Nhiệt Miệng Bôi Thuốc Gì? TOP 11 Loại Được Dùng Nhiều Nhất
Nhiệt miệng bôi thuốc gì là câu hỏi của không ít người bởi đây là phương pháp giúp đẩy lùi tình trạng khó chịu một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất. Để giúp bạn giải đáp thắc mắc này, chúng tôi xin gợi ý một số loại thuốc bôi nhiệt miệng đang được đông đảo người bệnh tin dùng.
Nhiệt miệng bôi thuốc gì? 11 sản phẩm được đánh giá cao nhất
Nhiệt miệng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như hệ miễn dịch suy giảm, vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn thực phẩm nhạy cảm với niêm mạc miệng…. Các vết loét lâu ngày sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng tới sinh hoạt. Để loại bỏ các triệu chứng này, hiện nay có nhiều loại sản phẩm và thuốc nhiệt miệng được các nha sĩ, dược sĩ chỉ định sử dụng. Trong đó, các loại dạng bôi có tác dụng tức thì được đánh giá cao.
Bạn có thể tham khảo một số loại sản phẩm hỗ trợ và thuốc nhiệt miệng bôi được dùng phổ biến dưới đây:
1. Sản phẩm cải thiện nhiệt miệng dạng bôi Kamistad Gel N
Kamistad N là dược phẩm bào chế dạng gel được khá đông người bệnh đánh giá cao nhờ khả năng giảm đau tứ thì. Đặc biệt, sản phẩm này cũng có khả năng sát khuẩn, chống viêm, ngừa nhiễm trùng rất tốt. Những bệnh nhân sử dụng Kamistad N bôi vào vết thương nhằm giảm cảm giác khó chịu ở thời gian đầu, chưa quen với các dụng cụ này.
Thành phần: Sản phẩm có một số thành phần chính với công dụng như sau:
- Lidocaine: Giúp gây tê.
- Benzalkonium Clorid: Giúp kháng khuẩn, ngăn nhiễm trùng.
- Tinh chất hoa cúc: Kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu các vết thương.
Ưu điểm:
- Kamistad N có khả năng giảm đau nhanh.
- Nhờ thiết kế dạng gel, hiệu quả của các hoạt chất sẽ được duy trì lâu hơn và dễ thoa đều lên khu vực bị nhiệt.
Nhược điểm: Khi dùng, Kamistad N có thể đi kèm với một số tác dụng phụ như kích ứng niêm mạc, gây bỏng rát.
Cách dùng:
- Sau khi súc miệng sạch sẽ thì lấy một lượng vừa đủ để bôi lên vùng bị nhiệt, sau bôi không ăn uống.
- Thực hiện bôi gel ngày 3 lần, liên tục 5 – 7 ngày.
Lưu ý: Nếu dùng cho trẻ em, chỉ nên sử dụng liều lượng bằng một nửa người lớn và không dùng quá 3 ngày liên tiếp. Sản phẩm cần được được chỉ định dùng cho bệnh nhân bởi bác sĩ, dược sĩ.
Giá bán: Khoảng 50.000 VNĐ/tuýp 10g.
2. Nhiệt miệng bôi gì? Zytee RB Gel
Zytee RB Gel thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid có khả năng giảm đau, giảm sưng hiệu quả. Loại thuốc bôi trị nhiệt miệng này chứa hợp chất Benzalkonium Chloride có tác dụng ngăn chặn khả năng giải phóng hormone Prostaglandin – một trong những nguyên nhân gây viêm đau trong khoang miệng. Bạn cũng có thể được nha sĩ chỉ định sử dụng Zytee RB Gel nếu bị đau khi mọc răng hay đau do làm răng giả.
Thành phần: Cholin Salicylat 9% và Clorua Benzalkonium 0,02%.
Ưu điểm:
- Thuốc bôi nhiệt miệng Zytee RB Gel có thể giảm đanh nhanh chóng, chỉ sau 3 – 4 phút kể từ lúc bôi và giảm đau trong 3 – 4 tiếng.
- Đây là loại thuốc có khả năng kháng khuẩn mạnh, có thể tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn gây bệnh.
Nhược điểm:
- Khi sử dụng, thuốc có thể gây ra một số hiện tượng như ngứa rát, nóng đỏ ở vùng bôi thuốc, mí mắt sưng, co giật, nôn mửa,…
- Phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi không được khuyến khích sử dụng loại thuốc này.
Cách dùng:
- Sử dụng 1 – 2 giọt gel Zytee RB Gel bôi lên vùng bị nhiệt.
- Mỗi ngày bôi thuốc 3 – 4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Giá bán: Khoảng 25.000 VNĐ/tuýp 10ml.
3. Thuốc bôi Oracortia trị nhiệt miệng
Oracortia cũng thuộc nhóm các loại thuốc steroid ở dạng thuốc mỡ. Sử dụng loại thuốc này giúp bạn giảm viêm, giảm đau tức thời, đặc biệt là các trường hợp bị viêm nướu lở loét tại khoang miệng, hầu họng.
Thành phần: Triamcinolone acetonide 0.1 g/100g, đây là một Glucocorticoid tổng hợp Flo.
Ưu điểm:
- Oracortia có khả năng giảm đau và chống viêm nhanh chóng.
- Sau một thời gian sử dụng, tình trạng nhiệt miệng có thể được đẩy lùi hoàn toàn.
Nhược điểm:
- Khi dùng, Oracortia có thể đi kèm với một số tác dụng phụ không mong muốn như rạn da, teo da, kích ứng, nhiễm trùng thứ phát, ban đỏ…
- Không dùng cho người bị nhiễm nấm, virus herpes, mụn trứng cá đỏ, phụ nữ có thai,…
Cách dùng:
- Sử dụng một lượng vừa đủ thuốc mỡ Oracortia bôi trực tiếp lên vùng niêm mạc bị nhiệt.
- Nên bôi trước khi ngủ để thuốc tiếp xúc với vị trí nhiệt suốt đêm mà không ảnh hưởng bởi việc ăn uống.
- Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần sau khi ăn.
Lưu ý: Mỗi lần chỉ sử dụng một lượng vừa đủ, không dùng liều cao, không dùng trong thời gian dài và không bôi thuốc trên diện rộng.
Giá bán: Khoảng 425.000 VNĐ/hộp.
4. Thuốc nhiệt miệng bôi Orrepaste
Nếu thắc mắc nhiệt miệng bôi thuốc gì thì câu trả lời là Orrepaste. Đây là loại thuốc thuộc nhóm steroid có thể ngăn ngừa tình trạng giải phóng chất gây viêm trong cơ thể. Orrepaste bên cạnh việc chữa nhiệt miệng cũng có thể giúp đẩy lùi tình trạng viêm lợi sưng má, viêm loét ở môi, mụn nước, nứt nẻ môi do lạnh hoặc đau răng sau chỉnh răng.
Thành phần: Triamcinolone Acetonide.
Ưu điểm: Loại thuốc này mang tới khả năng giảm đau, kháng viêm. ngừa dị ứng nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Orrepaste có thể đi kèm với một số tác dụng phụ như viêm loét đường tiêu hoá, rối loạn chuyển hoá Glucid, dị hoá Protein, suy thượng thận,…
- Loại thuốc này không dùng được cho phụ nữ có thai, người cho con bú, tiểu đường, bệnh nhân lao, người viêm loét dạ dày, đường ruột.
Cách dùng:
- Sử dụng một lượng gel như hạt đậu bôi lên vùng bị nhiệt trước khi ngủ.
- Mỗi ngày có thể bôi 2 – 3 lần nếu vết loét nghiêm trọng.
Lưu ý: Tuyệt đối không bôi thuốc lên diện rộng.
Giá bán: Khoảng 33.000 VNĐ/tuýp 5g.
5. Nhiệt, lở miệng bôi gì? Câu trả lời tốt nhất là Gengigel
Thuốc bôi nhiệt miệng Gengigel dạng gel được sử dụng cho bệnh nhân gặp các vấn đề rối loạn về nướu, xuất hiện các triệu chứng như chảy máu nướu, viêm nướu, tụt nướu, viêm lợi tụt lợi… Thuốc được chỉ định cho cả những bệnh nhân niêm mạc miệng tổn thương do dùng răng giả, nhổ răng, nhiễm nấm Candida,…
Thành phần: Xylitol, Cellulose Gum, Aqua, Alcohol, PEG 40 Hydrogenated Castor Oil, PVA, Sodium Hydroxide, Acid Blue 9 (CI 42090),…
Ưu điểm:
- Gel giúp giảm đau nhanh chóng và kháng viêm tốt.
- Nhờ thành phần Axit Hyaluronic là một chất tự nhiên được phát hiện trong mô liên kết của cơ thể nên Gengigel có khả năng kích thích sản sinh các mô khỏe mạnh mới. Khi mô mới phát triển trở lại, tình trạng nhiễm trùng sẽ được khắc phục, không còn tái phát.
Nhược điểm: Gengigel có thể đi kèm với một số tác dụng phụ không mong muốn như gây ngứa rát, đau nhức đầu, chóng mặt,…
Cách dùng:
- Bôi một lượng vừa đủ gel thuốc lên khu vực bị nhiệt.
- Sau 2 – 3 phút, khi gel thuốc khô lại, bạn có thể cảm nhận được tác dụng giảm đau mà thuốc mang lại.
- Mỗi ngày nên bôi thuốc 3 – 4 lần để đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh.
Giá bán: Khoảng 290.000 VNĐ/tuýp 20ml.
6. Kem bôi hỗ trợ giảm nhiệt miệng VNP
VNP là sản phẩm hỗ trợ nha khoa không chỉ có tác dụng với bệnh nhân nhiệt miệng mà còn phù hợp với trường hợp bị viêm lợi, dùng để sát khuẩn trước và sau khi thực hiện phẫu thuật nha khoa, cắm implant,…
Thành phần: Chlorhexidine digluconate 20mg và một số loại tá dược khác.
Ưu điểm: VNP giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh tại các vết loét từ đó phát huy tác dụng nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Khả năng sát khuẩn không kéo dài, ít tác dụng với nấm.
- Khi dùng, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện như khô miệng, răng đổi màu.
- VNP có thể gây xót, tổn thương mô hạt, làm quá trình lành thương tự nhiên bị cản trở.
- Khi dùng, bệnh nhân có thể bị giảm vị giác.
Cách dùng:
- Sử dụng tăm bông chấm kem VNP rồi bôi một lượng vừa phải lên vùng bị loét.
- Nên bôi sản phẩm sau ăn và không ăn hay uống gì sau 30 phút tới 1 giờ kể từ khi bôi.
- Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần, tốt nhất nên bôi vào buổi tốt.
Lưu ý: Bệnh nhân mẫn cảm với Chlorhexidine không nên sử dụng.
Giá bán: Khoảng 40.000 VNĐ/tuýp 10g.
7. Nhiệt miệng bôi gì nhanh khỏi? Emofluor
Về vấn đề bị nhiệt miệng bôi thuốc gì, câu trả lời an toàn, hiệu quả cho nhiều người là Emofluor. Đây là dược phẩm dạng gel được sử dụng cho bệnh nhân nhiệt miệng, ê buốt chân răng, viêm lợi, đau nhức lợi….
Thành phần: Stabilized Tin Fluoride SnF0.4% và các tá dược vừa đủ.
Ưu điểm:
- Emofluor có tác dụng sát khuẩn, giảm đau nhanh chóng, phù hợp với bệnh nhân viêm lợi, tụt lợi, viêm chân răng kèm mủ.
- Giúp ngừa sâu răng, hôi miệng sâu răng hiệu quả.
Nhược điểm:
- Emofluor có thể khiến răng bạn bị ố vàng nếu dùng trong thời gian dài.
- Trẻ em dưới 6 tuổi không thể dùng loại dược phẩm này.
Cách dùng:
- Sử dụng một lượng vừa đủ gel bôi trực tiếp lên vùng bị nhiệt rồi giữ nguyên trong 60 giây sau đó nhổ đi nhưng không được nuốt vào hay súc miệng lại.
- Mỗi ngày nên bôi 3 – 4 lần nếu vết nhiệt nghiêm trọng.
Giá bán: Khoảng 190.000 VNĐ/tuýp 75ml.
8. Trinolone Oral Paste – Kem bôi giảm nhiệt miệng từ Thái
Trinolone Oral Paste giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức, kháng viêm, ngăn ngừa vết nhiệt lan rộng và đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Loại kem nha khoa này không chỉ có tác dụng với nhiệt miệng mà còn có hiệu quả trong cả các trường hợp viêm họng, viêm lợi hay một số bệnh ngoài da khác.
Thành phần: Triamcinolone Acetonide.
Ưu điểm:
- Trinolone Oral Paste giúp giảm đau nhanh chóng và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.
- Thành phần sản phẩm an toàn, lành tính, khi dùng không gây kích ứng khoang miệng.
Nhược điểm:
- Khả năng sát khuẩn không cao nên chỉ phù hợp với trường hợp viêm loét nhẹ, các trường hợp viêm loét rộng, có bội nhiễm vi khuẩn khi dùng không phù hợp.
- Không nên lạm dùng bởi việc này có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như rạn da, teo da, nhiễm trùng thứ phát, phát ban,…
- Chống chỉ định với người nhiễm nấm, virus Herpes, loét hạch…
Cách dùng:
- Mỗi ngày bôi kem từ 2 – 3 lần sau khi đã súc miệng và làm khô vết loét.
- Khi bôi, nên thoa đều kem lên bề mặt vết loét.
Lưu ý: Khi dùng Trinolone Oral Paste không dùng liều cao, không bôi thuốc trên diện rộng, không dùng cho bà bầu, trẻ dưới 2 tuổi.
Giá bán: Khoảng 69.000 VNĐ/tuýp 5g.
9. Gel bôi miệng Urgo
Urgo sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như giảm xót nhanh, không cho vết loét lan rộng, đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét. Sản phẩm này có xuất xứ từ Pháp và đang được người dùng trên khắp thế giới rất ưa chung. Sau khi tiếp xúc với nước bọt Urgo tạo thành màng film mỏng giúp bảo vệ vết nhiệt khỏi các tác nhân gây bệnh trong suốt 4 giờ. Trong khoảng thời gian này, sản phẩm giúp sát khuẩn, chống viêm, giúp các vết lở loét nhanh hồi phục.
Thành phần:
- Dẫn xuất Cellulose: Giúp tạo màng film bảo vệ.
- Alcohol: Giúp sát khuẩn.
- Acid Carboxylic và Acid Mineral: Là những thành phần giúp giảm đau, kháng viêm.
- Một số thành phần khác: Chất làm ngọt Sucralose, nước cất, hương cam.
Ưu điểm:
- Urgo giúp bảo vệ vết loét trong thời gian nhất định từ đó tạo điều kiện cho các thành phần khác làm lành vết thương hiệu quả hơn.
- Giúp giảm đau tức thì và rút ngắn thời gian làm lành vết thương.
Nhược điểm:
- Chỉ phù hợp với tình trạng nhiệt miệng nhẹ, chưa đến giai đoạn nhiễm khuẩn nặng.
- Vì có chứa Alcohol nên thuốc có thể gây kích ứng khoang miệng, ảnh hưởng tới tế bào hạt.
Cách dùng:
- Thoa gel lên vết loét rồi đợi gel khô sau 10 giây.
- Mỗi ngày dùng tối đa 4 lần, dùng liên tục khoảng 3 – 5 ngày.
Lưu ý:
- Nếu vết loét có kích thước lớn hơn 1cm, không sử dụng loại thuốc này.
- Không dùng cho trường hợp viêm loét do virus herpes, vết thương nhiễm khuẩn, các vết loét sâu và chảy máu nhiều.
- Không dùng cho phụ nữ có thai, người cho con bú, trẻ dưới 6 tuổi, bệnh nhân dị ứng với Salicylic.
Giá bán: Khoảng 80.000 VNĐ/lọ 6ml.
10. Sản phẩm hỗ trợ chữa nhiệt Orajel Film-Forming Canker Sore Gel
Orajel Film-Forming Canker Sore Gel sở hữu công thức độc đáo với thành phần giảm đau mạnh mẽ, cho hiệu quả tức thì. Bạn có thể sử dụng sản phẩm khi bị nhiệt, viêm loét do mụn rộp, vết loét nướu răng,…
Thành phần:
- Thành phần hoạt tính: Zinc Chloride – 0,1% giúp làm se miệng vết loét, Benzalkonium Chloride – 0.02% có khả năng sát trùng, Benzocaine – 20% giúp giảm đau.
- Thành phần không hoạt động: Allantoin, Carbomer, Polyethylene Glycol, Edetate Disodium, Dầu Mentha Piperota (Bạc hà), Polysorbate 60, Propylene Glycol, Propyl Gallate, Stearyl Alcohol, nước, Natri Saccharin, PVP, Axit Sorbic.
Ưu điểm:
- Orajel Film-Forming Canker Sore Gel giúp giảm đau nhanh chóng và duy trì hiệu quả trong nhiều giờ.
- Có thể ngừa nhiễm trùng và giảm triệu chứng ngứa miệng.
Nhược điểm: Khi dùng, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như mẩn đỏ, kích ứng, đau,…
Cách dùng: Lấy một lượng gel như hạt đậu bôi trực tiếp lên vùng bị nhiệt rồi để sản phẩm khô trong 30 – 60 giây.
Lưu ý:
- Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi, không sử dụng quá 7 ngày trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
- Ngừng dùng gel nếu sau 7 ngày dùng vẫn không cải thiện tình trạng nhiệt hoặc xuất hiện các dấu hiệu như sưng tấy, phát ban, kích ứng, đau,…
- Nếu có tiền sử dị ứng với các loại thuốc gây tê cục bộ, thuốc gây mê “caine” khác không nên dùng loại dược phẩm này.
- Sản phẩm dễ cháy nếu tiếp xúc với lửa do đó nên tránh hút thuốc khi đã bôi gel.
Giá bán: Khoảng 230.000 VNĐ/hộp.
11. Mouthpaste – Giải pháp cho vấn đề: Nhiệt miệng bôi thuốc gì?
Mouthpaste là thuốc nhiệt miệng bán theo đơn dạng kem bôi có khả năng đẩy lùi tình trạng viêm loét, viêm nướu hoại tử lở loét, tổn thương ở niêm mạc miệng. Loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong các trường hợp đau nhức do viêm lợi, khô nẻ môi hay đau khi mọc răng, gắn răng giả, niềng răng…
Thành phần: Triamcinolone Acetonide 0.1% và tá dược.
Ưu điểm:
- Giúp giảm viêm, giảm đau nhanh chóng, vừa có tác dụng phòng nhiệt miệng, loét môi,…
- Có thể dùng để giảm đau răng, viêm quanh chân răng.
Nhược điểm:
- Mouthpaste có thể gây ra một số triệu chứng như rát, ngứa, kích ứng, khô, đỏ do có chứa thành phần Corticosteroid.
- Bệnh nhân bị tổn thương ở môi, miệng do nấm, vi khuẩn, virus thì không nên dùng.
Cách dùng:
- Sử dụng một lượng thuốc vừa đủ (như hạt đậu) bôi đều lên vùng bị nhiệt.
- Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần, không dùng quá 8 ngày liên tục.
- Khi bôi không bôi lên diện rộng hay bôi thành lớp dày.
Giá bán: Khoảng 19.500 VNĐ/hộp.
Lưu ý khi dùng thuốc chữa nhiệt miệng dạng bôi
Tìm hiểu nhiệt miệng bôi thuốc gì, sử dụng thế nào là điều cần thiết giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên bên cạnh đó, để đạt hiệu quả tốt nhất khi điều trị nhiệt miệng bằng thuốc bôi, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Chỉ mua thuốc tại các đơn vị, địa chỉ uy tín, tin cậy để đảm bảo thuốc chính hãng, có chất lượng tốt nhất.
- Kiểm tra kỹ bao bì thuốc trước khi dùng, xem còn nguyên vẹn hay không, có bị hỏng, hở chỗ nào không.
- Khi dùng thuốc, cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng bởi điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
- Cần ăn uống đầy đủ, bổ sung thực phẩm tốt cho sức khoẻ như thực phẩm giàu kẽm, rau củ, hoa quả tươi,…
- Tránh dùng các loại thức ăn có tính kích thích như đồ cay nóng, đồ uống có cồn, cafein…
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Nhiệt miệng bôi thuốc gì hiệu quả? Việc sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng là giải pháp đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi dùng, bạn cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng, thời gian và kết hợp các biện pháp chăm sóc sức khỏe, vệ sinh răng miệng đúng cách để đẩy lùi bệnh tận gốc, ngăn ngừa bệnh tái phát.