Bệnh Huyết Áp Cao Gây Đau Đầu Không? Điều Trị Thế Nào?

Huyết áp cao gây đau đầu là tình trạng phổ biến, đây được xem là dấu hiệu sớm của tai biến mạch máu não (đột quỵ). Tuy nhiên, nhiều người vì chủ quan hoặc chưa hiểu biết nhiều về bệnh đã lầm tưởng cơn đau đầu do nguyên nhân khác nên không điều trị dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Việc hiểu rõ về tình trạng đau nhức đầu do tăng huyết áp giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Có phải huyết áp cao gây đau đầu? Vì sao?

Cao huyết áp khiến áp lực máu lên thành mạch tăng lên, làm thành mạch giãn dần ra và có những tổn thương. Khi xuất hiện ở các mạch máu nhỏ tại não, tổn thương này gây nên cơn đau đầu. Đây được xem là dấu hiệu sớm của tai biến mạch máu não ở bệnh nhân huyết áp cao.

Tìm hiểu “bệnh nhân huyết áp cao có bị đau đầu không”
Tìm hiểu “bệnh nhân huyết áp cao có bị đau đầu không”

Ở bệnh nhân huyết áp cao ác tính, khi áp lực máu đột ngột tăng cao sẽ gây nên những cơn đau đầu dữ dội. Tình trạng này có thể khiến mạch máu bị vỡ và gây xuất huyết não. 

Ngoài ra nếu tổn thương ở thành mạch nhỏ, tiểu cầu và các fibrin sẽ tiến hành “hàn gắn” lại vết thương nhưng lại gây nên các cục máu đông, làm tắc mạch máu. Khi đó sẽ gây ngừng trệ việc vận chuyển máu, dẫn đến thiếu máu cục bộ ở não và có thể làm phát sinh hàng loạt triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, tai biến mạch máu não với các biểu hiện như méo miệng, liệt nửa người, thậm chí là hôn mê dẫn đến tử vong.

Phân biệt đau đầu do huyết áp cao và đau đầu thông thường

Như đã nói ở trên, tăng huyết áp gây ra những cơn đau đầu khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu. Song đôi khi, hiện tượng này lại dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng đau đầu thông thường. Dưới đây là cách nhận biết đau nhức đầu do tăng huyết áp:

Đau đầu do tăng huyết áp

Cơn đau đầu do huyết áp cao có những đặc điểm sau:

Thời điểm xuất hiện: 

  • Nửa đêm và sáng sớm (2-3h hoặc 4-5h sáng), sau đó cường độ cơn đau giảm dần trong ngày. 
  • Đôi khi cơn đau đầu nửa đêm về sáng dễ làm bệnh nhân thức giấc, nhiều trường hợp bệnh nhân đau đầu khi vừa ngủ dậy.
  • Do cơn đau xuất hiện trong giấc ngủ nên thường làm bệnh nhân khó chịu, thậm chí mất ngủ. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Vị trí: 

  • Cơn đau nhức xuất hiện ở chẩm – trán.
  • Có cảm giác cứng cơ gáy, cơn đau lan toả dần lên đỉnh đầu sau đó lan tới vùng trán.
  • Đa phần cơ đau nhức đầu do tăng huyết áp thường xuất hiện cân đối ở 2 bên đầu.
Cơn đau đầu do cao huyết áp thường xuất hiện vào buổi sáng sớm
Cơn đau đầu do cao huyết áp thường xuất hiện vào buổi sáng sớm

Đau đầu do rối loạn tuần hoàn não, nguyên nhân khác

Khác với cơn đau đầu do huyết áp tăng, tình trạng đau đầu do rối loạn tuần hoàn máu não hoặc nguyên nhân khác có đặc điểm sau:

  • Nguyên nhân: Rối loạn chứng năng não do mạch máu nuôi dưỡng não bị chèn ép, tắc, hẹp… khiến lượng máu đến não thiếu hụt. 
  • Triệu chứng: Đau đầu, nặng đầu, cơn đau lan tỏa vùng trán – thái dương kèm theo chóng mặt, nôn và buồn nôn, xây xẩm mặt mày…
  • Thời điểm xuất hiện: Mọi thời điểm trong ngày, nhưng điển hình nhất là nửa đêm gần sáng.
  • Đối tượng: Người cao tuổi, người thường xuyên làm việc trí óc, người hay căng thẳng, đối tượng thiếu ngủ, thường xuyên thức khuya…
  • Biến chứng: Tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… nếu không được phát hiện sớm và kịp thời áp dụng biện pháp can thiệp.
Đau đầu do rối loạn tuần hoàn máu não có thể gặp ở mọi thời điểm trong ngày
Đau đầu do rối loạn tuần hoàn máu não có thể gặp ở mọi thời điểm trong ngày

Cao huyết áp gây nhức đầu phải làm sao?

Huyết áp cao gây đau đầu, cơ thể mệt mỏi phải làm sao luôn là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Thực tế, việc điều trị đau đầu do tăng huyết áp cần phải kết hợp nhiều yếu tố, vừa kiểm soát chỉ số huyết áp vừa ngăn chặn nguy cơ tắc mạch máu não, đảm bảo lượng máu lưu thông đến não ở mức ổn định.

Mục tiêu điều trị:

Để chấm dứt cơn đau đầu do huyết áp cao, trước hết cần loại bỏ nguyên nhân gây nên tình trạng này. Đồng thời cải thiện, điều chỉnh huyết áp về ngưỡng ổn định thông qua các phương pháp phù hợp.

Trường hợp bệnh nhân đau đầu nhẹ chỉ nên nghỉ ngơi thư giãn. Nếu không có hiệu quả mới xem xét sử dụng thuốc hỗ trợ.

Phác đồ điều trị:

Xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học, hạn chế đồ mặn, thức ăn nhanh, đường, mỡ động vật và tham khảo sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ:

  • Sử dụng thuốc hạ huyết áp liều nhẹ, trong trường hợp thuốc không có tác dụng thì mới chuyển sang nhóm thuốc mạnh hơn như: Thuốc lợi tiểu (Natrilix hay Lasix), thuốc ức chế men chuyển Coversyl, thuốc chẹn canxi Adalat, thuốc ức chế thụ thể Losartan.
  • Sử dụng thuốc giảm đau cho nhóm bệnh nhân đã điều chỉnh lối sống sinh hoạt nhưng cơn đau không thuyên giảm. Điển hình là: Paracetamol, Meloxicam hay Celecoxib. Có thể kết hợp dùng thêm thuốc an thần, chống trầm cảm như Seduxen hay Amitriptylin nếu bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn tâm lý.
Bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo tư vấn của bác sĩ
Bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo tư vấn của bác sĩ

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần duy trì một tinh thần thoải mái, tránh những căng thẳng mệt mỏi. Luôn đi ngủ đúng giờ, tránh xa chất kích thích cũng là cách đẩy lùi cơn đau đầu do huyết áp cao gây nên, phòng tránh nguy cơ đột quỵ hiệu quả.

Huyết áp cao gây đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ bệnh nhân, đe dọa nguy cơ đột quỵ nếu không được theo dõi sát sao. Chính vì vậy, nếu như chỉ số huyết áp đang ở mức cao, đôi khi bị cơn đau đầu “hành hạ” mỗi sáng sớm bệnh nhân nên chủ động thăm khám để được tư vấn.

Bài đọc thêm:

Huyết Áp Cao Tim Đập Nhanh Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa

Huyết Áp Cao Tim Đập Nhanh Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa

Chỉ số huyết áp và nhịp tim luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau, thường có tác động hai chiều qua lại. Nếu…
Huyết Áp Cao Và Rối Loạn Tiền Đình: Mối Quan Hệ Và Cách Phân Biệt

Huyết Áp Cao Và Rối Loạn Tiền Đình Có Mối Quan Hệ Thế Nào?

Huyết áp cao và rối loạn tiền đình là những bệnh mãn tính khá phổ biến và nhiều người thường nhầm lẫn chúng với nhau…
5+ Cách Xử Lý Huyết Áp Tăng Đột Ngột An Toàn, Tránh Biến Chứng

5+ Cách Xử Lý Huyết Áp Tăng Đột Ngột An Toàn, Tránh Biến Chứng

Huyết áp tăng gây nên nhiều triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, đau tức ngực… điều này đặc biệt nguy hiểm khi bệnh nhân…
Vì Sao Huyết Áp Cao Dẫn Đến Đột Quỵ? Phòng Tránh Thế Nào?

Vì Sao Huyết Áp Cao Dẫn Đến Đột Quỵ? Phòng Tránh Thế Nào?

Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ) khiến bệnh nhân bại liệt, thậm chí là…
Chia sẻ
Bỏ qua