa và khắc phục tình trạng ngứa da sau khi tắm
Để khắc phục tình trạng bị ngứa da sau khi tắm, người bệnh có thể tham khảo áp dụng các biện pháp sau:
- Không tắm bằng nước quá nóng hoặc tắm quá lâu vì điều này có thể khiến là da bị khô, mất đi lớp dầu tự nhiên. Do đó bạn chỉ nên tắm với nước ấm, nước mát và thời gian tắm < 20 phút để làn da luôn khỏe mạnh.
- Không nên tắm rửa quá nhiều lần trong một ngày. Tắm càng nhiều thì lượng dầu trên da sẽ càng bị mất đi. Vì vậy bạn chỉ nên tắm mỗi ngày 1 lần là đủ.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm làm sạch da có chứa các thành phần hóa học gây dị ứng. Tốt nhất bạn nên lựa chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên dịu nhẹ để sử dụng.
- Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng, mẩn ngứa thì nên ưu tiên tắm với các loại dược liệu có tác dụng sát trùng, giảm ngứa như: Lá khế, lá lốt, trầu không, lá chè,…
- Nên dùng thêm máy tạo độ ẩm không khí ở trong phòng ngủ, đặc biệt khi thời tiết hanh khô hoặc trở lạnh.
- Nên phơi khô quần áo dưới ánh nắng mặt trời, tránh để quần áo vẫn còn ẩm ướt hoặc dính bột giặt, nước giặt.
- Bôi kem dưỡng ẩm da sau khi tắm để cấp ẩm, khóa ẩm, giữ cho làn da luôn mịn màng, không bị khô ráp, ngứa ngáy, bong tróc.
- Hạn chế gãi ngứa bởi càng gãi thì tình trạng ngứa ngáy sẽ càng lan rộng. Chưa kể điều này còn khiến cho da dễ bị trầy xước, tổn thương và khiến tình trạng dị ứng, viêm nhiễm càng trở nên tồi tệ hơn.
- Kiểm tra nguồn nước nếu bạn nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm. Nước chứa nhiều ion kim loại Ca và Mg cũng có thể gây khô da và mẩn ngứa.
- Bạn nên uống thật nhiều nước, duy trì từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nước có vai trò cung cấp độ ẩm cho làn da. Nếu mất nước có thể khiến da bị khô và ngứa.
Trên đây là những thông tin về tình trạng ngứa da sau khi tắm. Đây là một phản ứng phổ biến ở nhiều người và đa phần đều không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu các triệu chứng khiến bạn khó chịu, lành ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thì hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!