Top 5 Thuốc Chống Đông Máu Bệnh Tim Mạch Và Lưu Ý
Thuốc chống đông máu được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý tim mạch là thuốc Acetylsalicylic, dung dịch Heparin-Belmed, thuốc uống Warfarin,… Tác dụng chính của thuốc là làm tan cục máu đông để cải thiện các triệu chứng của bệnh lý, ngăn ngừa xảy ra biến chứng đe dọa đến tính mạng. Việc dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh gặp phải tác dụng phụ.
Thuốc chống đông máu là gì?
Cục máu đông hình thành bên trong tim hoặc não được xác định là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời sẽ gây đau tim, đột quỵ và phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Nếu đang mắc một số bệnh lý về tim mạch, huyết khối tĩnh mạch, vừa phẫu thuật xong,… bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc chống đông máu để tránh các rủi ro không mong muốn.
Thuốc chống đông máu là nhóm thuốc có khả năng phá vỡ cục máu đông và ngăn chặn sự phát triển của các cục máu đông. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về tim mạch và một số tình trạng làm gia tăng nguy cơ hình thành máu đông. Hiện nay, y khoa có 3 nhóm thuốc chống đông máu chính, chuyên dùng để điều trị và phòng ngừa bệnh lý. Cụ thể là:
- Thuốc chống đông máu nhóm Heparin: Loại thuốc chống đông máu này chứa trọng lượng phân tử thấp hoặc trung bình. Hiệu quả mà thuốc mang lại nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào trọng lượng của phân tử thuốc. Hầu hết các loại thuốc chống đông máu nhóm Heparin đều có tác dụng nhanh, chuyên dùng để điều trị các bệnh lý như thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới, hội chứng mạch vành cấp,… Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da.
- Thuốc chống đông máu kháng vitamin K: Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là ngăn chặn quá trình tổng hợp một số yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K ở gan. Loại thuốc chống đông máu này được dùng thông qua đường uống và hấp thụ nhanh qua niêm mạc ruột. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng khá chậm và tăng dần sau khoảng 2 – 5 ngày dùng thuốc. Thuốc chống đông máu kháng vitamin K mang lại hiệu quả đặc biệt trên tĩnh mạch nên thường được sử dụng để kháng đông máu kéo dài sau khi điều trị bằng Heparin.
- Thuốc chống tập kết tiểu cầu: Nhóm thuốc chống đông máu này ưu tiên tác động lên động mạch, ngăn cản các tiểu cầu kết tập để hình thành nên cục máu đông. Loại thuốc này thường được sử dụng trong sơ cứu cầm máu hoặc phòng ngừa huyết khối ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, hội chứng mạch vành cấp,…
Có Thể Bạn Quan Tâm: TOP 7 Thuốc Bổ Tim Của Nhật Tốt Nhất, Bác Sĩ Chỉ Định Dùng
Các loại thuốc chống đông máu bệnh tim mạch
Với sự phát triển của nền y học hiện đại thì đã có rất nhiều loại thuốc chống đông máu điều trị bệnh tim mạch ra đời. Các loại thuốc này đều có tác dụng chính là làm tan cục máu đông cũ và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông mới. Khi mắc phải bệnh lý tim mạch, bạn cần dùng thuốc chống đông máu điều trị bệnh đúng cách và đúng liều lượng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là thông tin về các loại thuốc chống đông máu được sử dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:
1. Thuốc ASA chống tập kết tiểu cầu
Thuốc Acetylsalicylic (ASA) hay còn được gọi là Aspirin. Đây là thuốc chống tập kết tiểu cầu, được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh lý về tim mạch. Tác dụng chính của thuốc là kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, giúp loại bỏ sự hình thành của các cục máu đông bên trong cơ thể và ngăn ngừa biến chứng đột quỵ do bệnh tim mạch gây ra.
Cơ chế chống đông máu của loại thuốc này là ức chế COX của tiểu cầu khiến quá trình tổng hợp chất gây kết tập tiểu cầu thromboxan A2 bị ảnh hưởng. Người ta thường sử dụng loại thuốc này để điều trị bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, dự phòng biến chứng tim mạch, phòng ngừa đột quỵ,… Tuy nhiên, thuốc có một nhược điểm là làm gia tăng nguy cơ chảy máu ở vùng có vết thương hở. Vì thế, bạn không được sử dụng thuốc tùy tiện khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cách dùng:
- Thuốc được sử dụng bằng đường uống với liều lượng sẽ có sự khác nhau ở từng trường hợp.
- Nếu cần điều trị cấp tính bệnh lý tim mạch, cần nên sử dụng từ 150 – 300mg/ngày. Trường hợp điều trị dự phòng dài hạn biến chứng tim mạch, bạn chỉ nên dùng tư f75 – 150 mg/ngày.
2. Thuốc chống đông máu Clopidogrel
Clopidogrel là thuốc chống tập kết tiểu cầu có nguồn gốc xuất xứ từ Nga. Thành phần dược tính Clopidogrel 75mg trong thuốc khi được cơ thể hấp thụ sẽ ngăn chặn sự hình thành cục máu đông bên trong thành động mạch, giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim. Loại thuốc này thường được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh lý tim mạch do tắc nghẽn huyết khối như đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng kết hợp với Aspirin để điều trị hội chứng mạch vành cấp tính hoặc tình trạng đau thắt ngực tim đập nhanh không ổn định.
Cách dùng:
- Thuốc được sử dụng bằng đường uống với liều lượng 1 viên/lần/ngày. Nên uống thuốc vào một giờ cố định trong ngày và thời điểm dùng thuốc tốt nhất là sau bữa ăn.
- Nếu quên thuốc trong 12 tiếng bạn có thể dùng ngay lập tức, nếu quên thuốc quá 12 tiếng thì chỉ nên uống 1 viên theo giờ đã quy định, không tăng gấp đôi liều.
3. Dung dịch Heparin-Belmed
Heparin-Belmed là thuốc chống đông máu được điều chế dưới dạng dung dịch trong suốt hoặc vàng nhạt. Chúng được sử dụng bằng cách tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch. Thành phần hoạt chất chính trong một lọ thuốc 5ml là Heparin natri cùng với một số loại tá dược vừa đủ khác như Benzyl Alcohol, Natri Clorid, nước cất pha tiêm.
Thuốc chống đông máu Heparin-Belmed thường được chỉ định sử dụng để điều trị bệnh tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi, huyết khối nghẽn động mạch. Phòng ngừa hình thành cục máu đông trong phẫu thuật tim mạch, làm chất chống đông máu trong truyền máu, bảo quản máu xét nghiệm,…
Cách dùng:
- Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da sâu (vị trí tiêm là phía trước và phía trên thành bụng). Liều lượng của thuốc sẽ được gia giảm khác nhau ở từng trường hợp, bạn chỉ có thể dùng thuốc khi có đơn kê của bác sĩ.
- Trường hợp tiêm tĩnh mạch gián đoạn cần làm xét nghiệm thời gian đông máu trước khi tiêm. Trường hợp tiêm nhỏ giọt liên tục cần xét nghiệm thời gian đông máu khoảng 4 giờ/lần ở giai đoạn đầu điều trị. Trường hợp tiêm dưới da sâu cần làm xét nghiệm thời gian đông máu từ 4 – 6 giờ sau khi tiêm thuốc.
4. Thuốc chống đông máu Metalyse
Metalyse thuộc nhóm thuốc tim mạch với tác dụng chính là chống đông máu. Thuốc được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty dược phẩm Boehringer Ingelheim Pharma GmbH & Co.KG. của Đức. Các thành phần dược tính có trong thuốc là Tenecteplase 50m, L-Arginin, Aeid Phosphorie, Polysorbat 20,… Khi các hoạt chất này được cơ thể hấp thụ sẽ làm tiêu huyết khối bên trong mạch máu và ngăn ngừa tình trạng đông máu tiếp tục xảy ra.
Thuốc chống đông máu Metalyse thường được sử dụng theo đơn kê của bác sĩ giúp cải thiện triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp, tai biến và đột quỵ. Ngoài ra, thuốc còn có thể sử dụng để phòng ngừa bệnh lý tim mạch, tai biến mạch máu não và đột quỵ ở những đối tượng có nguy cơ cao.
Tìm hiểu ngay: 8 Thuốc Nhồi Máu Cơ Tim Trị Bệnh Hiệu Quả Và Lưu Ý Khi Dùng
Cách dùng:
- Dựa vào mức độ bệnh trạng ở từng trường hợp cụ thể mà liều lượng dùng thuốc sẽ có sự khác nhau. Việc dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc về dùng.
- Trong suốt quá trình điều trị bệnh, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc dùng thuốc đột ngột khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
5. Thuốc chống đông máu Warfarin
Warfarin là thuốc nhóm thuốc chống đông máu kháng vitamin K. Đây cũng là một trong những loại thuốc chống đông máu mang lại hiệu quả khá tốt và được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc Warfarin được chia thành nhiều loại khác nhau với thành phần chính là Warfarin natri và nồng độ của hoạt chất này trong thuốc sẽ có sự khác nhau ở từng loại.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc này để điều trị ngắn hạn bệnh huyết khối tĩnh mạch và nghẽn mạch phổi cấp tính, phòng ngừa huyết khối ở bệnh nhân phải nằm bất động kéo dài sau phẫu thuật, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim cấp,…
Cách dùng:
- Người bệnh cần sử dụng thuốc với liều lượng từ 5 – 10 mg/ngày trong 2 ngày đầu điều trị. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm xác định INR để điều chỉnh lại liều lượng cho phù hợp.
- Phần lớn bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc với liều lượng duy trì từ 2 – 10mg/ngày và thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào từng người.
- Thuốc chống đông máu Warfarin có thể sử dụng đồng thời với thuốc Heparin hoặc bắt đầu sau Heparin.
Lưu ý khi dùng thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý về tim mạch để ngăn chặn nguy cơ hình thành cục máu đông bên trong lòng mạch gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi dùng thuốc, bạn cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Nếu dùng thuốc không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây ra tình trạng kẹt van tim nhân tạo, xuất huyết não,… đe dọa đến tính mạng. Một số điều mà bạn cần lưu ý khi dùng thuốc chống đông máu là:
- Sử dụng thuốc đều đặn vào một giờ cố định trong ngày. Liều lượng thuốc cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc đột ngột khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Trường hợp quên thuốc và nhớ ra ngay trong ngày thì bạn hãy uống ngay liều đã quên. Nhưng nếu quên thuốc và nhớ ra ngày hôm sau, bạn chỉ nên uống tiếp tục như bình thường chứ không gấp đôi liều để bù cho ngày hôm trước.
- Trong y khoa có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông máu. Vì thế, bạn không tự động uống thêm hoặc bớt bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Một số loại thuốc sẽ làm gia tăng tác dụng của thuốc chống đông và dễ gây chảy máu mà bạn cần lưu ý là Amiodarone, Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, thuốc chống viêm không steroid,… Các loại thuốc làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu là thuốc bổ có chứa vitamin K, thực phẩm chức năng chứa vitamin K,…
- Cần cẩn thận khi tham gia các hoạt động va chạm nhiều dễ gây chấn thương trong suốt quá trình dùng thuốc chống đông máu điều trị bệnh. Nếu bị chấn thương ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bạn cần thăm khám chuyên khoa và thông báo ngay cho nhân viên y tế về việc đang sử dụng thuốc chống đông máu.
- Nếu chuẩn bị nhổ răng hoặc làm bất kì thủ thuật can thiệp ngoại khoa nào, bạn cần báo cho bác sĩ về việc bản thân đang dùng thuốc chống đông. Nên chăm sóc sức khỏe răng miệng cẩn thận, sử dụng dao cạo râu điện để tránh gây tổn thương da,…
- Báo cho bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu chảy máu bất thường khi dùng thuốc chống đông máu như có máu trong nước tiểu hoặc phân, kinh nguyệt nhiều hơn bình thường, ho hoặc nôn ra máu, chảy máu mũi, thường xuyên bị bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, chóng mặt đau đầu nhiều, mệt mỏi kéo dài,…
- Với trường hợp dùng thuốc đông máu nhóm kháng kali, bạn nên tiến hành xét nghiệm máu thường xuyên để điều chỉnh liều lượng khi cần thiết. Một số trường hợp cần phải chuyển sang dùng thuốc giải độc vitamin K.
- Nữ giới đang sử dụng thuốc chống đông máu thì không nên có thai. Dược tính trong thuốc sẽ làm gia tăng nguy cơ quái thai hoặc chảy máu cho thai nhi. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên sử dụng loại thuốc này. Nếu muốn có thai nhưng không thể ngừng thuốc, bạn cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn thuốc chống đông phù hợp hơn.
- Thực đơn ăn uống hàng ngày của những người đang dùng thuốc chống đông máu cần hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều vitamin K như sữa đậu nành, rau củ quả nhiều màu xanh, rau thơm, sữa đậu nành, nhân sâm,…
Bài viết trên đây là thông tin về các loại thuốc chống đông thường được sử dụng để điều trị bệnh lý tim mạch bạn có thể tham khảo. Việc sử dụng thuốc chống đông máu điều trị bệnh lý cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh phát sinh rủi ro không mong muốn. Nếu bạn quá lạm dụng thuốc chống đông máu có thể gây xuất huyết và phát sinh rủi ro không mong muốn.
XEM THÊM: