Top 10 Thuốc Trị Ghẻ Nước Hiệu Quả Và Giảm Ngứa Nhanh
Sử dụng thuốc điều trị ghẻ nước giúp tiêu diệt ký sinh trùng gây hại trên da và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Hiện tại, thuốc điều trị ghẻ nước được điều chế dưới hai dạng chính là bôi ngoài da và thuốc uống. Dựa vào tình trạng bệnh ở từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị cho phù hợp. Bài viết dưới đây là thông tin về các loại thuốc điều trị ghẻ nước mang lại hiệu quả nhanh bạn có thể tham khảo.
Các loại thuốc trị ghẻ nước hiệu quả nhanh
Ghẻ nước hay còn được gọi là ghẻ ngứa, đây là bệnh lý da liễu do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis gây ra. Khi bệnh khởi phát, người bệnh phải đối mặt với triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là kẽ ngón tay và chân, lòng bàn chân, lưng, bụng,… Chuyên gia cho biết, bệnh ghẻ nước thường xảy ra ở những quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới với độ ẩm cao. Vì đây là điều kiện lý tưởng cho loại ký sinh trùng này sinh sôi và phát triển. Nếu có môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, tình hình bệnh sẽ gia tăng một cách nhanh chóng.
Các triệu chứng của bệnh ghẻ nước khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nếu không kiểm soát đúng cách sẽ gây ra một số biến chứng như nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận, ung thư da,… Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Sử dụng thuốc điều trị ghẻ nước mang lại hiệu quả rất nhanh chóng nên được nhiều người ưu tiên áp dụng hiện nay. Các loại thuốc đó là:
1. Thuốc bôi Towders Cream
Towders Cream là loại thuốc bôi thường được bác sĩ kê đơn để khắc phục các triệu chứng khó chịu do bệnh ghẻ nước gây ra. Permethrin là thành phần chính của thuốc. Khi hoạt chất này thẩm thấu vào da sẽ ức chế hoạt động và dần tiêu diệt tác nhân gây hại. Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng điều trị và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng da. Để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc bôi Towders Cream điều trị ghẻ nước khi có đơn kê của bác sĩ.
Cách dùng:
- Vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ, lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa lên vùng da bị bệnh một lớp thật mỏng. Sau khoảng 8 – 14 giờ thì vệ sinh lại với nước sạch. Không bôi thuốc vào những vùng da nhạy cảm.
- Liều lượng khuyến cáo là dùng 1 liều duy nhất và dùng thêm liều nhắc lại sau 7 ngày.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là tê ngứa nhẹ, châm chích da, nổi mẩn đỏ, nóng rát âm ỉ.
Giá bán: Thuốc bôi Towders Cream điều trị bệnh ghẻ nước được bán trên thị trường với giá khoảng 80.000 VNĐ/tuýp 15g.
2. Điều trị ghẻ nước bằng thuốc Lindane 1%
Khi bị ghẻ nước, bạn cũng có thể sử dụng thuốc bôi Lindane 1% để điều trị bệnh. Thành phần hoạt chất chính trong thuốc là Lindane, có tác dụng tiêu diệt các loại ký sinh trùng chân đốt rất tốt. Cách dùng khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng thuốc bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Thành phần dược tính trong thuốc sẽ thẩm thấu trực tiếp vào trứng và thân ký sinh trùng chân đốt, sau đó tác động lên hệ thần kinh khiến chúng bị co giật và chết. Ở một số trường hợp, ký sinh trùng chủng Pediculus capitis và Sarcoptes scabiei vẫn có khả năng kháng Lindane nên loại thuốc này không được sử dụng phổ biến.
Cách dùng:
- Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Nên vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Liều lượng khuyến cáo là dùng một liều duy nhất. Sau khoảng 8 – 12 giờ thì tắm sạch lại với nước. Nhắc lại liều sau khoảng 7 ngày nếu vẫn còn ký sinh trùng ghẻ trên da.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải là chóng mặt, rụng tóc, kích ứng mắt mũi, viêm da, nổi mày đay… Nếu dùng liều lặp lại kéo dài có thể gây co giật và tử vong.
- Chống chỉ định với phụ nữ có thai, người bị động kinh chưa kiểm soát, bị ghẻ bong vảy, có vết thương hở trên da hoặc trẻ sơ sinh đẻ non. Không để thuốc tiếp xúc với mắt và miệng.
3. Thuốc bôi Eurax trị ghẻ nước
Kem bôi Eurax có thành phần hoạt chất chính là Crotamiton. Sản phẩm cũng thường được tận dụng để điều trị một số bệnh lý ngoài da như ghẻ nước do nhiễm Sarcoptes Scabiei, dị ứng, côn trùng đốt, ngứa da do nhiễm khuẩn,… Ngoài ra, hoạt chất Crotamiton trong thuốc còn có thể gây độc đối với chấy và rận. Khi bị ghẻ nước, sử dụng thuốc bôi Eurax điều trị bệnh sẽ giúp loại bỏ tác nhân gây hại trên da, làm dịu da cũng như triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, thuốc không có khả năng phòng ngừa bệnh ghẻ.
Cách dùng:
- Vệ sinh da sạch sẽ, thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị ghẻ. Thời điểm sử dụng thuốc tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Không bôi thuốc lên vùng da đầu và da mắt.
- Liều dùng khuyến cáo trong điều trị bệnh ghẻ nước là là bôi khoảng 1 lần/ngày vào mỗi buổi tối. Sử dụng liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là dị ứng, kích ứng da,…
- Không sử dụng sản phẩm để phòng ngừa bệnh ghẻ. Chống chỉ định với những người bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc bị viêm da xuất tiết cấp.
Giá bán: Thuốc bôi Eurax điều trị bệnh ghẻ nước được bán trên thị trường với giá khoảng 200.000 VNĐ/tuýp 20g.
4. Thuốc Benzyl benzoate trị ghẻ nước
Thuốc điều trị ghẻ nước Benzyl benzoate được điều chế dưới hai dạng chính là bôi ngoài và nhũ dịch dầu trong nước 25%. Benzyl benzoate là thành phần hoạt chất chính của thuốc. Tác dụng của hoạt chất này là tiêu diệt chấy rận và các loại ký sinh trùng gây ra bệnh ghẻ.
Cách dùng:
- Vệ sinh da sạch sẽ, thấm khô nước rồi lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa lên da. Để thuốc trên da trong khoảng 24 tiếng rồi tắm lại bằng nước ấm và xà phòng. Không bôi thuốc lên mặt, mắt và không dùng thuốc bằng đường uống
- Liều lượng khuyến cáo là 120 – 180ml Benzyl benzoate nhũ dịch 25% đối với người lớn và chỉ dùng 1 liều duy nhất. Với trường hợp nặng, có thể dùng từ 2 – 3 lần và mỗi lần sử dụng nên cách nhau khoảng 24 giờ. Với trẻ em, bạn nên pha loãng 60 – 90 ml Benzyl benzoate nhũ dịch 25% với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi bôi thuốc cho trẻ.
- Tác dụng phụ có thể gặp phải là kích ứng niêm mạc và mắt, phản ứng quá mẫn, kích ứng da, viêm da thể bọng nước,..
- Chống chỉ định với những người bị dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính trong thuốc. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
5. Thuốc trị ghẻ không kê đơn DEP
DEP là thuốc điều trị ghẻ không kê đơn. Bạn có thể tận dụng để điều trị các bệnh lý như ghẻ nước, ghẻ phỏng, ghẻ ngứa,.. và các bệnh nhiễm trùng khác do cái ghẻ gây ra. Thành phần hoạt chất trong thuốc sẽ ức chế hoạt động và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, cải thiện tình trạng viêm ngứa và chữa lành tổn thương trên da. Ngoài ra, thuốc còn có thể sử dụng để điều trị viêm da do côn trùng cắn, phòng ngừa vắt và các tác nhân gây bệnh khác.
Cách dùng:
- Vệ sinh da sạch sẽ rồi để yên khoảng 10 phút cho da khô hẳn. Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh rồi tán đều ra để tạo thành lớp mỏng trên da. Đợi cho thuốc khô thì mặc quần áo vào. Sau khoảng 5 – 8 tiếng thì tắm hoặc vệ sinh da lại với nước. Không bôi thuốc lên vết thương hở, niêm mạc, cơ quan sinh dục và mắt.
- Nên sử dụng thuốc từ 2 – 3 lần/ngày và khoảng cách giữa hai lần bôi thuốc là 6 – 8 giờ. Nên sử dụng thuốc liên tục trong khoảng 1 tuần để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Tác dụng phụ có thể gặp phải là kích ứng tại vùng da bôi thuốc hoặc châm chích nhẹ.
- Chống chỉ định với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người cao tuổi, vùng da tổn thương có dấu hiệu nhiễm trùng, bị dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính trong thuốc.
Giá bán: Thuốc DEP điều trị ghẻ nước được bán trên thị trường với giá khoảng 10.000 VNĐ/chai dạng nước 17ml và 6.000 VNĐ/lọ thuốc mỡ10g.
6. Trị ghẻ nước bằng thuốc Crotamiton Stada 10%
Crotamiton Stada 10% là thuốc điều trị ghẻ được điều chế dưới dạng thuốc bôi. Sản phẩm thường được sử dụng để điều trị tại chỗ cho các loại bệnh ghẻ như ghẻ nước, ghẻ xốn, ghẻ phỏng,.. và khắc phục tổn thương trên da do bệnh gây ra. Thành phần hoạt chất Crotamiton 10% trong kem khi được da hấp thụ sẽ mang lại hiệu quả chống ngứa trong khoảng 6 giờ. Ngoài ra, chúng còn có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ, giúp tiêu diệt nhanh chóng ký sinh trùng gây bệnh tồn tại trên da.
Cách dùng:
- Vệ sinh da với nước hoặc xà phòng rồi dùng khăn sạch thấm khô nước. Thoa một lớp thuốc mỏng lên da rồi xoa nhẹ nhàng để thuốc thấm nhanh vào bên trong biểu bì da. Không bôi thuốc vào vùng niêm mạc, mặt, mắt, miệng và lỗ niệu đạo.
- Nên bôi thuốc 1 lần/ngày vào buổi tối và chỉ sử dụng 1 liều duy nhất. Có thể lặp lại liều điều trị sau 7 – 10 ngày nếu cái ghẻ còn sống.
- Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là ngứa da, viêm da tiếp xúc, phản ứng quá mẫn, giãn mạch, teo da, mụn trứng cá, rậm lông,…
- Chống chỉ định với người bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc bị viêm da chảy nước cấp tính.
Giá bán: Thuốc bôi Crotamiton Stada 10% điều trị ghẻ nước được bán trên thị trường với giá khoảng 38.000 VNĐ/tuýp 20 gram.
7. Thuốc Lindane Lotion trị ghẻ nước nặng
Lindane Lotion cũng là một trong những loại thuốc bôi ngoài da được bác sĩ kê đơn điều trị bệnh ghẻ nước. Đây là lựa chọn cuối cùng khi tình trạng bệnh không đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị khác. Thuốc thường được kê đơn với những trường hợp ghẻ nước gây ra các triệu chứng ở mức độ nặng, người bệnh có hệ miễn dịch tốt và sức khỏe ổn định. Do thành phần dược tính trong thuốc sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu và gây co giật. Hàm lượng Lindane trong thuốc Lindane Lotion ở mức khá cao, giúp ức chế hoạt động của cái ghẻ và tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, thuốc còn loại bỏ trứng ghẻ tồn tại trên da và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
Cách dùng:
- Vệ sinh da sạch sẽ rồi thoa một lớp thuốc mỏng lên vùng da cần điều trị. Sau khoảng 8 – 12 giờ thì rửa lại với nước sạch.
- Chỉ nên dùng 1 liều duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể điều trị nhắc lại 1 liều nửa sau khoảng 7 ngày điều trị nếu vẫn còn ký sinh trùng ghẻ.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải là nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da, chóng mặt, rụng tóc, kích ứng mũi họng, co giật,…
- Chống chỉ định với phụ nữ có thai, đang cho con bú, bị động kinh chưa kiểm soát, bị ghẻ bong vảy, có vết thương hở trên da hoặc hệ miễn dịch suy giảm.
8. Viên uống Ivermectin trị ghẻ nước
Ivermectin là thuốc điều trị ghẻ nước được điều chế dưới dạng viên uống. Loại thuốc này được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện giúp điều trị toàn thân với những trường hợp bệnh nặng có tổn thương lan rộng. Thành phần dược tính trong thuốc sau khi được cơ thể hấp thụ sẽ làm tê liệt và tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Ivermectin điều trị ghẻ nước với một liều duy nhất. Nếu cái ghẻ vẫn chưa được tiêu diệt hoàn toàn, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng liều điều trị nhắc lại sau khoảng 1 tuần.
Cách dùng:
- Thuốc được sử dụng bằng cách uống trực tiếp với một ly nước đầy, nên sử dụng khi bụng còn đói để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Liều lượng khuyến cáo là 2000mcg/kg trọng lượng.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là đau đầu, đau cơ, tim đập nhanh, sốt, tiêu chảy, buồn nôn, ngứa da, phát ban, đau nhức khớp xương, viêm màng hoạt dịch,…
- Thận trọng khi dùng thuốc để điều trị bệnh cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, đang điều trị ung thư, có hệ miễn dịch suy yếu,…
Giá bán: Thuốc uống Ivermectin điều trị ghẻ nước được bán trên thị trường với giá khoảng 300.000 VNĐ/hộp 2 vỉ x 10 viên 3mg.
9. Thuốc kháng histamin Diphenhydramin
Diphenhydramin là thuốc kháng histamin H1. Thuốc điều chế dưới dạng viên uống, thường được kê đơn để điều trị dị ứng và ngứa da. Khi đang bị ghẻ nước gây ngứa ngáy và sưng viêm trên da, bạn cũng có thể sử dụng thuốc Diphenhydramin để điều trị bệnh. Thành phần dược tính trong thuốc sau khi được cơ thể hấp thụ sẽ ngăn chặn quá trình sản xuất histamin. Từ đó, triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Ngoài ra, thuốc Diphenhydramin còn có tác dụng an thần nhẹ, giúp cải thiện tình trạng khó ngủ và tâm lý bất ổn do ngứa ngáy.
Cách dùng:
- Thuốc được sử dụng bằng cách uống trực tiếp với một ly nước đầy vào sau bữa ăn. Liều lượng dành cho người lớn là 25 – 50mg/lần và dùng 4 lần/ngày. Liều lượng khuyến cáo dành cho trẻ em từ 6 – 12 tuổi là 12.5 – 25mg/lần và dùng từ 3 – 4 lần/ngày. Còn với trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ nên dùng từ 6.25 – 12.5mg/lần và dùng từ 3 – 4 lần/ngày.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, hạ huyết áp, mắt mờ,…
- Không sử dụng thuốc Diphenhydramin điều trị ghẻ nước với những người bị dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính trong thuốc.
10. Thuốc bôi ngoài da Elimite
Elimite là thuốc điều trị ghẻ được điều chế dưới dạng bôi ngoài với thành phần hoạt chất chính là Permethrin 5%. Tác dụng chính của thuốc trong điều trị ghẻ nước là cải thiện triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, hỗ trợ chữa lành tổn thương và tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh. Đồng thời, dược tính trong thuốc còn có tác dụng phòng ngừa ký sinh trùng và tổn thương phát triển lan rộng đến vùng da lành xung quanh.
Cách dùng:
- Vệ sinh da sạch sẽ rồi dùng khăn lau khô, lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Tiến hành massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, sau khoảng 8 – 14 giờ thì tắm rửa lại. Không bôi thuốc lên vùng da có vết thương hở, vùng kín, mắt và miệng.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải là kích ứng da, khó thở, dị ứng, tróc da vảy cá, nóng rát,…
- Chống chỉ định với những người bị dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính trong thuốc. Cần thận trọng khi dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Giá bán: Thuốc Elimite điều trị ghẻ nước được bán trên thị trường với giá khoảng 22.000 VNĐ/tuýp 10g.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị ghẻ nước
Trong suốt quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả mang lại. Đối với những loại thuốc bôi, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc. Ghẻ nước là bệnh lý có khả năng lây lan mạnh mẽ và tái phát cao. Vì thế, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị bệnh thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Nên sử dụng thuốc xịt khử trùng trên bề mặt nội thất và quần áo. Dùng cồn hoặc Lysol để tiêu diệt bọ trên các bề mặt cứng như giường tủ, ghế, mặt bàn ghế,…
- Quần áo và khăn trải giường của người bệnh cần được giặt giũ sạch sẽ và ngâm trong nước nóng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Sau đó, đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô bằng hơi nước. Tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm ướt, tạo cơ hội cho ghẻ sinh sôi và phát triển mạnh.
- Có các biện pháp chăm sóc da đúng cách để ngăn ngừa tổn thương trở nên tồi tệ hơn. Không nên cào gãi da quá mức khiến vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng. Tránh để da tiếp xúc với nguồn nước bẩn hoặc chất thải hóa học.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người thân trong gia đình hoặc bạn bè để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Sau khi bệnh đã được điều trị khỏi, bạn không nên tiếp xúc với da hoặc đồ dùng cá nhân của người đang mắc bệnh.
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học giúp bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Xây dựng lối sống khoa học như tập thể dục thể thao, không nên thức khuya,… Người bệnh lưu ý, mất ngủ cũng có thể khiến bệnh thêm xấu đi.
Bài viết trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị bệnh ghẻ nước mang lại hiệu quả tốt được chuyên gia khuyên dùng bạn có thể tham khảo. Đây là bệnh lý có khả năng lây nhiễm rất cao, bạn nên chủ động có các biện pháp phòng ngừa nhiễm bệnh hoặc lây nhiễm bệnh cho mọi người. Tiến hành chăm sóc da đúng cách và tuân thủ theo đúng hướng dẫn dùng thuốc mà bác sĩ đã đưa ra, giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được kiểm soát.
Đừng Bỏ Qua: