Hôi Miệng Sau Khi Ngủ Dậy
Hôi miệng sau khi ngủ dậy là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay dù đã vệ sinh răng miệng rất sạch sẽ trước đó. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, làm sao khắc phục được. Mời độc giả cùng theo dõi bài viết phía dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời chính xác nhất.
Hôi miệng sau khi ngủ dậy thường do những nguyên nhân nào?
Được biết hôi miệng là bệnh lý khoang miệng gây ra mùi hôi khi thở và nói chuyện. Nguyên nhân do các vi khuẩn đã được hình thành trong khoang miệng khi mảng bám và cao răng không được làm sạch kỹ càng sau khi ăn.
Trong khoang miệng mỗi người tồn tại khoảng 700 loại vi khuẩn cả lợi và hại khác nhau. Mùi hôi hình thành sau khi ngủ dậy là do sự phân hủy protein trong thức ăn còn sót lại bị vi khuẩn có hại tạo thành axit dễ bay hơi.
Tuy nhiên, nếu các bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy bỏ hết mọi vụn thức ăn trong kẽ răng bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa mà sau khi ngủ dậy vẫn có mùi thường là do trong quá trình ngủ nước bọt tiết ra tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động. Đây là hiện tượng khá bình thường, vì khi ngủ dậy hơi thở vẫn ít nhiều có mùi hôi, không phải là bệnh nên các bạn không cần quá lo lắng.
Mùi hôi này có thể được loại bỏ dễ dàng sau khi các bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đồng thời kết hợp ngậm hoặc súc miệng bằng nước lọc để làm sạch răng miệng tối ưu và thưởng thức bữa sáng.
Song ngoài cơ chế nói chung trên, tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:
Thực hiện vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, thường xuyên
Việc lười đánh răng, súc miệng là nguyên nhân hàng đầu khiến khoang miệng của bạn xuất hiện mùi hôi khó chịu vào sáng hôm sau. Đặc biệt là với những người có thói quen ăn nhiều đồ ăn vặt, ăn khuya. Hoặc có một số trường hợp dù đánh răng trước khi đi ngủ nhưng vẫn gặp phải tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy thường là do đánh răng không sạch. Vào lúc ngủ, vụn thức ăn có chứa protein sẽ bị phân hủy bởi vi khuẩn, từ đó tạo thành các loại axit dễ bay hơi và dẫn đến mùi hôi miệng đắng miệng.
Thông thường, các vụn thức ăn li ti dính trong kẽ răng rất cứng đầu và khó có thể được loại bỏ chỉ với cách chải răng thông thường. Thay vào đó, các bạn cần đến sự hỗ trợ của chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để có thể làm sạch kẽ răng tối ưu hơn. Đồng thời nên kết hợp vệ sinh lưỡi sạch sẽ và sau cùng là súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch hoàn toàn khoang miệng. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ hôi miệng vào sáng hôm sau.
Ăn thực phẩm nặng mùi trước khi đi ngủ
Việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm có chứa nồng độ lưu huỳnh cao như tỏi, hành, cần tây, hay những thực phẩm giàu chất béo, tinh bột, đồ ăn và đồ uống có nhiều đường,... chính là nguyên nhân phổ biến khiến khoang miệng trở thành môi trường lý tưởng phát sinh mùi hôi.
Khô miệng do nước bọt tiết ra ít trong khi ngủ
Khô miệng là tình trạng phổ biến xảy ra khi chúng ta uống ít nước, ngồi lâu trong phòng điều hòa, sử dụng nhiều thuốc lá, cà phê, hay mất nước khi ốm và tác dụng phụ của việc dùng thuốc Tây. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm tuyến nước bọt hoạt động kém, không tiết đủ lượng enzyme khi cần để mang đi những mảng bám thức ăn và làm sạch cho khoang miệng.
Bên cạnh đó, khi chìm sâu vào trong giấc ngủ cũng khiến nước bọt tiết ra thấp hơn so với khi đang thức. Việc nước bọt tiết ra ít khiến khoang miệng không được làm sạch, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và giảm khả năng nuôi dưỡng các tế bào. Đồng thời tình trạng tăng sinh vi khuẩn kỵ khí kết hợp với tế bào chết cũng sẽ tạo thành mùi hôi miệng khó chịu sau khi ngủ dậy.
Ngủ há miệng, ngủ ngáy
Bình thường khi đang ngủ, khoang miệng thường đã tiết ít nước bọt, tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu bạn thở bằng miệng, hoặc ngủ há miệng, ngủ ngáy. Những thói quen ngủ này đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi, phát triển và gây mùi hôi miệng sau khi thức giấc.
ĐỪNG BỎ LỠ: Hôi Miệng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Sớm Lấy Lại Hơi Thở Thơm Mát?
Bệnh về răng miệng
Hôi miệng khi ngủ dậy có thể do một số bệnh lý về răng miệng gây ra như viêm nướu răng, sâu răng, viêm nha chu, viêm niêm mạc miệng,... Nguyên nhân do sự phát triển của các ổ viêm nhiễm răng, tủy răng, chân răng,... thường đi kèm với vi khuẩn kỵ khí. Chính yếu tố này đã gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng vào buổi sáng ngủ dậy.
Bệnh đường tiêu hóa
Các chuyên gia nha khoa cho biết, dạ dày và khoang miệng là hai bộ phận có mối liên hệ mật thiết với nhau. Sau khi ăn bữa tối hoặc bữa khuya, thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ làm thức ăn tồn tại trong dạ dày bị biến chất và bốc mùi hôi. Đặc biệt hai cơ quan này thông nhau nên mùi hôi từ dưới sẽ được truyền ngược lên khoang miệng.
Ngoài ra, nếu chẳng may mắc phải một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, hay trào ngược dạ dày,... thì sẽ gây ra tình trạng hôi miệng nặng, đặc biệt vào buổi sáng khi vừa tỉnh giấc.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chứng minh nếu bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ở dạ dày và ruột thì cũng sẽ gây mùi hôi miệng sau khi ngủ dậy. Bởi loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra một hoạt chất có mùi hôi.
Hướng dẫn một số cách điều trị hôi miệng sau khi ngủ dậy
Nếu bị hôi miệng sau khi ngủ dậy, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân bằng việc đi thăm khám chuyên khoa. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn điều trị phù hợp nhất. Điều này nhằm giúp bạn điều trị tình trạng một cách triệt để nhất. Cụ thể một số phương pháp trị hôi miệng thường được áp dụng là:
Cách chữa hôi miệng sau khi ngủ dậy ngay tại nhà
Tình trạng bị hôi miệng sau khi ngủ dậy hoàn toàn có thể khắc phục được, cũng như phòng ngừa tái phát bằng một số cách trị hôi miệng tại nhà đơn giản như phía dưới đây:
Sử dụng trà xanh
Trà xanh từ lâu đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian, đặc biệt là điều trị chứng hôi miệng sau khi ngủ dậy. Cụ thể theo nghiên cứu, trong thành phần của lá trà chứa các chất chống oxy hóa, nhờ đó đem lại hiệu quả ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hôi miệng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Các bạn dùng nước lá trà để súc miệng 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi vừa mới ngủ dậy.
- Sau khoảng 2 tuần áp dụng phương pháp này, bạn sẽ thấy hiệu quả rất tốt.
Quả chanh
Nước cốt chanh chứa rất nhiều axit citric, đây là thành phần có tính sát khuẩn và khử mùi hôi vô cùng hiệu quả. Hơn nữa, quả chanh là nguyên liệu dễ dàng tìm mua với mức chi phí rất thấp, mà bất kỳ ai cũng có thể chi trả được. Do đó nếu khi ngủ dậy hơi thở có mùi hôi miệng từ cổ họng, các bạn có thể áp dụng mẹo sử dụng nước chanh để cải thiện nhanh chóng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Các bạn chỉ cần cắt đôi quả chanh, tiếp đó mang vắt lấy nước cốt.
- Pha nước cốt chanh thu được cùng với một chút muối hạt.
- Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
- Kiên trì thực hiện theo phương pháp này 2 tuần bạn sẽ thấy tình trạng này hôi miệng cải thiện đáng kể.
Bài thuốc từ tinh dầu quế
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thành phần của cây quế có chứa tinh dầu Aldehyd Cinnamic. Do loại tinh dầu này có công dụng khử mùi và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Chính vì vậy, sử dụng tinh dầu này là cách giúp giảm mùi hôi miệng sau khi ngủ dậy hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Các bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm có 1 cốc nước sôi, 1 thìa cà phê tinh dầu quế, quả bạch đậu khấu, lá nguyệt quế.
- Bột quế đem pha cùng với nước đun sôi, sau đó bổ sung thêm các nguyên liệu còn thiếu và trộn đều.
- Sử dụng hỗn hợp thu được để súc miệng hàng ngày, khoảng 3 tuần sau đó các biểu hiện hôi miệng sẽ biến mất.
Dùng thuốc trị hôi miệng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị hôi miệng lâu năm được bày bán. Hầu hết công dụng thực sự của chúng chủ yếu tập trung vào việc loại bỏ mùi hôi khó chịu trong miệng, tạo ra mùi tự nhiên lâu dài và không làm ảnh hưởng đến vị giác. Một số loại thuốc điển hình phải kể đến gồm có như sau:
- Thuốc Chlorhexidine: Loại thuốc kê toa này được dùng khá phổ biến trong phác đồ điều trị tình trạng hôi miệng mãn tính. Được biết công dụng chính của thuốc là sát khuẩn, khử trùng và khử mùi hôi miệng hiệu quả. Bên cạnh đó còn giúp phòng ngừa sâu răng, cải thiện sức khỏe răng miệng và được chỉ định cho các trường hợp bị viêm nướu, nấm miệng, viêm răng, áp xe răng,... Chlorhexidine được điều chế dưới nhiều dạng để dễ sử dụng hơn như dung dịch súc miệng, viên ngậm hoặc khí dung,...
- Thuốc Cetylpyridinium chloride (CPC): Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị tình trạng hôi miệng lâu năm. Thuốc có khả năng xử lý mùi hôi miệng nặng, lâu năm và giúp loại bỏ tối đa các mảng bám, cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh răng miệng hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý Cetylpyridinium chloride chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc Chlorine dioxide: Loại thuốc này có tác dụng chống oxy hóa, khử trùng và tiêu diệt các chủng vi khuẩn, nấm, virus gây ra bệnh lý về răng miệng. Nhờ đó xử lý mùi hôi miệng sau khi ngủ dậy một cách triệt để nhất.
- Thuốc Ranitidine: Đây là thuốc biệt dược thường được kê toa cho những trường hợp mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc mang đến tác dụng giảm cơn ợ hơi, đau dạ dày, đồng thời giúp cải thiện hệ tiêu hóa và khắc phục chứng hôi miệng một cách từ từ.
Điều trị triệt để các bệnh lý gây ra hôi miệng
Với những người mắc bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,... hay bệnh về đường tiêu hóa gồm viêm loét dạ dày, chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày,... cần được thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tư vấn hướng điều trị.
Tùy theo mức độ và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Thông thường hiện nay sẽ có 2 biện pháp điều trị chính gồm điều trị nội khoa bằng thuốc và điều trị can thiệp y tế ngoại khoa. Bên cạnh đó, một cách điều trị hôi miệng nhanh nhất không phụ thuộc vào bệnh lý là dùng nước bọt nhân tạo để hỗ trợ cơ thể tự điều hòa cho đến khi tiết ra nước bọt bình thường. Việc áp dụng đúng biện pháp điều trị vừa giúp chữa dứt điểm bệnh vừa hỗ trợ làm biến mất hoàn toàn tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy.
Biện pháp phòng ngừa hôi miệng khi ngủ dậy hiệu quả
Ngoài việc thực hiện bằng các biện pháp nêu trên, các bạn có thể phòng tránh tình trạng hơi thở có mùi hôi sau khi ngủ dậy bằng việc thực hiện một số lưu ý dưới đây:
Làm sạch răng miệng
Đánh răng trước khi đi ngủ là bước bắt buộc và cần thực hiện thật nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, khi đánh răng bạn cần chú ý chải răng theo chiều dọc nhằm loại bỏ các mảng bám và thức ăn thừa một cách tốt nhất. Tránh chải răng theo chiều ngang không có lợi với men răng.
Thời gian chải răng mỗi lần khoảng 3 - 5 phút, không nên thực hiện qua loa, cho đủ thủ tục . Đồng thời sau khi chải răng, bạn nên dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch, ngăn ngừa hôi miệng sâu răng.
Khi ngủ hạn chế thở bằng miệng
Việc thở bằng miệng khi ngủ có thể làm miệng khô hơn và từ đó mùi hôi miệng vào buổi sáng cũng sẽ khó chịu hơn. Để loại bỏ thói quen thở bằng miệng khi ngủ, các bạn nên nằm nghiêng người, kê gối hơi cao một chút để dễ dàng thở bằng mũi hơn. Đồng thời, luyện thói quen khép miệng khi ngủ, nhờ đó sẽ hạn chế được mùi hôi miệng sau khi thức giấc.
Đánh lưỡi
Nếu đã đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch nhưng hơi thở vẫn có mùi vào sáng hôm sau thì rất có thể gặp vấn đề liên quan đến lưỡi. Thông thường lưỡi chúng ta không được trơn nhẵn nên có khá nhiều vụn thức ăn thừa bám dính ở lại. Vào lúc này, các bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch và đánh bật hơi thở có mùi khó chịu.
Hạn chế các chất kích thích
Các loại chất kích thích gồm có như thuốc lá, cà phê, rượu,... vừa làm cho hơi thở có mùi, vừa khiến cho răng có màu ố vàng. Chính vì những lý do này, để hạn chế mùi hôi cơ thể vào buổi sáng bạn nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và những chất trên.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Nếu cơ thể bị thiếu nước cũng sẽ khiến tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả. Do đó để tránh khô và hôi miệng mỗi buổi sáng, các bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể đều đặn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy và một số biện pháp giúp khắc phục đáng kể chứng bệnh này. Nhìn chung, nếu nguyên nhân không phải do bệnh lý, bạn chỉ cần chú ý làm sạch và sinh hoạt lành mạnh sẽ nhanh chóng đạt được kết quả như mong muốn là loại bỏ mùi hôi miệng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!