Vảy Nến Da Mặt
Vảy nến là bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Với biểu hiện cụ thể là sự tích tụ của các mảng da tạo thành vảy gây ngứa ngáy, đau rát. Vảy nến có thể mọc ở da mặt, da đầu, tay, chân hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Vậy vảy nến da mặt là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.
Vảy nến da mặt là gì?
So với các bộ phận khác trên cơ thể, vảy nến da mặt thường có mức độ ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng. Bởi vùng da mặt thường mỏng, nhạy cảm và có vòng đời ngắn nên vảy sẽ mọc thành mảng dày gây cảm giác ngứa ngáy và vô cùng khó chịu, hơn nữa các phương pháp điều trị cũng cần phải lưu ý hơn rất nhiều. Bệnh vảy nến da mặt thường xuất hiện ở đường chân tóc, trán, lông mày, tai, da giữa mũi và môi trên của bạn, cổ hoặc thậm chí nặng hơn là trên toàn bộ khuôn mặt gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy tự ti trong giao tiếp.
Nguyên nhân của bệnh vảy nến da mặt
Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân của bệnh vảy nến da mặt vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa cho rằng, gen và hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh vảy nến. Trong số những bệnh nhân mắc loại bệnh này thì có 40% là do ảnh hưởng từ gia đình. Đồng thời các gen vận hành hệ thống miễn dịch cũng chính là gen liên quan đến bệnh vảy nến. Ngoài ra bệnh vảy nến mặt còn do một số nguyên nhân khác như:
- Mắc nấm Malassezia.
- Căng thẳng, lo âu quá mức.
- Tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời và bị cháy nắng.
- Hút thuốc, uống nhiều rượu.
- Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc lithium, prednisolon, hydroxychloroquine.
- Thừa cân, béo phì.
- Da bị thương, trầy xước.
- Thời tiết lạnh, hanh, khô.
- Thiếu Vitamin D.
- Dị ứng thực phẩm.
- Ô nhiễm môi trường.
Triệu chứng của bệnh vảy nến mặt
Người bị vảy nến da mặt, tai, mũi, mắt, miệng hoặc các bộ phận khác trên khuôn mặt đều có thể biểu hiện cụ thể như sau:
- Vảy nến trên mí mắt: Vảy sẽ mọc bao phủ lông mi khiến cạnh của mắt đỏ và cứng, chúng có thể căng hoặc cụp xuống khiến bạn mỏi mắt.
- Vảy nến ở mắt: Khiến mắt bị khô, viêm, sưng tấy và khó nhìn.
- Vảy nến ở tai: Các vảy mọc sẽ bít tắc ống tai, dẫn đến giảm thính lực. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến không ảnh hưởng đến tai trong.
- Vảy nến ở miệng: Trên lợi, lưỡi, trong má, mũi hoặc môi trên sẽ xuất hiện màu trắng và xám.
Bệnh có gây nguy hiểm không?
Bệnh vảy nến trên mặt không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không có phương pháp điều trị cụ thể sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, ngoại hình cũng như tâm lý của người bệnh. Ngoài ra, nếu bạn mắc bệnh vảy nến, nguy cơ mắc phải một số bệnh lý khác cũng sẽ cao hơn bình thường, bao gồm:
- Các bệnh về mắt, tim mạch, huyết áp, béo phì, đái tháo đường tuýp 2, viêm khớp.
- Bệnh Celiac, Crohn, xơ cứng.
- Trầm cảm do tự ti.
Xem thêm: Vảy Nến Móng Tay Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Chữa Tốt Nhất
Cách điều trị bệnh vảy nến da mặt
Mặc dù các chuyên gia vẫn chưa tìm được loại thuốc có thể điều trị dứt điểm bệnh vảy nến nói chung và bệnh vảy nến ở mặt nói riêng. Nhưng hiện tại đã có một số phương pháp cụ thể được đưa ra nhằm hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến da mặt, tùy vào thực trạng của từng người bệnh để áp dụng.
Phương pháp Tây y
Một số loại thuốc tây y bạn có thể tham khảo qua ý kiến của bác sĩ và tìm mua tại hiệu thuốc với các thành phần cụ thể như sau:
- Thuốc chứa corticosteroid mức thấp: Có thể dưới dạng thuốc mỡ, nước thơm, thuốc xịt hay kem bôi có tác dụng giảm tình trạng đỏ và sưng tại vùng da bị vảy nến. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng nhiều trong thời gian dài sẽ khiến làn da của bạn bị mỏng đi, dễ bị bầm tím hoặc rạn da.
- Vitamin D tổng hợp: Giúp làm chậm quá trình phát triển tế bào da, giảm sự hình thành vảy sừng. Tuy nhiên tác dụng phụ của nó là dễ gây kích ứng trên da của bạn.
- Thuốc chứa retinoids: Có tác dụng loại bỏ vảy đồng thời giảm viêm trên da. Tuy nhiên thuốc cũng rất dễ gây kích ứng da.
- Thuốc ức chế calcineurin: Giúp ức chế hoạt động quá mức của tế bào T.
- Thuốc mỡ Crisaborole: Có tác dụng giảm triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm. Tác dụng phụ có thể gây châm chích hoặc cháy da tạm thời.
- Kem dưỡng ẩm và lotion: Giúp làm dịu và mềm da, giảm cảm giác ngứa ngáy, ửng đỏ do vảy nến gây ra.
- Dung dịch axit salicylic: Hỗ trợ cải thiện tình trạng bong tróc, bóc vảy đồng thời sát trùng giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm da.
- Coaltar: Có vai trò kháng khuẩn, chống nấm đồng thời giảm sự tăng sinh của tế bào sừng.
- Nhựa than đá: Được chiết xuất từ than đá thường có trong dầu gội và kem giúp giảm ngứa tương đối hiệu quả.
- Thuốc dạng uống: Bao gồm các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, chống dị ứng,…Tuy nhiên người bệnh phải dùng theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các mẹo chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian
Ngoài các phương pháp điều trị từ Tây y, người bệnh cũng có thể lựa chọn các phương pháp từ dân gian để giúp cải thiện tình trạng bệnh vảy nến của mình. So với thuốc Tây y có thể gây ra tác dụng phụ, các mẹo dân gian an toàn và lành tính hơn nên người bệnh cũng sẽ yên tâm hơn trong quá trình sử dụng.
Người bệnh có thể tham khảo các mẹo dân gian như sau:
- Nha đam (Lô hội): Dùng gel bên trong lá nha đam bôi như thuốc mỡ trên da giúp giảm sưng đỏ, ngứa ngáy và làm ẩm da. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng kem dưỡng bên trong thành phần có chứa lô hội. Tuy nhiên, người bệnh không được dùng viên lô hội vì chúng có thể gây nguy hiểm.
- Muối biển chết: Pha muối biển cùng nước ấm để rửa mặt sẽ giúp bạn giảm tình trạng ngứa ngáy. Sau đó đừng quên bôi kem dưỡng ẩm nếu không da bạn sẽ bị khô.
- Giấm táo: Pha loãng giấm táo với nước và bôi lên vùng da bị vảy nến sẽ giúp giảm cảm giác bỏng rát. Tuy nhiên, không sử dụng cách này đối với vết thương hở.
- Dầu cây chè: Bạn có thể dùng loại dầu này kết hợp dầu gội để gội đầu. Lưu ý không được sử dụng cách này cho người mẫn cảm với thành phần của dầu cây chè.
- Bột yến mạch: Đắp miếng dán bột yến mạch lên da sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh vảy nến da mặt đáng kể.
- Nghệ: Trong thành phần của nghệ có chứa curcumin có tác dụng sát khuẩn rất hiệu quả. Vì vậy, đắp miếng dán nghệ lên da sẽ giúp bạn giảm viêm, cải thiện tình trạng bệnh vẩy nến.
Vảy nến là tình trạng viêm da mãn tính, thường bùng phát theo đợt và tái đi, tái lại nhiều lần. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp từ dân gian đòi hỏi người bệnh cần kiên trì vì thời gian điều trị sẽ lâu hơn so với sử dụng thuốc Tây. Nhưng nhờ đó sẽ mang lại hiệu quả lâu dài đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
Phòng ngừa và lưu ý trong quá trình điều trị bệnh
Mặc dù có các loại thuốc Tây y hoặc các phương pháp dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên để phòng ngừa cũng như cải thiện tình trạng bệnh vảy nến da mặt một cách hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý tới những vấn đề sau:
- Khi bị vảy nến trên da mặt bạn không được gãi quá mạnh sẽ gây trầy xước và tổn thương da khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
- Khi ra ngoài cần thoa kem chống nắng và đeo khẩu trang, kính, đội mũ cẩn thận.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp làn da bạn mềm và dễ chịu hơn.
- Không để da mặt tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm, bụi bẩn, xà phòng, nước thơm,...
- Giảm lo âu, căng thẳng, luôn để tâm trạng thoải mái.
- Nên tập thiền hoặc yoga để hỗ trợ cảm xúc.
- Ăn uống, nghỉ ngơi theo chế độ khoa học.
Trên đây là những thông tin về bệnh vảy nến da mặt, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách khắc phục. Hy vọng qua nội dung bài viết, bạn và người thân của mình sẽ lựa chọn được những phương pháp phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh của mình một cách hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!