Phát Ban

Phát ban trên da là một tình trạng phổ biến và xuất phát do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, chúng đều khiến bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như sức khỏe thể chất.Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông  tin chuẩn xác về tình trạng này, từ đó giúp độc giả có thêm kiến thức phòng ngừa và hướng điều trị nếu không may mắc phải.

Phát ban là gì? Có những loại nào?

Phát ban da là tình trạng da bùng phát sần đỏ, sưng ngứa, một số trường hợp gây đau rát trên da. Phát ban mẩn đỏ có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như mặt, môi, cổ họng, chân tay, bụng, lưng,... hoặc bị toàn thân. Các nốt phát ban có kích thước to nhỏ khác nhau, chúng phân bố rải rác trên da hoặc kết hợp lại thành một cụm lớn. 

Phát ban có nhiều loại, bác sĩ Da liễu đã phân chia rõ ràng như sau:

  • Phát ban cấp tính: Kéo dài dưới 6 tuần, bệnh xuất phát chủ yếu do kích ứng bởi thực phẩm, côn trùng, tác dụng phụ của thuốc.
  • Phát ban mãn tính: Kéo dài trên 6 tuần, nguyên nhân gây bệnh khó xác định, chủ yếu do các bệnh lý về da liễu hoặc bệnh lý trong nội tạng cơ thể.
  • Phát ban vật lý: Tình trạng phát ban này do kích thích thích vật lý do da tiếp xúc trực tiếp với đồ lạnh, đồ nóng, mồ hôi, tập thể dục, phơi nắng trong thời gian dài. Phát ban vật lý thường xuất hiện trong vòng 1 giờ sau khi tiếp xúc và hết ngay sau 24 giờ.

Phát ban da là tình trạng da bùng phát sần đỏ, sưng ngứa
Phát ban da là tình trạng da bùng phát sần đỏ, sưng ngứa

Nguyên nhân gây nổi phát ban khắp người

Chuyên gia Da liễu cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến phát ban, trong đó nguyên nhân chính do 12 bệnh lý phổ biến dưới đây:

Viêm da tiếp xúc

Đây là tình trạng da tổn thương do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên hoặc các chất gây kích ứng da. Bệnh cũng được chia làm 2 dạng là viêm da tiếp xúc dị ứng (do mỹ phẩm, quần áo, thuốc bôi da, nước hoa, cao su,...) và viêm da tiếp xúc kích ứng (phấn hoa, hóa chất công nghiệm, xà phòng,...). Ngoài biểu hiện phát ban, da sẽ phồng rộp, nổi mụn nước li ti và có cảm giác đau rát.

Nhiễm trùng

Da khi bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng sẽ gây nhiễm trùng, dẫn đến các triệu chứng bao gồm nổi ban đỏ trên da, ngứa ngáy dữ dội kèm theo tình trạng sốt, đau mỏi người.

Bệnh chàm gây phát ban

Bệnh chàm có đặc trưng là mãn tính, dễ tái phát dai dẳng. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, hình thành các vùng da khô, đỏ, phát ban li ti, ngứa ngáy dữ dội. Một số trường hợp có mụn nước cháy dịch, phân bố chủ yếu ở má, cổ, khuỷu tay, khoeo chân.

Nổi mề đay

Bệnh lý này sẽ khiến da hình thành các mảng hoặc quầng đỏ, nổi thành gồ trên da và vùng trung tâm của các mảng này sẽ nhạt màu hơn xung quanh. Bệnh khiến người bệnh ngứa ngáy dữ dội, phù môi, phù mắt hoặc đau bụng, khó thở.

Bệnh vảy nến

Bệnh có đặc trưng là xuất hiện ban đỏ rải rác hoặc tập trung thành các mảng diện tích lớn, trên bề mặt phủ một lớp vảy trắng, khi gãi sẽ dễ bong ra và rỡ xuống như bột phấn. Vảy nến có thể gặp ở các vùng da trên cơ thể nhưng tập trung nhiều tại da đầu, khuỷu tay, lưng, gối,...

Bệnh chân tay miệng

Bệnh lý chân tay miệng ở trẻ nhỏ có đặc trưng là các nốt sẩn đỏ phát ban kèm mụn nước ở chân tay và miệng. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, do 2 loại virus đường ruột gây lên là Coxsackievirus nhóm A16 và Enterovirus type 71.

Chân tay miệng ở trẻ nhỏ có đặc trưng là các nốt sẩn đỏ phát ban kèm mụn nước
Chân tay miệng ở trẻ nhỏ có đặc trưng là các nốt sẩn đỏ phát ban kèm mụn nước

Lupus ban đỏ

Đây là bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể như da, khớp, phổi,... Các tổn thương trên da do bệnh lupus có đặc điểm là ban đỏ cánh bướm, xuất hiện nhiều hơn khi tiếp xúc ánh nắng. Ngoài ra người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác gồm sưng đau khớp, tiểu ra máu, loét miệng,...

Viêm mô tế bào

Bệnh khởi phát do nguyên nhân vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vùng da có vết xước, phổ biến ở chi dưới. Tổn thương da có biểu hiện là phát ban nóng đỏ, sưng nề, đau đớn. Nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn sẽ xâm nhập mạch máu gây nhiễm khuẩn máu.

Zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh gây ra bởi loại virus Varicella zoster, đi theo đường thần kinh dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng như đau rát dữ dội, xuất hiện mụn nước tập trung thành các đám lớn nhỏ trên da.

Bệnh sởi

Bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, gây biểu hiện sốt cao, phát ban, ho, chảy nước mũi. Các nốt ban đỏ do bệnh sởi gây ra có dạng chấm nhỏ, sờ mịn, không gây ngứa, phân bổ khắp cơ thể.

Sốt xuất huyết

Bệnh do virus Dengue gây nên và có trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Sốt xuất huyết có biểu hiện đặc trưng là sốt cao, phát ban toàn thân kèm triệu chứng khác như nôn mửa, đau bụng, đau đầu.

Triệu chứng phát ban phổ biến

Người bị phát ban thường kèm theo một số triệu chứng khác như sau:

  • Xuất hiện nốt mẩn đỏ kích thước nhỏ nằm rải rác các bộ phận hoặc tập trung thành từng mảng, từng vùng.
  • Màu da của vị trí đang bị phát ban dần đổi màu theo thời gian.
  • Da có thể bị bong tróc, phồng rộp, rỉ dịch lan sang vùng da khỏe bên cạnh.
  • Một số triệu chứng khác như nôn mửa, đau bụng, sốt, phù môi miệng, phù mắt, khó thở, thở khò khè.

Nốt mẩn đỏ kích thước nhỏ nằm rải rác các bộ phận hoặc tập trung thành từng mảng
Nốt mẩn đỏ kích thước nhỏ nằm rải rác các bộ phận hoặc tập trung thành từng mảng

Bị phát ban nguy hiểm không? Khi nào cần khám bác sĩ?

Thông thường, tình trạng phát ban ngứa ngáy không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và có thể thuyên giảm sau vài giờ. Tuy nhiên, trường hợp phát ban có liên quan đến bệnh lý hoặc trường hợp triệu chứng phát ban ngày càng lan rộng sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực như tăng nguy cơ nhiễm trùng, sốc phản vệ, các bệnh lý nền diễn biến xấu,... Vậy nên, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám sớm. 

  • Bị dị ứng phát ban trên 2 ngày mà không thuyên giảm, các mảng sẩn đỏ lan rộng khắp cơ thể.
  • Ngứa ngáy dữ dội gây ảnh hưởng đến chế độ nghỉ ngơi và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
  • Da có dấu hiệu xuất hiện mủ, rỉ dịch, nhiễm trùng.
  • Sốt cao trên 38 độ C kèm theo mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng.
  • Xuất hiện triệu chứng phù môi, phù mắt, khó thở.
  • Phát ban kèm triệu chứng rụng tóc, đau khớp, vàng da, lở loét miệng,...

Chẩn đoán bệnh chính xác

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phát ban, do đó người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành chẩn đoán chính xác, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phụ hợp nhất. 

Sau khi thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân, bác sĩ đã có những chẩn đoán sơ bộ cho tình trạng này. Để đảm bảo kết quả chuẩn xác, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác như:

  • Xét nghiệm máu.
  • Sinh thiết da.
  • Xét nghiệm mô da.
  • Chụp Xquang.

Các phương pháp điều trị bệnh phát ban đỏ

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị phát ban, giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát dai dẳng. Cụ thể như sau:

Mẹo chữa tại nhà

Những trường hợp phát ban mức độ nhẹ có thể thực hiện các mẹo chữa tại nhà dưới đây để các triệu chứng thuyên giảm.

  • Chườm khăn lạnh: Mạch khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ co lại, nhờ đó giảm triệu chứng sưng đỏ và dịu cảm giác ngứa ngáy. Các thực hiện rất đơn giản, người bệnh dùng một chiếc khăn sạch thấm vào nước lạnh, sau đó vắt bớt nước và chườm lên vùng da đang bị phát ban. Nhưng cần lưu ý tránh những vùng da đang có vết thương hở để tránh khiến thương tổn nghiêm trọng hơn.
  • Dùng tinh dầu bạc hà: Thành phần tinh dầu bạc hà có chứa các thành phần hoạt chất diệt khuẩn, giảm viêm, sát khuẩn và kháng khuẩn. Ngoài ra, đặc điểm the mát của tinh dầu bạc hà cũng giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy hoặc đau rát trên da. Người bệnh dùng tinh dầu bạc hà thoa trực tiếp lên vùng da đang bị phát ban, thực hiện 2 lần/ngày để mau phục hồi.

Thành phần tinh dầu bạc hà có chứa các thành phần hoạt chất diệt khuẩn, giảm viêm
Thành phần tinh dầu bạc hà có chứa các thành phần hoạt chất diệt khuẩn, giảm viêm

  • Gel nha đam: Các vitamin và khoáng chất trong gel nha đam có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa, thúc đẩy phục hồi là tái tạo làn da đang tổn thương. Người bệnh chỉ cần sử dụng phần gel trắng trong lõi nhánh nha đam bôi trực tiếp lên da mỗi ngày, sau 7 - 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng khó chịu giảm bớt rõ rệt.
  • Tắm lá trà xanh: Nghiên cứu đã chỉ ra trong lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt trong làm dịu và phục hồi da. Đặc biệt lượng vitamin B dồi dào trong lá trà giúp dưỡng da, giảm mẩn đỏ phát ban hiệu quả. Người bệnh đem nấu một nắm lá trà, sau đó dùng nước này tắm hoặc ngâm rửa vùng da đang bị bệnh.
  • Lá khế: Tương tự như lá trà xanh, trong lá khế cúng chứa nhiều chất tốt giúp làm giảm mẩn ngứa, sưng đỏ cho da và đồng thời thúc đẩy tái tạo phục hồi da. Người bệnh có thể dùng lá khế xát trực tiếp lên vùng da đang bị bệnh hoặc đun nước tắm hằng ngày đều mang lại hiệu quả trị bệnh tốt.

Thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây y có thành phần dược tính cao, giúp giảm triệu chứng khó chịu do phát ban gây ra. Phụ thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc tương ứng.

  • Thuốc bôi da corticosteroid

Loại thuốc này được sử dụng để cải thiện triệu chứng ngứa đỏ, sưng viêm. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc corticosteroid vì có thể gây mòn da, mỏng da, teo da. Do đó, bác sĩ thường chỉ định liệu trình dùng thuốc tối đa 10 ngày. Nhóm thuốc này phổ biến với các loại như: Betnovate cream, Elocon cream 1%, Aristocort, Flucinar ointment, Fucicort cream, Triamcinolone acetonide cream 0.01%.

Thuốc Tây y có thành phần dược tính cao, giúp giảm triệu chứng khó chịu do phát ban
Thuốc Tây y có thành phần dược tính cao, giúp giảm triệu chứng khó chịu do phát ban

  • Thuốc bôi ức chế calcineurin

Thuốc được sử dụng trong điều trị phát ban do bệnh chàm hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc khác. Nhóm thuốc chỉ định cho đối tượng trên 2 tuổi, phổ biến với 2 loại là Pimecrolimus và Tacrolimus.

  • Thuốc gây tê tại chỗ

Thuốc có tác dụng gây tê biểu bì, giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Bác sĩ đánh giá nhóm thuốc này an toàn và có thể dùng cho các nốt phát ban do côn trùng cắn. Các loại thuốc gây tê tại chỗ được dùng nhiều hiện nay gồm Pramoxine, Benzocain, Capsaicin, Doxepin.

  • Thuốc kháng histamine

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế chọn lọc histamine - chất gây kích thích triệu chứng phát ban trên da. Nhờ đó các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này có tác dụng phụ gây buồn ngủ và chóng mặt, do đó sau khi dùng thuốc người bệnh tuyệt đối không tham gia giao thông, vận hành máy móc hay thực hiện các việc quan trọng. Các loại thuốc thuộc nhóm kháng histamine gồm Diphenhydramine (Benadryl cream), Fexofenadine, Loratadine, Clorphenamine, Cetirizin.

  • Thuốc chống trầm cảm

Loại thuốc này còn được gọi là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, có tác dụng cải thiện triệu chứng trong trường hợp phát ban mãn tính và không đáp ứng các loại thuốc nói trên. Các loại thuốc chống trầm cảm được dùng phổ biến gồm Fluoxetine và Sertraline.

Điều trị bằng Đông y

Chứng bệnh phát ban có thể điều trị bằng Đông y. Phương pháp này cũng được nhiều người lựa chọn nhờ ưu điểm sử dụng các thảo dược tự nhiên rất lành tính, có khả năng điều trị tận gốc nhờ cơ chế tác động từ sâu bên trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần áp dụng trong thời gian dài

Bài thuốc 1: 

Bài thuốc được dùng trong điều trị phát ban với triệu chứng mẩn đỏ rải rác hoặc phát ban mảng, người bệnh ngứa ngáy, phát sốt và sợ gió.

  • Dược liệu: Kim ngân 6g, bạch tiểu bì 4g, hoàng bá 4g, cam thảo 4g, cúc hoa 4g, liên kiều 4g, phòng phong 4g, kinh giới 6g, sa tiền tử 4g, thương truật 6g, ý dĩ 10g, phục linh 6g.
  • Cách thực hiện: Cho toàn bộ dược liệu trên vào ấm, đổ thêm 1 lít nước và đun trên lửa nhỏ. Đợi khi nước thuốc cạn còn 500ml thì tắt bếp và rót ra cốc uống.

Chứng bệnh phát ban có thể điều trị bằng Đông y
Chứng bệnh phát ban có thể điều trị bằng Đông y

Bài thuốc 2:

Chỉ định cho trường hợp phát ban có triệu chứng ngứa ngáy dữ dội và lở loét, chảy nước nhiều, phát sốt, sợ gió.

  • Dược liệu: Mạch nha 6g, phòng phong 4g, liên kiều 6g, hoàng cầm 4g, cúc hoa 4g, huyền sâm 4g, cam thảo 4g.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm và thêm vào 1 lít nước. Đun sôi trên lửa, sau đó đợi khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp, rót ra 2 bát để uống vào buổi sáng và buổi tối.

Bài thuốc 3: 

Bài thuốc được thầy thuốc chỉ định cho trường hợp phát ban đỏ, kèm theo triệu chứng mụn nước rỉ dịch, sốt cao, miệng khô, rêu lưỡi nhớt, tiểu vàng.

  • Dược liệu: Thanh đại 6g, hoàng kỳ 6g, bạch cập 6g, bạch chỉ 4g, cam thảo 4g, hoắc hương 4g, nhũ hương 4g, thương truật 6g.
  • Cách thực hiện: Sắc toàn bộ lượng dược liệu đã chuẩn bị với 3 bát nước, đợi đến khi nước thuốc cạn chỉ còn 1 bát thì chắt ra uống khi còn ấm.

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa 

Bác sĩ Da liễu đưa ra những hướng dẫn cụ thể trong quá trình chăm sóc người bị phát ban, đồng thời đây cũng là phương pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa tái phát.

  • Dùng kem dưỡng da hằng ngày, đặc biệt là sau khi tắm để cung cấp độ ẩm cho da, tránh tình trạng khô ráp gây mụn phát ban.
  • Nên tắm bằng nước có nhiệt độ vừa phải, không tắm nước quá lạnh hay nước quá nóng đều khiến da dễ kích ứng gây phát ban ngứa ngáy,
  • Vệ sinh da và không gian sống để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng, ngứa ngáy phát ban như bụi bẩn, hóa chất.
  • Tránh xa yếu tố dễ gây phát ban ở chân tay như phấn hoa, lông động vật, đồ ăn dễ gây dị ứng (đậu phộng, hải sản, sữa,...), thuốc lá, đồ uống có cồn,...
  • Không gãi hoặc tiếp xúc cọ xát nhiều vào vùng da đang bị phát ban để tránh truyền vi khuẩn, bụi bẩn vào vết thương dễ gây nhiễm trùng.
  • Trường hợp hay bị phát ban do thay đổi thời tiết, người bệnh cần giữ ấm cơ thể vào mùa đông và thực hiện các biện pháp che chắn ánh nắng vào mùa hè.
  • Bác sĩ khuyến nghị người bệnh nên bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất từ các nhóm thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây, trứng, cá,... để nâng cao đề kháng cơ thể, phòng ngừa bệnh phát ban hiệu quả hơn.
  • Đối với trường hợp đang theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ, tránh tự ý thay đổi và ngừng đột ngột sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả chữa bệnh và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phát ban là chứng bệnh da liễu thường gặp, nhưng để có hướng điều trị phù hợp sẽ cần xác định đúng nguyên nhân. Do đó, Dr.Vitamin cung cấp những thông tin chi tiết về tình trạng này, giúp người bệnh có những kiến thức hữu ích trong phòng ngừa bệnh và thăm khám kịp thời khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường.

Câu hỏi thường gặp

Phát Ban Bao Lâu Thì Hết?

Phát ban là tình trạng trên da xuất hiện các nốt ban có màu hồng hoặc đỏ. Chúng có thể mọc thành từng cụm, li ti ở ngực, bụng, lưng hoặc trên khắp cơ thể. Đa số các nốt ban này không ngứa và chỉ kéo dài trong vài ngày...

Phát Ban Tắm Lá Gì?

Phát ban khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều gây những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như sưng tấy, nóng đỏ, mẩn ngứa da. Một số loại lá dược liệu có thành phần chứa các hoạt chất giúp giảm triệu chứng phát ban hiệu quả....

Bị Phát Ban Ngứa Không Nên Ăn Gì?

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến kết quả của quá trình điều trị các bệnh da liễu. Do đó, rất nhiều người băn khoăn bị phát ban ngứa không nên ăn gì? Dưới đây là 9 nhóm thực phẩm người bệnh cần tránh, đồng thời chuyên gia...

Bị Phát Ban Có Nằm Máy Lạnh Được Không?

Bé bị phát ban là tình trạng thường gặp, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Một trong những thắc mắc phổ biến là liệu bé bị phát ban có nằm máy lạnh được không. Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc này và hướng dẫn cách cho bé bị phát...

Trẻ Phát Ban Sau Sốt Có Được Tắm Không?

Không ít phụ huynh băn khoăn “trẻ phát ban sau sốt có được tắm không?”. Trong bài viết sau, chuyên gia tại Dr.Vitamin sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi này, đồng thời hướng dẫn chi tiết cách tắm và cách chăm sóc trẻ bị phát ban sau sốt, giúp...

Bị Phát Ban Ngứa Phải Làm Sao?

Bị phát ban ngứa phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ngứa ngáy kéo dài, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Trong bài viết dưới đây,...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *