Sưng Nướu Răng Và Nổi Hạch
Sưng nướu răng và nổi hạch khiến bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để phòng ngừa hiệu quả và các cách điều trị phù hợp nhằm giúp bệnh tình sớm thuyên giảm.
Nguyên nhân, biểu hiện sưng nướu răng và nổi hạch
Nướu có nhiệm vụ bảo vệ và giữ cho chân răng được chắc chắn. Khi nướu bị sưng và nổi hạch, nghĩa là nướu đang bị nhiễm trùng. Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này là do các mảng bám hình thành trên răng. Lớp mảng bám này còn được gọi là vôi răng (cao răng).
Mảng bám vôi răng mỏng, mềm, dính và không màu, có chứa vi khuẩn. Nếu để vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu, tình trạng viêm nướu càng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng răng bị lung lay, gây mất răng.
Khi bị viêm nướu, biểu hiện đầu tiên là sưng nhẹ ở viền và gai nướu, nướu bị ửng đỏ, sưng phồng. Ở mức độ nặng hơn, nướu có dấu hiệu sưng đỏ và tấy. Nướu không còn chắc chắn mà trở nên mềm, bở kèm hiện tượng sốt và nổi hạch ở vùng quai hàm hoặc má. Đó là do sự lây nhiễm đã lan sâu hơn vào những vùng xung quanh răng.
Bởi vậy, khi nướu bị sưng và nổi hạch có nghĩa là tình trạng viêm nướu đã chuyển sang giai đoạn nặng. Vậy khi bị sưng nướu răng và nổi hạch, sức khỏe và cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Hệ quả của việc bị sưng nướu răng và nổi hạch
Viêm nướu răng nổi hạch sẽ gây ra những biến chứng không mong muốn như:
- Có thể gây mất răng: Nướu có nhiệm vụ giữ cho chân răng được chắc chắn. Nhưng khi bị viêm nhiễm, các mô nướu tổn thương không còn nâng đỡ tốt chân răng nữa. Thêm vào đó là sự tấn công của các vi khuẩn. Những điều này chắc chắn sẽ khiến cấu trúc của răng bị ảnh hưởng. Răng bị lung lay và lâu dần sẽ có thể gãy rụng.
- Gây hoại tử: Khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài, vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục tấn công và lan sang các vùng xung quanh gây nhiễm trùng. Từ đó dần dần hình thành các ổ áp xe gây hoại tử mô nướu và chân răng.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe: Không chỉ gây bệnh trong khoang miệng, vi khuẩn còn xâu nhập sâu vào trong cơ thể qua đường hô hấp và tiêu hóa. Theo thời gian, chúng sẽ gây nhiễm trùng huyết, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và phổi, thâm chí có thể dẫn tới đột quỵ. Ngoài ra, khi tình trạng viêm sưng nướu kéo dài sẽ chuyển thành viêm nha chu cấp. Điều này gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Người bệnh có nguy cơ gặp các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: Khi bị viêm sưng nướu răng và nổi hạch, quá trình ăn uống sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Cơ thể cảm thấy khó chịu, đau nhức khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Nếu tình trạng đó kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, sức khỏe và cuộc sống đều bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, bệnh viêm nướu nổi hạch còn gây hôi miệng nặng, làm người bệnh cảm thấy mất tự tin trong quá trình giao tiếp.
Khi bị sưng nướu răng và nổi hạch phải làm gì?
Vậy làm thế nào để cải thiện và điều trị bệnh sưng nướu răng và nổi hạch? Hãy cùng tham khảo một số phương pháp được DR Vitamin giới thiệu sau đây.
Sử dụng mẹo dân gian
Đây là phương pháp đơn giản và an toàn mà ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh. Một số mẹo đơn giản để bạn tham khảo như:
- Uống trà gừng: Trong gừng tươi có hai hoạt chất là Gingerol và Zingerone có cơ chế chống viêm tương tự như thuốc kháng viêm không Steroid. Ngoài ra, gừng tươi còn có công dụng sát trùng, kháng khuẩn và khử mùi hôi trong khoang miệng. Nhờ đó, uống trà gừng sẽ giúp giảm đau nhức, làm dịu vùng nướu bị tổn thương và làm giảm tình trạng hôi miệng do các bệnh lý nha khoa.
- Mật ong: Mật ong vốn được biết tới là phương thuốc hữu hiệu trong việc kháng viêm, giảm sưng. Cách thực hiện rất đơn giản. Sau khi đánh răng xong, bạn hãy lấy một lượng nhỏ mật ong rồi thoa đều vào phần nướu bị sưng. Như thế vết sưng sẽ dịu đi nhanh chóng và vùng nướu cũng được sát khuẩn, giúp bệnh mau thuyên giảm.
- Nha đam (lô hội): Đây là loại thảo dược giúp điều trị các bệnh lý nha khoa hiệu quả. Để cải thiện tình trạng viêm nướu chân răng, bạn dùng phần gel nha đam để xoa nhẹ nhàng vào vùng lợi bị viêm. Điều này sẽ giúp làm dịu phần mô nướu bị sưng một cách nhanh chóng. Bạn nên thường xuyên áp dụng phương pháp này để cải thiện bệnh tình, đồng thời tăng cường độ chắc khỏe cho răng miệng.
- Súc miệng bằng nước muối: Muối có tác dụng sát trùng và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Từ đó, giúp bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất. Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp cải thiện các vết tổn thương ở mô nướu, có công dụng sát trùng và giảm đau nhanh. Để bệnh mau chóng thuyên giảm, bạn nên súc miệng đều đặn hàng ngày, mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
Tới bác sĩ thăm khám
Khi bị viêm nướu răng nổi hạch mãi không khỏi, tốt nhất bạn đến tới ngay bệnh viện hoặc cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Thông thường, người bị viêm nướu răng nổi hạch thường được bác sĩ chỉ định điều trị bằng hai phương pháp sau:
- Cạo vôi răng: Vôi răng là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh viêm nướu. Chính vì vậy, cạo vôi răng là phương pháp điều trị bằng cách loại bỏ môi trường gây bệnh. Từ đó, nướu sẽ dần hồi phục và sớm trở lại trạng thái ban đầu. Hạch cũng dần dần biến mất.
- Điều trị viêm tủy: Nếu nguyên nhân dẫn tới bệnh sưng nướu răng và nổi hạch là do sâu răng lâu ngày làm tủy bị viêm, điều trị viêm tủy là phương pháp cần được áp dụng. Bác sĩ sẽ rạch áp xe nướu rồi hút bỏ phần tủy chết và ổ viêm. Sau đó điều trị tủy và tái tạo lại phần răng bị hư tổn bằng cách bọc răng sứ hoặc trám răng.
Biện pháp cải thiện và phòng ngừa sưng nướu và nổi hạch
Bên cạnh các phương pháp điều trị, bạn còn cần chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách để bệnh tình mau chóng thuyên giảm. Đối với người không bị bệnh cũng cần lưu ý chăm sóc cẩn thận để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Sau đây là một số biện pháp giúp cải thiện và ngừa ngừa sưng nướu nổi hạch để bạn tham khảo:
- Đánh răng 2 – 3 lần một ngày với kem đánh răng có chứa Flour.
- Sử dụng bàn chải có đầu lông mềm để tránh gây tổn thương cho răng lợi trong quá trình sử dụng. Nên thay bàn chải định kỳ.
- Chú ý không đánh răng quá mạnh vì có thể gây chảy máu lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào các vết thương hở và gây bệnh.
- Kết hợp sử dụng các loại chỉ nha khoa, dụng cụ chải lưỡi, tăm nước hay bàn chải điện, nước súc miệng trị viêm lợi để vệ sinh răng miệng được tốt nhất.
- Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, loại bỏ vi khuẩn và cải thiện men răng.
- Hạn chế ăn các món ăn chứa phẩm màu, axit hay các chất kích thích gây tổn hại men răng và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển.
- Đối với người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, cần kiểm soát thói quen ăn đồ ngọt nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng.
Vậy là bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh sưng nướu răng và nổi hạch. Hy vọng qua đó, bạn sẽ hiểu về tình trạng bệnh của mình để lựa chọn được phương pháp điều trị và chăm sóc răng miệng phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!