Nhiệt Miệng Nổi Hạch

Nhiệt miệng nổi hạch là triệu chứng thường gặp nhưng ít ai biết rằng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, Dr Vitamin sẽ cung cấp tất cả các thông tin cần thiết về hiện tượng nhiệt miệng và nổi cục hạch để bạn tham khảo.

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng nổi hạch

Nhiệt miệng nổi hạch là hiện tượng nổi hạch trong thời gian bị nhiệt ở vùng khoang miệng. Khi bị nhiệt miệng, vùng khoang miệng xuất hiện các vết lở, loét, đồng thời thấy ở các khu vực lân cận như dưới hàm, ở cổ hoặc sau tai có nổi hạch. Các hạch này thường cứng, bị sưng, có màu đỏ, có bờ rõ ràng, dễ dàng di động. Khi ấn vào hạch cảm thấy đau và phần da xung quanh có cảm giác nhạy cảm hơn bình thường.

Ít ai biết rằng nhiệt miệng nổi hạch có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý nguy hiểm
Ít ai biết rằng nhiệt miệng nổi hạch có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý nguy hiểm

Bệnh nhiệt miệng nổi hạch xảy ra là do các hạch bạch huyết bị sưng. Trong cơ thể tồn tại một hệ thống các hạch bạch huyết có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch cơ thể. Các hạch này là chốt chặn và màng lọc các yếu tố “lạ” tác động lên cơ thể. Chúng có kích thước nhỏ, ở trạng thái bình thường rất khó phát hiện khi sờ vào và không gây đau.

Khi tình trạng nhiệt miệng trở nặng, các vết loét miệng có kích thước lớn hoặc có nhiều vết loét cùng một lúc. Đây là dấu hiệu cảnh báo tới hệ miễn dịch bạch huyết rằng khu vực khoang miệng đang xảy ra viêm nhiễm. Do đó, hệ miễn dịch liền huy động các tế bào miễn dịch tới và phản ứng với các tác nhân gây viêm. Sản phẩm của quá trình này được đưa về hạch bạch huyết và khiến hạch bị sưng. Vì vậy, khi bị nhiệt miệng và nổi hạch ở cổ hay ở dưới hàm, sau tai,… rất có thể đây chỉ là dấu hiệu của phản ứng viêm thông thường.

Trên thực tế, có 3 nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng nhiệt miệng nặng và khiến các hạch bạch huyết bị sưng lên:

Bị nhiệt miệng nổi hạch do thói quen ăn uống không khoa học

Việc ăn quá nhiều đồ cay nóng hay đồ lạnh sẽ làm vùng họng bị tổn thương. Đồng thời, dẫn đến tình trạng cơ thể bị nóng trong, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Ngoài ra, ăn đồ cay nóng nhiều gây hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa, đặc biệt còn là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày ở nhiều người.

Việc ăn quá nhiều đồ cay nóng sẽ làm vùng họng bị tổn thương
Việc ăn quá nhiều đồ cay nóng sẽ làm vùng họng bị tổn thương

Do viêm Amidan

Phần Amidan bị viêm ở cổ xuất hiện các nốt trắng nhiệt miệng và cục hạch. Điều này gây ảnh hưởng cho việc ăn uống nói riêng và chất lượng cuộc sống nói chung khi người bệnh thường xuyên cảm thấy đau rát, khó chịu ở cổ. Ngoài gây nhiệt miệng nổi hạch, viêm Amidan còn có thể khiến người bệnh bị sốt nặng và thậm chí để lại những biến chứng nguy hiểm.

Do nhiễm trùng vòm họng và hô hấp

Khi vòm họng và đường hô hấp của bạn không được giữ gìn sạch sẽ, các vi khuẩn, virus sẽ tấn công và gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Điều này khiến cho bạn bị nhiễm bệnh và dẫn đến những hiện tượng như sưng tấy, đau rát vòm họng, các nốt nhiệt, tình trạng lở loét miệng như viêm miệng có mủ, viêm nướu hoại tử,…

Nghiêm trọng hơn là hiện tượng nổi hạch ở phần cổ, khiến cho khoang miệng rất khó chịu, gây khó khăn cho quá trình ăn uống. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời và triệt để, các hạch rất có thể sẽ lây lan đến nhiều phần khác xung quanh.

Bị nhiệt miệng nổi hạch do nhiễm trùng vòm họng và hô hấp
Bị nhiệt miệng nổi hạch do nhiễm trùng vòm họng và hô hấp

Biểu hiện và hậu quả của nhiệt miệng nổi cục hạch

Khi bị nhiệt miệng nổi cục, cơ thể người bệnh có các triệu chứng như:

  • Hạch bị sưng, đỏ, nóng, ấn vào cảm thấy đau.
  • Hạch thường xuất hiện ở vùng da dưới cằm, dưới cổ hoặc sau tai, thông thường là gần với vị trí của vết loét trong khoang miệng.
  • Cục hạch thường cứng, có bờ viền rõ ràng và dễ di động.
  • Đi kèm với hiện tượng loét miệng nổi hạch có thể là biểu hiện sốt. Khi vết nhiệt miệng lành lại thì trạng thái nóng sốt thường sẽ biến mất theo.

Ngoài ra, khi bị nhiệt miệng nổi cục, người bệnh thường gặp phải các vấn đề như:

  • Khó nhai nuốt thức ăn: Một trong những điều gây khó chịu nhất cho người bị lở miệng nổi hạch đó là tiếp xúc và nhai nuốt thức ăn rất khó khăn. Thậm chí khi ăn cũng không cảm thấy ngon miệng, đặc biệt là ăn những món mặn, chua khiến miệng bị xót và đau rát. Dần dần, người bệnh có tâm lý ngại ăn, chán ăn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
  • Giao tiếp gặp khó khăn: Bị nhiệt miệng nổi hạch ở vòm họng khiến người bệnh bị đau. Do đó, việc hoạt động của cơ miệng trở nên khó khăn hơn. Điều này khiến cho bạn ngại không muốn giao tiếp, bởi mỗi lần cử động khoang miệng sẽ khiến vùng vòm họng bị nhiệt và nổi hạch cảm thấy đau rát, khó chịu.
  • Nguy cơ bị ung thư vòm họng: Nếu tình trạng viêm nhiễm khoang miệng và nổi hạch không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó là việc xuất hiện các tế bào ung thư vòm họng và gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên cơ thể.

Người bị lở miệng nổi hạch gặp khó khăn trong việc tiếp xúc và nhai nuốt thức ăn
Người bị lở miệng nổi hạch gặp khó khăn trong việc tiếp xúc và nhai nuốt thức ăn

Bị nhiệt miệng và nổi hạch điều trị như thế nào để chóng khỏi?

Vậy khi bị nhiệt miệng nổi hạch người bệnh nên làm gì? Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh để bạn tham khảo.

Sử dụng thuốc Tây y

Đây là phương pháp thường được nhiều người áp dụng khi bị nhiệt miệng và nổi hạch. Thông thường để cải thiện tình trạng này, bạn có thể dùng 1 số loại thuốc chống viêm và thuốc giảm đau hạ sốt.

  • Thuốc chống viêm: Phần lớn bị nhiệt miệng và nổi hạch sưng đau là dấu hiệu của phản ứng viêm thông thường. Bạn có thể dùng các thuốc chống viêm tại chỗ hoặc chống viêm toàn thân để hỗ trợ điều trị. Các gel bôi trực tiếp lên vết viêm loét thường là Corticoid. Đây là loại kháng sinh có chứa các hoạt chất chống viêm nên đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, tương tự các loại gel bôi trực tiếp khác, khi sử dụng Corticoid sẽ khó tránh khỏi hiện tượng hấp thu toàn thân và gây ra phản ứng phụ. Bên cạnh gel bôi, bạn có thể uống thuốc chống viêm nhóm Nsaids hoặc Corticoid. Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần hỏi ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Khi bị nhiệt miệng nổi hạch, cơ thể có thể gặp phải triệu chứng toàn thân và phổ biến nhất là sốt. Trong trường hợp này, bạn cần sử dụng thuốc hạ sốt kết hợp với thuốc giảm đau (nếu cần). Phổ biến nhất là sử dụng các loại thuốc hạ sốt chứa chất Paracetamol. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung nước và uống các loại nước ép hoa quả để cơ thể mau chóng hạ nhiệt. Uống nước trái cây còn cung cấp các vitamin cần thiết giúp tình trạng nhiệt miệng mau lành.

Click ngay: TOP 9 Loại Thuốc Nhiệt Miệng Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất

Khi bị nhiệt miệng dẫn tới sốt, nhiều người uống thuốc hạ sốt chứa chất Paracetamol
Khi bị nhiệt miệng dẫn tới sốt, nhiều người uống thuốc hạ sốt chứa chất Paracetamol

Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn để cải thiện nhiệt miệng

Sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh răng miệng giúp xử lý nhanh chóng tình trạng khoang miệng bị nhiệt và nổi hạch. Việc đảm bảo khoang miệng sạch sẽ sẽ làm mất đi môi trường cho vi khuẩn, virus, nấm,… hình thành và phát triển. Từ đó, cải thiện tình trạng viêm loét khoang miệng.

Bạn nên sử dụng các loại nước súc miệng có chứa axit Tannic và Nano bạc để thấy được hiệu quả nhanh chóng. Người bị nhiệt miệng nổi hạch cần súc miệng thật kỹ hàng ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn. Với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích tái tạo niêm mạc bị tổn thương, giải pháp điều trị nhiệt miệng nổi hạch bằng nước súc miệng được đánh giá là vừa đơn giản lại vừa đem lại hiệu quả cao.

Đi tới bệnh viện để điều trị nhiệt miệng nổi hạch

Đây là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người lựa chọn khi bị nhiệt miệng nổi hạch. Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng khuyên bệnh nhân nên đi tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời khi có một số dấu hiệu sau:

  • Bị nhiệt miệng nổi hạch nhưng mãi không khỏi. Các nốt hạch thì sưng to bất thường và hạch mềm.
  • Tình trạng sốt kéo dài không khỏi, cân nặng sụt giảm đột ngột.
  • Các vết nhiệt trong khoang miệng có dấu hiệu xơ hóa, bị cứng, lồi, có mủ, bị chảy máu và có mùi khó chịu.
  • Bị vướng miệng, cảm thấy khó nhai nuốt, hít thở gặp khó khăn.

Bạn có thể đi tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị nhiệt miệng nổi hạch
Bạn có thể đi tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị nhiệt miệng nổi hạch

Các biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng nổi hạch

Để phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng nổi cục và tránh những biến chứng có hại cho sức khỏe, bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc sau:

  • Vệ sinh vòm họng mỗi ngày: Vệ sinh vòm họng bằng việc đánh răng kết hợp súc miệng nước muối sinh lý mỗi ngày là cách chăm sóc và bảo vệ khoang miệng đúng cách. Điều này giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus trong khoang miệng và vòm họng, giữ cho khoang miệng của bạn được khỏe mạnh, sạch sẽ. Bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Vệ sinh tai mũi thường xuyên: Tai – mũi – họng là 3 hệ cơ quan có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Bởi vậy, khi bạn vệ sinh sạch sẽ cả tai và mũi cũng chính là cách bạn giữ cho tất cả các bộ phận hô hấp cũng như vòm họng, khoang miệng,… đều được bảo vệ an toàn, tránh khỏi ảnh hưởng của các virus, vi khuẩn gây hại.
  • Ăn uống hợp lý: Bạn chú ý không nên ăn đồ ăn cay nóng hoặc lạnh quá nhiều bởi chúng không tốt cho vòm họng cũng như dạ dày của bạn. Việc hạn chế ăn các đồ ăn trên chính là cách tốt nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa những tổn thương cho vòm họng. Nó cũng tránh làm nóng cơ thể và gia tăng nguy cơ bị nhiệt miệng dẫn tới nổi hạch.
  • Tuyệt đối không tùy tiện đụng chạm tay vào miệng: Bàn tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn nên khi chạm vào môi, răng, miệng, tay vô tình sẽ khiến khoang miệng bị nhiễm khuẩn. Từ đó dẫn tới các bệnh lý về răng miệng như: Viêm họng, nhiệt miệng nổi hạch, viêm Amidan,… Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý không để tay tùy tiện đụng chạm vào vùng miệng.

Bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày
Bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh nhiệt miệng nổi hạch để bạn đọc tham khảo. Bạn hãy vận dụng các kiến thức vừa tìm hiểu được để tự chăm sóc và bảo vệ thật tốt sức khỏe răng miệng.

Xem thêm: Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Để Cải Thiện Triệu Chứng Nhanh?

Câu hỏi thường gặp

Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì?

Một trong những nguyên nhân nhiệt miệng là do thiếu vitamin, khoáng chất cần thiết. Do đó, khi bị nhiệt, nhiều người tìm cách bổ sung vitamin nhằm loại bỏ tình trạng này, nhất là vào mùa hè nóng nực. Tuy nhiên, bạn có biết nhiệt miệng nên uống vitamin...

Tại Sao Bị Nhiệt Miệng Liên Tục?

Nhiệt miệng gây ra những vết loét nhỏ, nông ở mô mềm trong miệng như môi, má trong, nướu khiến người bệnh khó chịu, gặp nhiều bất tiện trong ăn uống, nói chuyện. Nhiều trường hợp nhiệt miệng tái phát nhiều lần, theo chu kỳ khiến bệnh nhân không khỏi...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *