TOP 6 Thuốc Chữa Viêm Chân Răng Được Dùng Phổ Biến Nhất
Viêm chân răng là tình trạng nha khoa khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này khiến người bệnh đau nhức, khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Để giải quyết tình trạng này, sử dụng các loại thuốc chữa viêm chân răng là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn có biết loại thuốc nào tốt cho bệnh nhân bị viêm chân răng không? Cùng DrVitamin giải đáp qua bài viết dưới đây.
Những loại thuốc chữa viêm chân răng tốt nhất
Viêm chân răng là tình trạng nhiễm khuẩn tại các mô quanh chân răng. Một số trường hợp có thể ảnh hưởng tới các vị trí như tuỷ, xương ổ răng. Viêm chân răng được chia thành hai dạng chính là viêm cấp tính và mãn tính. Tình trạng viêm chân răng cấp tính nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển nặng hơn và dẫn tới tình trạng mãn tính.
- Dạng cấp tính: Người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như lợi sưng tấy, có thể xuất hiện túi mủ trắng, phần chân răng dễ bị chảy máu dù chỉ tác động nhỏ như đánh răng, dùng chỉ nha khoa. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, có khi cơn đau lan tới tận đỉnh đầu gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
- Dạng mạn tính: Viêm chân răng cấp tính không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng mãn tính, dễ tái phát và lặp lại liên tục trong thời gian dài và gây khó khăn cho việc chữa trị.
Viêm chân răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể tới vệ sinh răng miệng kém, suy giảm miễn dịch, thói quen hút thuốc, uống rượu bia,… Trong trường hợp này, nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng thuốc chữa viêm chân răng để loại bỏ các cơn đau nhức, viêm nhiễm khó chịu. Phương pháp này đơn giản, tiện lợi và mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Có nhiều loại thuốc trị viêm chân răng, tuy nhiên, bạn cần tìm đúng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả tối ưu và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một vài loại thuốc bạn có thể tham khảo để điều trị cho bản thân.
1. Thuốc chữa viêm chân răng Metronidazol Stada
Metronidazol Stada là kháng sinh chữa viêm chân răng khá phổ biến. Thành phần chính của thuốc là Metronidazol 400 mg cùng một số loại tá dược khác như Lactose Monohydrate, Acid Stearic, Magnesium Stearat ,…
Loại thuốc này có tác dụng mạnh với người bị viêm chân răng do vi khuẩn kỵ khí. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng với các bệnh nhân gặp một số vấn đề như:
- Viêm lợi, viêm loét lợi hoại tử.
- Bệnh Crohn ở kết tràng.
- Viêm loét dạ dày do HP tăng sinh.
- Nhiễm trùng vùng chậu.
- Bệnh nhân sau phẫu thuật cần ngăn ngừa vi khuẩn kỵ khí.
Cách dùng:
- Mỗi lần uống 200mg, ngày dùng 3 lần.
- Nên sử dụng thuốc sau ăn.
Giá bán: Khoảng 21.000 VNĐ/hộp 100 viên.
2. Thuốc viêm chân răng Cefixim
Viêm chân răng uống thuốc gì, câu trả lời là Cefixim. Loại thuốc này là sản phẩm được US Pharma Việt Nam bào chế, thường được kê đơn cho bệnh nhân viêm chân răng, viêm lợi, viêm nha chu cấp.
Thành phần chính của Cefixim là chất Cefixim Trihydrat. Cơ chế chính của thuốc là ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn gram âm, gram dương cùng nấm men từ đó khôi phục mô mềm bị tổn thương về trạng thái ban đầu.
Sử dụng Cefixim giúp bạn giảm đau, giảm sưng viêm và đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương. Nếu gặp trở ngại trong vấn đề ăn uống do viêm chân răng, loại thuốc này cũng giúp bạn khắc phục khó khăn này.
Cách dùng:
- Đây là thuốc kê đơn nên bạn cần dùng theo chỉ định bác sĩ.
- Nên uống sau khi ăn để ngăn ngừa tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Sau 1 tuần sử dụng, tình trạng viêm chân răng của bạn sẽ được cải thiện rõ ràng.
Giá bán: Khoảng 120.000 – 150.000 VNĐ/tuýp.
3. Thuốc điều trị viêm chân răng Amoxicillin
Amoxicillin là thuốc trị viêm chân răng được sử dụng khá phổ biến. Đây là kháng sinh thuộc nhóm Penicillin có tác dụng ức chế vi khuẩn phân bào và phát triển. Việc này khiến các loại vi khuẩn bị tiêu diệt từ đó giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức khó chịu do bệnh gây ra.
Cách sử dụng:
- Ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 250-500mg tùy theo từng trường hợp.
- Dùng thuốc liên tục 7 – 10 ngày tình trạng sưng lợi, viêm chân răng của bạn sẽ được giảm bớt.
- Nếu dùng cho trẻ em, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Giá bán: Khoảng 100.000 VNĐ/hộp 100 viên.
4. Thuốc chữa viêm chân răng Clindamycin
Clindamycin là kháng sinh nhóm Lincosamid với thành phần chính gồm Clindamycin Hydrochloride. Đây là một kháng sinh loại nhẹ và được bán phổ biến ở các hiệu thuốc. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn cản quá trình sửa đổi, phục hồi hồi liên kết ADN của vi khuẩn từ đó ngăn chặn các loại vi khuẩn này phát triển.
Cách dùng:
- Sử dụng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng đủ 500mg.
- Kiên trì sử dụng thuốc từ 6-8 ngày để triệu chứng viêm chân răng được cải thiện.
Giá bán: Khoảng 100.000 VNĐ/hộp 100 viên.
5. Erythromycin trị viêm chân răng
Với các trường hợp viêm chân răng, bạn có thể tham khảo kháng sinh Erythromycin, loại thuốc thuộc nhóm nhóm Macrolid. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhức, sưng tấy và khó chịu nhanh chóng.
Thành phần chính của thuốc là Erythromycin cũng một số tác dược khác có tác dụng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gram (+), vi khuẩn gram (-), Chlamydia cùng một số loại nấm khác. Erythromycin được coi như kháng sinh với công dụng độc đáo mà hiếm có loại nào đạt được. Không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi sưng má, thuốc còn có thể xoa dịu cơn đau và mang lại cảm giác ngon miệng cho người bệnh.
Cách sử dụng:
- Mỗi lần uống 250 – 500mg tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh.
- Ngày dùng 4 lần.
Lưu ý:
- Erythromycin là thuốc có tác dụng toàn thân vì thế nó có thể gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nổi phát ban, nổi mề đay, sốc phản vệ…
- Những người bị dị ứng với thành phần của thuốc, có tiền sử rối loạn gan, rối loạn chuyển hóa Porphyrin cấp tính,… thì không nên sử dụng loại thuốc này.
Giá bán: Khoảng 200.000 VNĐ/hộp.
6. Thuốc trị viêm chân răng Naphacogyl
Naphacogyl là thuốc có thành phần chính gồm Metronidazol và Spiramycin có tác dụng tốt với các trường hợp mắc bệnh về răng miệng. Loại thuốc này cung cấp kháng khuẩn giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm chân răng đồng thời khắc phục tình trạng sưng tấy, chảy máu và đau nhức chân răng. Là loại thuốc kê đơn nên bạn cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách dùng:
- Người lớn dùng 2 – 3 viên mỗi lần, ngày dùng 2 lần.
- Trẻ em từ 5 tuổi trở lên chỉ cần dùng 2 viên mỗi ngày.
Lưu ý:
- Trẻ em và phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.
- Khi dùng, Naphacogyl có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như vàng da, chóng mặt, tê lưỡi, rối loạn vị giác,….
Giá bán: Khoảng 20.000 – 25.000 VNĐ/hộp 20 viên.
Một số chú ý nếu dùng thuốc chữa viêm chân răng
Việc sử dụng thuốc chữa viêm chân răng là điều cần thiết giúp ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra đồng thời ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn sang giai đoạn mãn tính. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi dùng thuốc, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ, kiểm tra chính xác tình trạng màn bản thân gặp phải.
- Cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời gian và nên tái khám nếu nhận thấy bệnh không có tiến triển tích cực.
- Các loại thuốc chữa viêm chân răng đều có thể gây ra tác dụng phụ vì thế khi sử dụng bạn cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
- Bên cạnh dùng thuốc, cần hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm khô, cứng hay đồ cay nóng có thể gây kích ứng chân răng.
- Cần bổ sung thực phẩm tươi mát, rau xanh, trái cây, dưỡng chất, vitamin cần thiết để tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
Thuốc chữa viêm chân răng có thể giúp ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn và đẩy lùi những triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để đẩy nhanh quá trình điều trị.
Có thể thấy, viêm chân răng thường gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh như ăn uống khó khăn hoặc thiếu tự tin trong giao tiếp. Nếu chỉ viêm chân răng ở thể nhẹ, người mắc có thể điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa bệnh phát triển tạm thời, không đem lại hiệu quả điều trị triệt để tận gốc. Do đó, nếu chữa trị không đúng cách có thể khiến tình trạng viêm nhiễm kéo dài hoặc gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
MỜI BẠN THEO DÕI