Xuất Hiện Vết Đỏ Trên Da Không Ngứa Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Các bệnh ngoài da với những đốm đỏ thường gây ngứa rát khó chịu. Tuy nhiên trên thực tế, có những trường hợp xuất hiện vết đỏ trên da không ngứa. Vậy đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý, tình trạng này có nguy hiểm không? Hãy cùng Dr Vitamin tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe làn da. 

Xuất hiện vết đỏ trên da không ngứa là bệnh gì?

Các vết đỏ trên da không ngứa có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó phổ biến nhất phải kể đến là:

Sốt phát ban

Đây là tình trạng sốt kèm theo triệu chứng nổi các nốt đỏ nhưng không ngứa khắp người bệnh nhân và thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh, ngoài việc nổi ban đỏ khắp người, trẻ còn có hiện tượng bị đau bụng, đau họng, tiêu chảy và đau cơ,… Nếu không được thăm khám chuyên môn, bạn rất dễ nhầm lẫn sốt phát ban với bệnh mề đay.

Sốt phát ban thường xuất hiện ở trẻ nhỏ
Sốt phát ban thường xuất hiện ở trẻ nhỏ

Viêm mao mạch dị ứng

Ruột, da, khố, thận,… là những bộ phận có thể chịu tổn thương do viêm mao mạch dị ứng gây nên. Triệu chứng điển hình nhất khi mắc viêm mao mạch dị ứng chính là tình trạng da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa khắp người.

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có cảm giác buồn nôn, đau khớp, rối loạn tiêu hóa,…. Được biết, viêm mao mạch dị ứng thường xuất hiện ở trẻ em, người trẻ tuổi nên cần điều trị sớm để tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ về sau.

Bệnh giãn mao mạch

Đây là tình trạng các mạch máu giãn ra giống như hình mạng nhện li ti dưới da. Vùng da bị giãn mao mạch sẽ có mụn đỏ, màu thẫm hơn so với vùng da bình thường khác. Giãn mao mạch chủ yếu hình thành ở những vị trí dễ tổn thương như vùng thái dương, vùng đùi, chân, mũi, má,… Trong trường hợp giãn mao mạch nặng, không tiến hành chữa trị có thể gây phình giãn mạch máu và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Nhiễm siêu vi gây xuất hiện vết đỏ trên da không ngứa

Trường hợp bị nhiễm siêu virus, bệnh nhân có thể bị sốt cao trên 39 độ C, người mệt mỏi, uể oải và có xuất hiện các nốt mẩn đỏ không ngứa. Tuy nhiên, các mẩn đỏ, vết đỏ sẽ biến mất trong khoảng 7 – 10 ngày sau điều trị.

Bệnh lupus ban đỏ

Đặc tính của bệnh lupus ban đỏ là tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa. Kèm theo đó là hiện tượng đau khớp, người mệt mỏi, sốt và rối loạn kinh nguyệt,… Được biết, lupus ban đỏ là bệnh tự miễn và có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể như phổi, tim, thận,…

Bệnh zona thần kinh

Zona thần kinh có các triệu chứng đặc trưng là các ban đỏ trên da khiến vùng da bị rát, ngứa ít hoặc không. Các nốt ban đỏ này có thể lây lan nhanh chóng ra các khu vực da khác nhưng thường tập trung ở một bên của cơ thể.

Bệnh zona thần kinh có thể làm xuất hiện các vết đỏ trên da không ngứa
Bệnh zona thần kinh có thể làm xuất hiện các vết đỏ trên da không ngứa

Bệnh zona thần kinh nếu chậm trễ trong việc điều trị có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm da, nhiễm trùng da, liệt cơ mặt, viêm phổi và ảnh hưởng tới hệ thần kinh,… Do vậy, hãy tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi những triệu chứng đầu tiên của bệnh khởi phát.

U máu làm xuất hiện vết đỏ trên da không ngứa

U máu hình thành do sự tăng sinh quá mức của mạch máu. Ở giai đoạn đầu, làn da sẽ xuất hiện các nốt đỏ, tím hoặc phớt xanh ở nhiều vị trí khác nhau như ngực, cổ, sau tai hoặc ở lưng,… Khi chuyển nặng, các khối u phát triển, nổi gồ lên trên bề mặt da. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây vỡ u, lở loét chảy máu hoặc u to chèn vào nội tạng gây ra vô số các vấn đề sức khỏe khác.

Bệnh ung thư da

Tương tư như các bệnh da liễu khác, dấu hiệu ban đầu của ung thư da chính là xuất hiện các vết đỏ trên da. Sau đó, ban đỏ sẽ nổi dày lên và lan ra khắp cơ thể. Ung thư da là bệnh lý nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính thẩm mỹ của làn da.

Nổi mẩn đỏ không ngứa nguy hiểm không?

Phần lớn, việc hình thành các vết đỏ trên da không gây ngứa sẽ không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào bệnh lý cụ thể mà bạn mắc phải. Trong trường hợp để bệnh kéo dài mà không có biện pháp điều trị, chăm sóc thích hợp, kịp thời, vết đỏ trên da có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Các nốt đỏ, vết đỏ có thể bị lở loét dẫn tới viêm nhiễm, để lại sẹo.
  • Làm mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp.
  • Có nguy cơ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, phổi, xương khớp,…
Trong một vài trường hợp bệnh có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh
Trong một vài trường hợp bệnh có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh

Chính vì thế, khi cơ thể xuất hiện những vết đỏ trên da không ngứa, bệnh nhân cũng không nên chủ quan. Các bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra cũng như xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị sớm.

Cách điều trị nổi vết đỏ trên da không ngứa

Các phương pháp điều trị nổi vết đỏ trên da không ngứa sẽ dựa theo nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân để lên phác đồ điều trị phù hợp.

Thông thường, bệnh nhân bị nổi vết đỏ trên da không ngứa sẽ được tiến hành điều trị theo 2 cách sau đây:

Chữa bằng mẹo dân gian

Xuất hiện vết đỏ trên da không ngứa trong trường hợp không có liên quan tới bệnh lý nguy hiểm, tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng. Bệnh nhân hoàn toàn có thể tham khảo các mẹo chữa dân gian để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mọi người vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

  • Lá trầu không: Để cải thiện các bệnh lý ngoài da cũng như hỗ trợ làm giảm tình trạng nổi vết đỏ trên da không ngứa, các bạn không nên bỏ qua thảo dược này. Mỗi ngày bạn lấy 1 nắm lá trầu không to, rửa sạch rồi bỏ vào nồi đun cùng 2 lít nước. Sau đó pha cùng nước mát và dùng nước lá này để tắm nhằm kháng viêm, kháng khuẩn.
  • Dùng lá sả: Sả cũng là loại dược liệu có chứa nhiều tinh chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Tương tự như lá trầu không, bạn lấy khoảng 5 – 6 củ sả đập dập rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước để tắm hàng ngày.
  • Bột yến mạch: Với thành phần có chứa các hoạt chất làm dịu, chống viêm nên bột yến mạch có thể cải thiện tốt các bệnh lý ngoài da. Theo đó, bạn có thể dùng một ít bột yến mạch pha với nước ấm rồi thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Sau khoảng 15 phút, bạn rửa lại với nước cho sạch là được.

Điều trị bằng thuốc kê đơn

Các loại thuốc kê đơn điều trị sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu xuất hiện vệt đỏ trên da không ngứa nhưng các triệu chứng khác đã trở nặng. Một số loại thuốc sẽ được kê toa trong trường hợp này gồm có:

  • Thuốc kháng histamin để cải thiện tình trạng mẩn đỏ, sưng viêm và đau nhẹ.
  • Kem Hydrocortisone dùng cho những trường hợp viêm da kích ứng, bệnh chàm hoặc viêm da cơ địa.
  • Thuốc mỡ và kem bôi giúp chống viêm, sưng, góp phần phòng tránh nguy cơ để bệnh tiến triển nặng hơn.
Hãy dùng thuốc theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ
Hãy dùng thuốc theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ

Biện pháp phòng ngừa xuất hiện vết đỏ trên da không ngứa

Muốn phòng ngừa hiệu quả tình trạng xuất hiện vết đỏ trên da không ngứa, mọi người cần nắm được một số lưu ý sau đây:

  • Chăm sóc, vệ sinh da đúng cách, sạch sẽ bằng nước ấm và dùng sữa tắm có độ pH trung bình hoặc có thể tắm bằng nước lá để tránh nguy cơ bị kích ứng.
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng với các thực phẩm giàu omega 3, vitamin,… Đồng thời hạn chế dung nạp chất kích thích, đồ ăn cay nóng, thực phẩm dễ gây kích ứng như đồ hải sản, thuốc lá, bia rượu, thuốc lá,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày, trung bình mỗi ngày cơ thể cần nạp đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày và có thể nhiều hơn với những người tập luyện thể thao.
  • Tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những cách nâng cao sức đề kháng và phòng bệnh hiệu quả.
  • Bảo vệ làn da trước tác động của ánh nắng mặt trời cũng như môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi bằng cách thoa kem chống nắng, che chắn da cẩn thận khi ra ngoài.
  • Nếu thấy da xuất hiện các vết đỏ hoặc các dấu hiệu bất thường khác thì cần nhanh chóng tới bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và tiến hành chữa trị sớm.

Nhìn chung, xuất hiện vết đỏ trên da không ngứa là dấu hiệu của nhiều bệnh lý da liễu khác nhau. Để tránh làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ cũng như hạn chế nguy cơ gặp biến chứng, mọi người cần tiến hành thăm khám và điều trị bệnh sớm. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới việc chăm sóc, vệ sinh da hàng ngày để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

mụn sưng đỏ ở quai hàm

Mụn Sưng Đỏ Ở Quai Hàm Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Mụn sưng đỏ ở quai hàm là một bệnh lý da liễu mà nhiều người mắc phải. Mụn sẽ gây cảm giác đau đớn, cộm…
Vùng Da Quanh Mắt Bị Khô Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Vùng Da Quanh Mắt Bị Khô Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Vùng da quanh mắt bị khô ngứa gây khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần và các hoạt động hằng ngày. Đây có thể là…

Nhất Nam Giải Độc có tốt không? Có tác dụng phụ gì không?

Nhất Nam Giải Độc của Nhất Nam Y Viện có tốt không? Là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, muốn tìm hiểu. Trong…
Bị Ngứa Vùng Bụng Là Bệnh Gì? Hướng Dẫn Điều Trị Hiệu Quả

Bị Ngứa Vùng Bụng Là Bệnh Gì? Hướng Dẫn Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa da ở vùng bụng là hiện tượng thường gặp có thể xảy ra với bất kỳ ai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến…

Kem đánh răng trị mụn trứng cá có tốt không? Hướng dẫn cách thực hiện vô cùng đơn giản

Kem đánh răng trị mụn trứng cá là một mẹo nhỏ mà mọi người thường truyền tai nhau. Tuy nhiên thì cách làm này có…
Bệnh Hắc Lào Tái Phát Do Đâu, Làm Sao Để Phòng Ngừa?

Bệnh Hắc Lào Tái Phát Do Đâu, Làm Sao Để Phòng Ngừa?

Hắc lào là bệnh ngoài da rất dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách hoặc kiểm soát nguồn lây nhiễm. Tình trạng…
Mẹ Bầu Bị Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Mẹ Bầu Bị Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hiện tượng mang bầu bị dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến, thường xảy ra ở những thai phụ có cơ địa nhạy…
Bắn Tàn Nhang: Hiệu Quả, Quy Trình Và Những Điều Cần Lưu Ý

Bắn Tàn Nhang: Hiệu Quả, Quy Trình Và Những Điều Cần Lưu Ý

Bắn tàn nhang bằng tia laser đang là một trong những xu hướng làm đẹp thu hút nhiều sự quan tâm nhất của chị em…
Chia sẻ
Bỏ qua