Thiếu Máu Cơ Tim
Hiện nay vấn đề về tim mạch gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt là tình trạng thiếu máu cơ tim - bệnh lý phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Vậy thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào, mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thiếu máu cơ tim là gì? Có nguy hiểm không?
Thiếu máu cơ tim hay thiếu máu cục bộ nơi tim xuất hiện khi bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch vành - là mạng lưới mạch máu bao quanh tim. Lúc này lưu lượng máu đến tim giảm, nồng độ oxy không đủ để tim co bóp và đẩy máu lưu thông đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Thiếu máu cơ tim thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh phát triển nặng hơn sẽ làm suy giảm các chức năng của tim. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các vấn đề như: Rối loạn nhịp tim, suy tim hay nhồi máu cơ tim. Đặc biệt chứng bệnh nhồi máu cơ tim có tỷ lệ tử vong cao. Khi mắc bệnh, động mạch vành sẽ bị tắc nghẽn đột ngột và đe dọa đến tính mạng.
Vậy nên, bạn cần tìm hiểu kỹ về tình trạng thiếu máu cơ tim - những nguyên nhân và triệu chứng để có thể phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim, trong đó chủ yếu là các bệnh lý liên quan, có thể kể đến như:
- Xơ vữa động mạch vành: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng bệnh thiếu máu cơ tim, thường do sự tích tụ Cholesterol và Canxi trong động mạch vành. Các mảng bám này nếu không được loại bỏ sẽ dày lên, làm lòng mạch hẹp và xơ cứng, giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng tim. Những người bị xơ vữa động mạch sẽ gặp các triệu chứng đau thắt ngực hoặc khó chịu ở lồng ngực.
- Do các cục máu đông trong lòng mạch vành: Khi các mảng xơ vữa bị vỡ sẽ hình thành các cục máu đông làm cản trở dòng máu lưu thông đến tim, gây ra các cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
- Bệnh vi mạch vành: Tình trạng rối loạn chức năng của nội mô ở hệ vi mạch vành làm cho các mạch máu trong tim co thắt đột ngột, ngăn dòng chảy của máu cung cấp oxy cho tim và gây nên hiện tượng thiếu máu cơ tim.
Ngoài ra, thiếu máu cơ tim cũng thường xuất hiện trong các trường hợp sau:
- Nồng độ Cholesterol và Triglycerid trong máu tăng cao gây ra hiện tượng xơ vữa động mạch.
- Bệnh cao huyết áp có thể làm tổn thương các động mạch cảnh và giảm lượng máu nuôi tim.
- Những người lười vận động có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim cao hơn người bình thường.
- Thường xuyên hút thuốc lá sẽ gây xơ cứng thành động mạch, hình thành các cục máu đông và dẫn tới tình trạng thiếu máu cơ tim.
- Khi vận động quá sức, tâm lý căng thẳng, sử dụng cocain hay do nhiệt độ quá lạnh cũng ảnh hưởng tới tim mạch và xuất hiện bệnh lý này.
Dấu hiệu thiếu máu cơ tim
Biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Một số triệu chứng điển hình khi bị thiếu máu cơ tim như:
- Đau thắt ngực ổn định: Cơn đau này xuất hiện khi người bệnh làm việc gắng sức, xúc động mạnh và thuyên giảm khi nghỉ ngơi hay sử dụng thuốc giãn mạch.
- Đau thắt ngực không ổn định: Những cơn đau xuất hiện thường xuyên kèm theo triệu chứng khó thở, mệt mỏi, choáng váng.
- Tim đập nhanh: Người bệnh sẽ có nhịp tim trên 100 nhịp mỗi phút kèm theo hiện tượng đánh trống ngực, cảm giác bồn chồn, hồi hộp.
- Phù phổi hoặc phù chi: Các chất lỏng tích tụ trong cơ thể sẽ khiến người bệnh trằn trọc, khó ngủ và có thể gây nên bệnh suy tim.
- Mệt mỏi: Người bị thiếu máu cơ tim thường cảm thấy mệt mỏi không lý do.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Việc chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim được thực hiện bằng y học hiện đại, mang đến kết quả chính xác và nhanh chóng như:
- Điện tâm đồ: Đây là phương pháp bắt buộc thực hiện đầu tiên khi chẩn đoán các vấn đề về tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành. Khi tiến hành, các bác sĩ sẽ nhìn thấy các biến đổi sóng ST - T hoặc sóng Q hoại tử của tình trạng nhồi máu cơ tim.
- Điện tâm đồ gắng sức: Nếu như điện tâm đồ khi nghỉ chỉ phát hiện được bệnh với độ chính xác là 20 -30 %, điện tâm đồ gắng sức có khả năng phát hiện lên đến 60-70% các bệnh lý về mạch vành. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thảm chạy hoặc đi xe đạp lực kế và ghi lại điện tâm đồ trong lúc họ đang vận động mạnh.
- Siêu âm tim và siêu âm tim gắng sức: Những hình ảnh mà biện pháp siêu âm tim đưa ra giúp bác sĩ phát hiện các rối loạn đang diễn ra ở vùng cơ tim.
- Chụp cắt lớp vi tính mạch vành: Các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh sau khi chụp để đánh giá mức độ hẹp và vị trí hẹp của mạch vành, từ đó xác định tình trạng bệnh. Tuy nhiên nếu mạch vành bị vôi hóa sẽ khó để mang lại kết quả chính xác.
- Chụp động mạch vành qua ống thông: Đây là biện pháp đòi hỏi kỹ thuật cao, xâm lấn vào bên trong cơ thể, nhưng mang đến kết quả chính xác cao. Ống thông được bác sĩ đưa qua đường mạch máu đến chụp các động mạch vành để xác định mức độ hẹp của động mạch. Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể sử dụng kết hợp các kỹ thuật khác để đánh giá chính xác những tổn thương mạch vành.
Cách chữa trị bệnh thiếu máu cơ tim
Hiện nay có rất nhiều cách để chữa trị và đẩy lùi tình trạng thiếu máu cơ tim, người bệnh nên tìm hiểu kỹ hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cho mình các biện pháp phù hợp nhất.
Dùng thuốc Tây y
Cách điều trị bệnh thiếu máu cơ tim phổ biến nhất là sử dụng thuốc Tây y như:
- Nhóm thuốc Nitrat như: Nitroglycerin, Isosorbide dinitrate hay Isosorbide mononitrate có tác dụng tăng cường máu lưu thông đến tim, giảm các cơn đau thắt ngực điển hình, đồng thời làm giãn tĩnh mạch và giảm áp lực cho tim.
- Thuốc chẹn beta vừa có khả năng thư giãn cơ tim, giảm nhu cầu oxy và làm hạ huyết áp ở người bị thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên các loại thuốc này mang đến tác dụng phụ như: Làm nhịp tim bị chậm quá mức, chóng mặt, mệt mỏi, mắt mờ,... Bệnh nhân bắt đầu điều trị sẽ được chỉ định các loại thuốc: Atenolol, Propranolol, Metoprolol, với liệu lượng thấp và tăng dần khi đạt được mục đích điều trị.
- Thuốc ức chế và chuyển men Angiotensin tuy không có tác dụng giảm đau thắt ngực nhưng có thể làm giãn mạch máu và tránh tình trạng huyết áp cao như: Perindopril, Enalapril, Lisinopril. Các loại thuốc này thường có độ an toàn cao, một số ít gặp các tác dụng phụ là: Ho khan, rối loạn tiêu hóa hay có vị kim loại trong miệng.
- Thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới bao gồm: Ivabradine, Trimetazidin,.. đẩy lùi nhanh chóng tình trạng đau thắt ngực cho người bệnh. Đồng thời giảm huyết áp và làm chậm nhịp tim.
- Thuốc chống đông máu được sử dụng đối với những người thiếu máu cơ tim do xơ vữa động mạch hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật. Các loại thuốc thuộc nhóm này là: Ticlopidine, Aspirin, Clopidogrel, Warfarin.
Can thiệp ngoại khoa
Trong trường hợp bệnh nhân thiếu máu cơ tim sử dụng thuốc không có tác dụng hoặc bệnh có những chuyển biến xấu, các bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành can thiệp ngoại khoa, bao gồm:
- Nong mạch vành, đặt stent mạch vành: Đây là phương pháp được tiến hành khi động mạch vành tắc hẹp trên 75% đường kính lòng mạch, giúp cải thiện lưu lượng máu di chuyển đến tim. Bác sĩ sẽ đưa một đoạn ống thông mỏng vào phần hẹp của động mạch, sau đó dùng sợi dây cùng với một quả bóng nhỏ để luồn vào khu vực này và bơm căng cho động mạch rộng hơn. Đồng thời dây stent được đưa vào bên trong giúp cho động mạch mở.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Phương pháp này chính là dạng phẫu thuật tim hở, bác sĩ sử dụng một đoạn mạch nhỏ để tạo ra một cành ghép từ bộ phận khác trong cơ thể. Việc làm này giúp máu lưu thông xung quanh động mạch vành bị tắc nghẽn.
- Cấy máy tạo nhịp tim: Loại máy này được cấu tạo bởi bộ phận điều khiển (điều chỉnh tần số xung điện, thông qua dây điện cực ngắn để gửi xung điện có năng lượng thấp đến tim) và dây điện cực. Công dụng của máy là làm tăng nhịp tim trong những trường hợp thiếu máu cơ tim.
Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu cơ tim
Thực phẩm chức năng là sản phẩm được nhiều người tìm đến để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim mạch. Dù không thể thay thế thuốc đặc trị, tuy nhiên các loại thực phẩm chức năng dưới đây sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh:
Dầu cá Omega 3 Webber Naturals Triple Strength
Omega 3 Webber Naturals Triple Strength là một sản phẩm nổi tiếng của thương hiệu, có xuất xứ từ Canada, dành cho những người có vấn đề về tim mạch, mắt hay thiếu hụt dinh dưỡng. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang dễ uống, giúp người dùng dễ dàng hấp thụ Omega 3 mà không cảm thấy có mùi tanh khó chịu.
Thành phần của viên uống bao gồm: Dầu cá tự nhiên (1407 mg), Omega 3 (900 mg), Eicosapentaenoic Acid (600 mg), Docosahexaenoic Acid (300 mg) và Coenzyme Q10 (100 mg). Sử dụng dầu cá Omega 3 Webber Naturals Triple Strength có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch, làm giảm huyết áp, lượng Cholesterol trong máu, phòng ngừa các bệnh lý về tim như thiếu máu cơ tim.
Cách sử dụng: Người lớn uống mỗi ngày 1 viên hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Viên uống Nature’s Lab CoQ10 + Alpha Lipoic Acid + Acetyl L-Carnitine HCl
Sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ, dành cho đối tượng trên 18 tuổi với công dụng phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Với thành phần chính là: Coenzyme Q10 200mg, Acetyl L-Carnitine HCl 500mg, Alpha-Lipoic Acid 300mg, viên uống này chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người cần hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, Nature’s Lab CoQ10 + Alpha Lipoic Acid + Acetyl L-Carnitine HCl còn có tác dụng tăng cường trí nhớ, phòng tránh thoái hóa xương khớp và giúp cơ thể khỏe mạnh.
Cách sử dụng: Bạn dùng 2 viên mỗi ngày trong các bữa ăn.
Thực phẩm chức năng Q10 Healthy Care bổ tim
Q10 Healthy Care của thương hiệu Healthy Care, được nghiên cứu và sản xuất đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng châu Âu, phù hợp với cơ địa người dùng Việt. Viên uống này sử dụng các thành phần tá dược an toàn Ubidecarenone, không chứa chất bảo quản, đường, tinh bột hay dẫn xuất từ sữa.
Tác dụng chính của Q10 Healthy Care là hỗ trợ sức khỏe tim mạch, duy trì các mô tế bào tim khỏe mạnh, hỗ trợ ổn định và duy trì lượng Cholesterol trong máu, đẩy lùi tình trạng mệt mỏi, mất sức.
Cách sử dụng: Dùng mỗi ngày 1 viên với nước lọc sau khi ăn sáng hoặc tối khoảng 30 phút.
Blackmores Super Strength Coq10
Viên uống Blackmores Super Strength Coq10 là thực phẩm chức năng hỗ trợ đẩy lùi các nguyên nhân gây ra bệnh lý tim mạch. Sản phẩm này được đánh giá cao và tin dùng trên cả thị trường Úc và Việt Nam. Thành phần chính của viên nang là hoạt chất CoQ10 và không chứa muối, men, lúa mì, chất bảo quản ảnh hưởng đến tim mạch.
Sử dụng Blackmores Super Strength Coq10 có tác dụng chống lão hóa, bảo vệ màng lipid tế bào, giảm lượng Cholesterol xấu trong máu, ổn định khí huyết. Từ đó, sản phẩm bổ sung năng lượng cho cơ thể, bảo vệ tim mạch, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về tim, ngăn ngừa đột quỵ.
Cách sử dụng:
- Người lớn dùng sản phẩm mỗi ngày 1 viên sau khi ăn.
- Trẻ em muốn sử dụng Blackmores Super Strength Coq10 cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Chế độ ăn uống cho người bị thiếu máu cơ tim
Người bị thiếu máu cơ tim cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh và nhanh chóng cải thiện tình hình sức khỏe.
Các loại thực phẩm bệnh nhân tim mạch nên ăn bao gồm:
- Sữa không béo hoặc ít béo: Sữa cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên trong trường hợp bị thiếu máu cơ tim, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại sữa ít béo để hạn chế chất béo tích tụ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh tiểu đường, từ đó phòng tránh được bệnh thiếu máu cơ tim.
- Rau củ quả xanh chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin, canxi, kali,... là thực phẩm tốt nhất cho những người bị tim mạch. Bên cạnh đó khi bạn bổ sung nhiều rau, củ, quả hàng ngày cũng có thể giảm nồng độ Cholesterol trong máu, đẩy lùi tình trạng thiếu máu cơ tim.
- Thực phẩm giàu Omega 3 được khuyến khích dành cho bệnh nhân mắc các vấn đề về tim mạch. Bạn có thể ăn các loại cá như: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi,... để giảm sự tích tụ mảng bám động mạch, giảm tình trạng tắc nghẽn mạch máu và kiểu soát nhịp tim tốt hơn.
- Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, có khả năng đẩy lùi quá trình hình thành các mảng bám động mạch. Ngoài ra các hoạt chất trong trà xanh còn hoạt động như một hợp chất chống đông máu, giúp mạch máu giãn nở đều và tăng lưu lượng máu đến tim.
Người bị thiếu máu cơ tim hạn chế ăn các thực phẩm như:
- Muối là gia vị được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên nếu đang gặp các vấn đề về tim mạch, bạn chỉ nên sử dụng ít hơn 1500 mg natri mỗi ngày. Việc tiêu thụ quá nhiều muối sẽ khiến huyết áp tăng cao, làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
- Cũng giống như muối, đường chính là khắc tinh của những người bị thiếu máu cơ tim. Đường làm tăng nguy cơ béo phì - nguyên nhân phổ biến dẫn đến triệu chứng thiếu máu cơ tim, đồng thời khiến cho tình trạng xơ vữa động mạch diễn biến phức tạp và khó điều trị hơn.
- Các chất béo có hại cho tim mạch như chất béo trong mỡ động vật, thịt đỏ, đồ ăn chế biến sẵn làm tăng nồng độ Cholesterol trong máu, khiến bạn bị nhồi máu cơ tim và gặp các vấn đề khác về tim mạch.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như: Thuốc lá, bia rượu, cafein,... để tránh làm co thắt và tổn thương mạch vành, làm ảnh hưởng đến tim, đẩy nhanh quá trình xơ vữa.
Những lưu ý cho người bệnh
Để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh và cải thiện tình hình sức khỏe, người bị thiếu máu cơ tim cần chú ý một số điều dưới đây:
- Thay đổi thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho tim mạch và tránh bệnh phát triển xấu đi.
- Bạn nên tập thể dục thường xuyên với các động tác nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh lo âu, căng thẳng khiến chức năng mạch máu bị rối loạn, tình trạng co thắt mạch vành diễn ra thường xuyên hơn.
- Nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường hoặc các dấu hiệu xảy ra ngày càng nặng, hãy đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Khi dùng thuốc, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ, đồng thời duy trì đúng liều lượng của thuốc, tránh tình trạng tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc đột ngột.
Trên đây là những thông tin chi tiết về chứng bệnh thiếu máu cơ tim bạn đọc có thể tham khảo. Bệnh lý này không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, bạn sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!