Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Tê Chân
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là một biến chứng rất thường gặp ở bệnh nhân. Tình trạng này khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn khi vận động, đi lại và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày cũng như khả năng lao động của người bệnh. Vậy tê chân do thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các nhân nhầy bị thoát ra ngoài bao xơ dẫn đến chèn ép các rễ thần kinh trung ương trong cột sống và dây chằng cơ chân tay. Điều này dẫn đến các cơn đau nhức, khó chịu cho người bệnh, nhất là khi vận động.
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là biến chứng rất thường gặp của tình trạng này. Thông thường, hiện tượng tê chân chỉ xảy ra với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, do khối nhân nhầy chèn ép mạnh mẽ. Dây thắt lưng còn chạy dài từ thắt lưng xuống hông, đùi, lòng bàn chân nên người bệnh có cảm giác tê chân kéo dài, nhất là khi ngủ dậy và khi vận động trong thời gian dài.
Tuy tê chân ở người bị thoát vị đĩa đệm không đe dọa đến tính mạng nhưng đây là tình trạng rất nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động cũng như cuộc sống hàng ngày. Các cơn tê bì chân sẽ khiến chân bị mất cảm giác, thậm chí không thể di chuyển.
Tê chân xuất hiện ngày càng nhiều với cường độ và thời gian tăng dần cũng đồng nghĩa với việc dây thần kinh bị yếu dần và khả năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng. Cơ chân có nguy cơ bị yếu đi, mất kiểm soát và người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ bại liệt, tàn phế.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh cụ thể
Một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra hiện tượng này là do người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Các bao nhân nhầy trong đĩa đệm thắt lưng sẽ thoát ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên các rễ thần kinh gây đau nhức dai dẳng.
Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải tình trạng này do ngồi sai tư thế, ngồi nhiều mà không di chuyển hoặc do tính chất công việc phải vận động mạnh, mang vác nặng. Bên cạnh đó, những chấn thương hàng ngày do tập thể dục và lao động cũng khiến người bệnh bị tê chân.
Các nhân nhầy trong đĩa đệm khi chèn ép quá lâu lên rễ thần kinh sẽ làm các tín hiệu đường truyền đến chi dưới bị suy giảm, khiến chân mất cảm giác. Nếu máu không thể di chuyển đến các bộ phận của chi dưới thì tình trạng tê bì chân càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tùy vào vị trí chèn ép của các nhân xơ mà người bệnh gặp phải các triệu chứng tê bì ngón chân, lòng bàn chân, gót chân hay toàn bộ cẳng chân. Một triệu chứng thường gặp khác ở người bệnh là gần như mất đi cảm giác bị đau ở chân.
Ở vùng lưng, khi bị thoát vị sẽ khiến lưng bị đau nhói, nhức nhối và vô cùng khó chịu. Một số trường hợp người bệnh còn xuất hiện tình trạng tê tay đi kèm với tê chân.
Điều trị thoát vị đĩa đệm gây tê chân
Việc đẩy lùi thoát vị đĩa đệm sớm là rất quan trọng, giúp giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng như tê bì chân tay. Để được chữa bệnh tốt nhất, người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Hiện nay, có một số phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả cao. Người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa bệnh sau đây:
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm có thể giảm nhanh các triệu chứng bệnh và cải thiện tình trạng tê bì chân hiệu quả. Tùy vào mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người, các bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc như sau:
- Thuốc giảm đau: Là loại thuốc được kê phổ biến nhất, có tác dụng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, làm giảm nhanh các triệu chứng đau và tê bì tay chân. Paracetamol giảm đau là hoạt chất được kê đơn rất phổ biến.
- Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này bao gồm Mydocalm, Myonal có tác dụng giảm tình trạng co cứng cơ, đặc biệt được sử dụng cho bệnh nhân bị thoát vị gây tê chân không vận động được.
- Thuốc chống viêm: Gồm Diclofenac và Meloxicam giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm tại bao nhân xơ chèn ép cột sống.
Các loại thuốc điều trị nêu trên chỉ được sử dụng khi có chẩn đoán và kê đơn của bác sĩ. Người bệnh cần dùng đúng loại thuốc, đúng liều lượng được chỉ định để tránh những tác dụng phụ có thể gặp phải.
Theo các bác sĩ và chuyên gia về xương khớp, ngoài việc sử dụng thuốc đặc trị, người bệnh nên tham khảo và sử dụng kết hợp với dòng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp, đặc biệt là Canxi và Glucosamine. Một số sản phẩm thực phẩm chức năng có công dụng bổ khớp, cải thiện các vấn đề gây ra do thoát vị đĩa đệm tiêu biểu trên thị trường gồm:
Kirkland Glucosamine HCL 1500mg with MSM
- Xuất xứ: Mỹ
- Thương hiệu: Kirkland
- Thành phần chính: Glucosamine HCL và MSM
- Dạng bào chế: Viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp/375 viên.
Glucosamine Puritan’s Pride
- Xuất xứ: Mỹ
- Thương hiệu: Puritan's Pride
- Thành phần chính: Glucosamine, Chondroitin Sulfate và MSM
- Dạng bào chế: Viên nang
- Quy cách đóng gói: Hộp/90 viên, 120 viên, 180 viên, 240 viên.
Blackmores Glucosamine Sulfate 1500 One-A-Day
- Xuất xứ: Úc
- Thương hiệu: Blackmores
- Thành phần chính: Glucosamine Sulfate, Glucosamine sulfate sodium chloride complex
- Dạng bào chế: Viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp/180 viên.
Zs Chondroitin Nhật Bản
- Xuất xứ: Nhật Bản
- Thương hiệu: Zeria
- Thành phần chính: Hoạt chất Chondroitin Sulfate
- Dạng bào chế: Viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp/270 viên.
- Xuất xứ: Nhật Bản
- Thương hiệu: Orihiro
- Thành phần chính: Glucosamine
- Dạng bào chế: Viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp/900 viên.
Áp dụng vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm rất quan trọng, giúp người bệnh tăng khả năng hồi phục. Các bài tập này bao gồm:
- Châm cứu và bấm huyệt: Là các phương pháp tác động lên huyệt đạo của cơ thể để lưu thông máu, kích thích tuần hoàn máu và đả thông kinh mạch.
- Bài tập kéo giãn cột sống: Các bác sĩ phục hồi chức năng sẽ kéo giãn cột sống giúp giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, làm giảm nhanh triệu chứng thoát vị đĩa đệm và tê bì chân tay.
- Bài tập yoga: Tập luyện bài tập này thường xuyên dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên có thể giúp cơ thể dẻo dai hơn và cải thiện khả năng vận động hiệu quả.
- Xoa bóp, massage chữa thoát vị đĩa đệm: Có tác dụng lưu thông khí huyết, giảm đau và giảm tê mỏi, giúp tinh thần thoải mái.
Mổ thoát vị đĩa đệm
Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp được chỉ định cuối cùng khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả như mong muốn ở người bệnh. Phương pháp này giúp chấm dứt các cơn đau, kiểm soát triệu chứng bệnh và phục hồi xương khớp rất tốt. Các hình thức mổ gồm:
- Mổ mở thoát vị đĩa đệm: Các bác sĩ tiến hành mổ một đường nhỏ tại khu vực bị thoát vị và cắt, điều chỉnh các bao nhân xơ.
- Mổ nội soi: Sử dụng một ống nội soi nhỏ có gắn camera vào vị trí thoát vị và tiến hành các thao tác loại bỏ vùng bị thoát vị đĩa đệm.
- Thay đĩa đệm nhân tạo: Phương pháp này sử dụng đĩa đệm nhân tạo đặt vào vị trí đĩa đệm cũ giúp ổn định cột sống. Khả năng phục hồi của phương pháp này lên đến 90%.
- Hợp nhất cột sống: Đây là cách loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương và hợp nhất hai đốt sống lại với nhau để ổn định cột sống.
Cách cải thiện thoát vị đĩa đệm tê chân tại nhà
Ngoài các phương pháp điều trị nêu trên, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ giảm đau, cải thiện khả năng vận động ngay tại nhà bằng cách:
- Chữa thoát vị đĩa đệm với lá ngải cứu tươi: Dùng một nắm lá ngải cứu, rửa sạch và giã nát với rượu trắng sau đó chắt lấy nước cốt, đun nóng và xoa bóp vào vị trí bị đau nhức giúp cải thiện cơn đau.
- Dùng lá mướp hương: Lấy lá mướp hương rửa sạch và giã nát với muối sau đó đắp hỗn hợp lên vùng bị đau nhức.
- Dùng xương rồng rang cám: Lấy nhánh xương rồng ở gần gốc, bỏ gai rồi giã nhuyễn với cám gạo và giấm ăn. Rang hỗn hợp trên cho săn lại vào đổ vào lá chuối đắp lên người.
Các phương pháp này chỉ áp dụng với bệnh nhân ở dạng nhẹ, không có tác dụng thay thế các cách điều trị khác và chỉ được sử dụng để giảm các triệu chứng bệnh.
Lưu ý khi bị thoát vị đĩa đệm gây tê chân
Tình trạng thoát vị đĩa đệm tê chân có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng vận động của người bệnh. Do đó, bên cạnh việc điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý:
- Cần xây dựng cho mình một thói quen dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như vitamin D, canxi, kali, magie, omega 3… và tránh dùng đồ cay nóng, dầu mỡ và rượu bia.
- Người bệnh không nên làm việc quá sức, hạn chế việc mang vác nặng và cần ngồi, nằm đúng tư thế.
- Phải tăng cường tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện khả năng vận động và tăng sức đề kháng.
- Cần tuân thủ các phương pháp điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm và khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế khi có triệu chứng bệnh để có thể điều trị một cách tốt nhất.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!