Chóng Mặt Khi Nằm Ngửa Có Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp Cụ Thể]

Chóng mặt là triệu chứng phổ biến ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Bạn có thể gặp phải tình trạng này khi đang đứng, khi bất ngờ thay đổi tư thế hoặc chóng mặt khi nằm ngửa. Cho dù là trường hợp nào thì tình trạng trên cũng khiến bạn cảm thấy lo lắng và muốn tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục cũng như biện pháp phòng tránh. Bài viết dưới đây của Dr Vitamin sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Chóng mặt khi nằm ngửa là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm
Chóng mặt khi nằm ngửa là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân gây chóng mặt khi nằm ngửa

Chóng mặt là cảm giác mọi vật môi trường xung quanh mình chuyển động, quay cuồng. Đây là triệu chứng thường gặp trong một số bệnh lý và chúng cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các nguyên nhân dẫn tới tình trạng chóng mặt khi nằm ngửa có thể kể đến như:

Rối loạn tiền đình

Trong trường hợp chóng mặt khi nằm ngửa chỉ thỉnh thoảng xuất hiện và biến mất thì đây có thể là triệu chứng lành tính. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài từ 30 phút trở lên và xuất hiện liên tục thì chúng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó liên quan tới rối loạn tiền đình. Đây là cơ quan giúp giữ thăng bằng cho cơ thể và khi chúng bị rối loạn thì người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng chóng mặt, xây xẩm mặt mày khi đứng lên hoặc nằm xuống. 

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị đau đầu, mất ngủ,… có chứa nhiều thành phần gây ra các tác dụng phụ như choáng váng, chóng mặt. Tình trạng này càng dễ xảy ra khi người bệnh dùng thuốc không có sự kê đơn từ bác sĩ. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và khiến bạn gặp rắc rối thì nên tới gặp bác sĩ để yêu cầu được thay thế các loại thuốc khác phù hợp hơn. 

Chóng mặt khi nằm ngửa có thể do thiếu máu não

Thiếu máu cấp tính hay mãn tính đều là nguyên nhân khiến các bạn bị chóng mặt. Vì thế khi thể tích tuần hoàn máu trong trong cơ thể và sự vận chuyển oxy máu bị giảm đi thì cơ thể khó hoạt động để giữ thăng bằng tốt. Từ đó, bạn sẽ có triệu chứng chóng mặt khi nằm ngửa. 

Chóng mặt do thiếu máu não
Chóng mặt do thiếu máu não

Do bệnh lý tim mạch

Tim là cơ quan quan trọng trong cơ thể, thường chúng phải hoạt động 24/24h nhằm đảm bảo được chức năng bơm máu, oxy và dưỡng chất đi nuôi các bộ phận bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu cơ quan vận chuyển máu gặp vấn đề thì hệ tuần hoàn không cung cấp đủ máu lên não. Vì thế chúng sẽ làm ảnh hưởng tới các chức năng khác và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch. 

Nếu tim bị ảnh hưởng sẽ gây ra tình trạng chóng mặt do nhịp tim bị rối loạn. Trường hợp bạn gặp phải tình trạng này cộng thêm các biểu hiện khác như khó thở, tức ngực, nhịp tim không đều, vã mồ hôi hay rối loạn tiêu hóa thì nguy cơ cao bạn bị mắc bệnh tim mạch. Đây là bệnh lý cần theo dõi và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm khác. 

Chóng mặt do nằm ngửa do đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng ngưng máu lên não đột ngột gây tổn thương mạch máu não. Lúc này, não sẽ không được cung cấp đủ oxy nên không thể hoạt động. Khi tình trạng này kéo dài, não sẽ không thể điều khiển được các cơ quan khác trong cơ thể gây nên hiện tượng chóng mặt kèm theo triệu chứng đau đầu dữ dội, yếu tứ chi hay nửa người. 

Chóng mặt do bệnh Meniere

Bệnh ứ nội nước nội dịch vô căn trong tai hay còn được gọi với tên khoa học là Meniere. Đây là căn bệnh thường gặp ở những người từ 40 – 50 tuổi. Người mắc bệnh này sẽ có những biểu hiện như chóng mặt, ù tai, giảm thị lực hoặc có cảm giác áp lực trong tai và đôi khi là cảm giác buồn nôn,… Các triệu chứng này có thể kéo dài trong khoảng 20 – 4 tiếng và thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần. 

Bệnh Meniere thường hay gặp ở những người bị căng thẳng tâm lý và lo lắng gây mất thăng bằng áp lực dịch chứa trong tai. 

Meniere là bệnh rối loạn thính lực
Meniere là bệnh rối loạn thính lực

Cần làm gì khi nằm xuống bị chóng mặt?

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có 2 dạng chóng mặt là chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương. Chóng mặt ngoại biên chiếm khoảng 80% các trường hợp và nguyên nhân thường liên quan tới các rối loạn hoặc bất thường ở trong tai. Chóng mặt trung ương chiếm 20% và chúng thường liên quan tới bệnh lý tổn thương thân não hoặc tiểu não. 

Nếu tình trạng chóng mặt khi nằm ngửa xảy ra thường xuyên thì người bệnh cần phải đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như có hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh các phương pháp điều trị, các bạn cũng cần chú ý một số biện pháp giúp giảm thiểu tình trạng trên như sau:

  • Đầu tiên, bạn không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột mà thay vào đó hãy đổi tư thế từ từ. Kể cả khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng hay từ đứng qua nằm nhằm giúp cho cơ thể thích nghi dần. 
  • Các bạn tuyệt đối không dùng các chất kích thích cũng như không nên cúi đầu xuống thấp quá, càng không nên xoay đầu mạnh hay ngửa lên. 
  • Người bị chóng mặt cần phải tránh những công việc có tính chất nguy hiểm như lái xe, công việc trên cao nhằm đảm bảo độ an toàn tối thiểu cho người bệnh.
  • Hãy duy trì chế độ ăn uống khoa học, uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. Bạn có thể dùng nước chanh, nước gừng, nha đam để giúp hạ đường huyết và huyết áp. Việc làm này sẽ giúp người bệnh giảm nhanh tình trạng chóng mặt, choáng váng mà nhiều người gặp phải. 

Cách khắc phục tình trạng chóng mặt khi nằm ngửa

Để hạn chế cũng như khắc phục tốt tình trạng chóng mặt khi nằm ngửa, các bạn có thể tham khảo và áp dụng theo một số khuyến cáo sau đây:

Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý

Chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý là biện pháp để giúp người bệnh có một sức khỏe tốt cũng như hạn chế được tình trạng chóng mặt khi nằm ngửa hiệu quả. Cụ thể:

  • Người bệnh nên xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giúp ổn định lại hoạt động của hệ thần kinh mỗi khi bị chóng mặt.
  • Các bạn cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, nếu có thức dậy giữa đêm thì nên bật đèn sáng để thuận tiện cho việc di chuyển.
  • Trường hợp cảm thấy chóng mặt thì phải ngồi xuống ngay để tránh bị té ngã.
  • Nên giảm bớt áp lực công việc, trong cuộc sống để giúp tinh thần được thoải mái, giảm stress. 
  • Tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện tinh thần cũng như cải thiện được tình trạng bệnh chóng mặt khi nằm. 
Ngủ đủ giấc mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe
Ngủ đủ giấc mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe

Chế độ dinh dưỡng

Với chế độ dinh dưỡng, không chỉ với tình trạng chóng mặt khi nằm mà các bệnh lý khác cũng vậy. Các bạn cần cung cấp cho cơ thể đủ dưỡng chất cần thiết để đảm bảo các hoạt động được diễn ra một cách bình thường, tru trơn hơn. 

  • Khi bị chóng mặt, người bệnh nên uống ngay 1 ly đường hay mật ong để lấy lại cân bằng.
  • Nước chanh, gừng, nha đam cũng là một trong những thành phần giúp bổ trợ cũng như ngăn ngừa tình trạng chóng mặt hiệu quả.
  • Ngoài ra, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là Vitamin. Theo đó, các loại thực phẩm mà người bị chóng mặt nên sử dụng thường xuyên là cam, quýt, khoai lang, củ cải trắng,…. Nguồn cung cấp Vitamin B6 dồi dào có trong chuối, cải bó xôi, thịt gà, thịt lợn, cá ngừ, ngũ cốc và đậu. 
  • Cần nói không với những đồ uống có chứa các chất kích thích như cà phê, đồ ngọt, đồ uống có cồn,… Bởi chúng có thể khiến cho tình trạng chóng mặt của bạn trở nên tồi tệ hơn. 

Dùng thuốc điều trị chóng mặt khi nằm ngửa

Bên cạnh những cách khắc phục trên, các bạn cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên việc dùng thuốc trong trường hợp này cần được bác sĩ chỉ định. Người bệnh tuyệt đối không được mua thuốc về điều trị vì rất nguy hiểm và có thể gây phản tác dụng. 

Dùng thuốc điều trị chóng mặt khi nằm ngửa theo chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc điều trị chóng mặt khi nằm ngửa theo chỉ định của bác sĩ

Theo đó, các bạn cần đi khám để xác định nguyên nhân gây chóng mặt ngủ dậy hoặc khi nằm xuống và dùng thuốc điều trị nếu cần theo chỉ định từ bác sĩ. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong trường hợp này gồm có: 

  • Thuốc kháng Histamin như Diphenhydramin Hydroclorid, Eclizine hydrochloride (Antivert), Cinnarizine, Promethazine (Phenergan), Betahistine (Betaserc).
  • Thuốc kháng cholinergic như Dimenhydrinate (Dramamine) hay Amitriptyline (Elavil).
  • Thuốc chống nôn như Metoclopramide, Meclizine, Promethazine.
  • Thuốc an thần như  Seduxen, Diazepam, Lorazepam (Ativan).

Nhìn chung, chóng mặt khi nằm ngửa gây ra nhiều bệnh lý khác nhau nên bạn cần theo dõi và thăm khám, điều trị kịp thời để tránh dẫn tới biến chứng đáng tiếc. Mong rằng với những chia sẻ từ bài viết, các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. 

Tham khảo ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 Chu Kỳ Giấc Ngủ Kéo Dài Bao Lâu? Cách Tính Chu Kỳ Ngủ

1 Chu Kỳ Giấc Ngủ Kéo Dài Bao Lâu? Cách Tính Chu Kỳ Ngủ

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, rất nhiều bạn còn quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ. Thông thường, chúng ta cần…
Cần Phải Làm Gì Khi Trẻ 2 Tuổi Ngủ Không Sâu Giấc Ban Đêm?

Cần Phải Làm Gì Khi Trẻ 2 Tuổi Ngủ Không Sâu Giấc Ban Đêm?

Bé 2 tuổi khó đi vào giấc ngủ là một vấn đề phổ biến khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy cha mẹ phải…
Giấc Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh Qua Từng Giai Đoạn Cụ Thể

Giấc Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh Qua Từng Giai Đoạn Cụ Thể

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm, nhất là với những trường hợp mới sinh con lần đầu. Để…
6 Cách Vệ Sinh Giấc Ngủ Cho Bạn Một Cuộc Sống Khỏe Mạnh

6 Cách Vệ Sinh Giấc Ngủ Cho Bạn Một Cuộc Sống Khỏe Mạnh

Cuộc sống bận rộn, căng thẳng cùng với thói quen sinh hoạt không hợp lý khiến nhiều người gặp phải tình trạng thiếu ngủ hoặc…
Suy Nhược Thần Kinh Thực Vật: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Suy Nhược Thần Kinh Thực Vật: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Suy nhược thần kinh thần kinh thực vật là tình trạng đang ngày càng phổ biến hiện nay, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức…
Chóng Mặt Khi Ngồi Xuống: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Chóng Mặt Khi Ngồi Xuống: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Thường xuyên bị chóng mặt khi ngồi xuống, đứng lên là biểu hiện không hề bình thường, thậm chí trong một số trường hợp nó…
Suy Nhược Thần Kinh Ngoại Biên: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa

Suy Nhược Thần Kinh Ngoại Biên: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa

Suy nhược thần kinh ngoại biên là rối loạn chức năng của một hoặc nhiều dây thần kinh ngoại biên. Bao gồm nhiều hội chứng…
Giấc Ngủ Khoa Học Là Gì? Cách Tính Thời Gian Ngủ Khoa Học

Giấc Ngủ Khoa Học Là Gì? Cách Tính Thời Gian Ngủ Khoa Học

Một giấc ngủ khoa học không phải là việc bạn ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Bởi thời gian ngủ sẽ phụ thuộc…
Chia sẻ
Bỏ qua