Top 7 Thuốc Điều Trị Thiếu Máu Cơ Tim Bác Sĩ Khuyên Dùng
Thiếu máu cơ tim thường khởi phát do ảnh hưởng từ một số vấn đề bất thường tại tim mạch như xơ vữa động mạch, xuất hiện cục máu đông, dị dạng mạch vành bẩm sinh,… Khi mắc phải bệnh lý này, bạn cần dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa giúp đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng của bệnh và tránh phát sinh rủi ro không mong muốn.
Thông tin về bệnh thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim xảy ra khi mạng lưới mạch máu bao quanh tim bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần. Lúc này, lượng máu lưu thông đến tim sẽ bị suy giảm đáng kể, khiến tim không được cung cấp đủ oxy để co bóp và đẩy máu lưu thông đến các bộ phận khác trên cơ thể. Một số nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim thường gặp là xơ vữa động mạch vành, xuất hiện cục máu đông trong lòng mạch vành, bệnh vi mạch vành, cao huyết áp, vận động quá sức, cholesterol và triglycerid tăng cao,…
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, triệu chứng mà bệnh thiếu máu cơ tim biểu hiện ra bên ngoài còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh tình và sức khỏe tổng thể nên sẽ có sự khác nhau ở từng đối tượng. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này có thể kể đến là đau thắt ngực ổn định hoặc không ổn định, tim đập nhanh, phù phổi hoặc phù chi, mệt mỏi không lý do,…
Thiếu máu cơ tim không được điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng và làm suy giảm chức năng của gan. Điều này đã làm gia tăng nguy cơ khởi phát các bệnh lý như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim,… Nếu bệnh gây tắc nghẽn động mạch vành đột ngột sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Thuốc điều trị thiếu máu cơ tim được khuyên dùng
Sử dụng thuốc điều trị thiếu máu cơ tim nhằm mục đích cải thiện triệu chứng đau thắt ngực, ngăn chặn hình thành huyết khối và tăng cường lượng máu lưu thông đến tim. Đồng thời, phòng ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch, tránh đe dọa đến tính mạng. Hiện nay, các loại thuốc điều trị thiếu máu cơ tim đều hoạt động theo cơ chế tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ như làm giãn nở mạch máu, bào mòn mảng xơ vữa động mạch, làm sạch lòng mạch, cân bằng cholesterol,… Các loại thuốc được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng là:
1. Thuốc chẹn beta giao cảm
Thuốc chẹn beta giao cảm thuộc nhóm thuốc đối kháng cạnh tranh. Thành phần dược tính trong thuốc sau khi đi vào cơ thể sẽ kháng với các chất giao cảm để làm thư giãn cơ tim và chậm nhịp tim. Từ đó, nhu cầu oxy đối với cơ tim sẽ giảm dần và làm giảm chỉ số huyết áp của người bệnh. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để hỗ trợ làm giảm tần số của tim và nhu cầu tiêu thụ của tim, ngăn chặn vùng cơ tim bị hoại tử lan rộng.
Các loại thuốc chẹn beta giao cảm thường được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim là metoprolol, atenolol, propranolol… Khi mới bắt đầu bạn chỉ nên sử dụng thuốc ở liều thấp rồi tăng dần lên cho đến khi đạt được mục tiêu điều trị.
Các tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn beta điều trị thiếu máu cơ tim là nhịp tim chậm quá mức, chóng mặt mỗi khi đứng dậy, mệt mỏi, mờ mắt,… Cần báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ này. Tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ. Việc dừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng huyết áp và khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
2. Thuốc chẹn kênh canxi
Đây cũng là một trong những loại thuốc thường xuyên được kê đơn để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Tác dụng chính của thuốc là đẩy lùi cơn đau thắt ngực bằng cách ức chế kênh canxi tại tế bào tim để làm giãn nở mạch máu, làm chậm nhịp tim và hạn chế gây áp lực lên tim. Thuốc chẹn kênh canxi được khuyến cáo sử dụng cho những người không đáp ứng điều trị với thuốc chẹn beta.
Thuốc chẹn kênh canxi amlodipine và nifedipine thường được kê đơn điều trị cho nhóm người có nhịp tim bình thường. Còn với những người có nhịp tim nhanh sẽ được kê đơn điều trị bằng thuốc verapamil hoặc diltiazem.
Phù chân là tác dụng phụ thường gặp nhất khi bạn sử dụng thuốc chẹn canxi để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, táo bón,…
3. Thuốc giãn mạch nhóm Nitrat
Thành phần dược tính trong thuốc có tác dụng làm giãn nở mạch vành nhanh chóng để giảm sức cản ngoại vi, tăng cường tưới máu cho cơ tim và đẩy lùi cơn đau thắt ngực do bệnh gây ra. Ở một số trường hợp, thuốc còn có khả năng làm giãn nở tĩnh mạch để giảm gánh nặng cho tim và giảm nhu cầu oxy đến tim.
Nitroglycerin là loại thuốc giãn mạch thuộc nhóm nitrat được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thuốc được bào chế dưới dạng hai dạng là giải phóng nhanh hoặc giải phóng kéo dài. Dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị cho phù hợp. Các loại thuốc giãn mạch nhóm nitrat ít được sử dụng hơn là Isosorbide dinitrate, Isosorbide mononitrat,… Thường chúng chỉ được kê đơn điều trị với bệnh nhân bị xơ gan do ít chuyển hóa tại gan.
Khi sử dụng thuốc nitrat điều trị thiếu máu cơ tim bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như giãn mạch quá mức, nhức đầu thoáng qua, hạ huyết áp tư thế đứng, đỏ bừng mặt,… Tốt nhất, khi sử dụng thuốc bạn nên ngồi xuống và không đứng dậy đột ngột. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý. Nếu bạn sử dụng thuốc kéo dài liên tục mà không có khoảng nghỉ cũng rất dễ bị lờn thuốc. Vì thế, bác sĩ thường kê đơn thuốc giãn mạch nhóm nitrat kết hợp với các nhóm thuốc khác để điều trị bệnh.
4. Thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới
Trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với các nhóm thuốc trên trong điều trị bệnh hoặc bị chống chỉ định với các nhóm thuốc trên, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới. Được dùng phổ biến là:
- Trimetazidin: Khi sử dụng thuốc Trimetazidin để điều trị thiếu máu cơ tim sẽ không gây ra bất kỳ thay đổi nào về huyết động và nhịp tim. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là duy trì sự ổn định năng lượng trong tế bào cơ tim khi thiếu máu nuôi dưỡng. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn,…
- Ivabradine: Thuốc được lưu hành tại Việt Nam vào năm 2016. Dược tính trong thuốc khi được cơ thể hấp thụ sẽ tác động lên nút xoang để làm chậm nhịp tim và giảm đau thắt ngực. Trong quá trình dùng thuốc Ivabradine trị bệnh, chỉ số huyết áp dụng như sức co bóp của cơ tim sẽ không bị ảnh hưởng. Ưu điểm của nhóm thuốc này là có thể sử dụng để điều trị bệnh cho cả bệnh nhân bị hen suyễn và co thắt phế quản. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn là rối loạn thị giác, táo bón, chậm nhịp tim quá mức, tiểu chảy,…
5. Thuốc ức chế men chuyển angiotensin
Sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin trong điều trị thiếu máu cơ tim nhằm mục đích làm thư giãn mạch máu và hạ huyết áp, giảm biến cố tim mạch và ngăn ngừa biến chứng. Loại thuốc này thường được kê đơn điều trị với những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim cục bộ kèm theo huyết áp cao hoặc tiểu đường. Ngoài ra, bệnh nhân bị suy tim hoặc giảm sức co bóp tại tim cũng có thể dùng thuốc để cải thiện tình trạng bệnh.
Chứng minh lâm sàng cho biết, sử dụng thuốc ức chế men chuyển trong điều trị bệnh sẽ có tác dụng làm giảm tỷ lệ tử vong khi bệnh thiếu máu cơ tim tiến triển nặng. Các loại thuốc ức chế men chuyển thường được bác sĩ kê đơn là Enalapril, perindopril, lisinopril… Đây là thuốc trị bệnh có độ an toàn khá cao. Rất ít trường hợp gặp phải các tác dụng phụ như ho khan, rối loạn tiêu hóa,…
6. Thuốc chống đông máu
Nhóm thuốc này thường được kê đơn điều trị cho những trường hợp bị thiếu máu cơ tim có nguy cơ hình thành cục máu đông cao. Ví dụ như bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim do xơ vữa động mạch, sau phẫu thuật đặt stent mạch vành, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành,…Các thuốc chống đông máu được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh là aspirin, warfarin, Ticlopidine, Clopidogrel,…
Nếu bạn sử dụng thuốc chống đông máu kéo dài để điều trị bệnh sẽ gây ra tác dụng phụ chảy máu quá mức. Vì thế, trong suốt quá trình điều trị bệnh bạn cần đến bệnh viện làm xét nghiệm máu định kỳ. Đồng thời, báo cho bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường như chảy máu chân răng, bầm tím dưới da, chảy máu cam,… để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
7. Thuốc hạ mỡ máu điều trị thiếu máu cơ tim
Hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh thiếu máu cơ tim đều có liên quan đến sự xuất hiện của các mảng xơ vữa bên trong động mạch. Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân gây ra tình trạng này thường gặp nhất. Khi mảng xơ vữa xuất hiện trong động mạch sẽ gây chít hẹp lòng mạch và giảm lưu lượng máu tuần hoàn về tim.
Vì thế, bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim có chỉ số mỡ máu cao cần sử dụng thuốc hạ mỡ máu để kiểm soát tốt chỉ số này. Các loại thuốc hạ mỡ máu thường dùng là thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, nhóm Fibrate, Colestipol, Ezetimibe,… Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là tiêu chảy, táo bón, đau cơ, đau đầu, chóng mặt,…
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim được xác định là bệnh lý rất nguy hiểm và có thể phát sinh biến chứng đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Để triệu chứng của bệnh nhanh chóng được đẩy lùi và cải thiện sức khỏe tổng thể thì ngoài việc dùng thuốc bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh để cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiếp tục tiến triển theo chiều hướng xấu. Các loại thực phẩm nên ăn là sữa không béo, ngũ cốc, rau củ quả, thực phẩm giàu omega-3, trà xanh,… Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều muối và đường, chất béo có hại cho tim mạch và chất kích thích.
- Duy trì lối sống tích cực trong suốt quá trình điều trị bệnh thông qua thói quen tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày, giữ cho tâm trạng luôn thư giãn và thoải mái, hạn chế căng thẳng stress, ngủ đúng giờ và đủ giấc, duy trì cân nặng hợp lý,… Mất ngủ thường xuyên có thể gây ảnh hưởng xấu đến bệnh tình.
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý tăng giảm liều lượng của thuốc, ngưng thuốc đột ngột hoặc mua thuốc về dùng để điều trị bệnh, tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.
- Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường hoặc bệnh tình chuyển biến nặng, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh đe dọa đến tính mạng. Tiến hành tái khám định kỳ để kiểm tra mức độ đáp ứng điều trị của cơ thể và điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần thiết.
Bài viết trên đây là thông tin về các loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là bệnh lý không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng dễ phát sinh biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe. Ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị chuyên khoa.
Cùng Chuyên Mục: