Đột Quỵ Xảy Ra Ở Độ Tuổi Nào? Cách Phòng Ngừa Thế Nào?
Đột quỵ là một trong những bệnh lý nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Kể cả sau khi bị đột quỵ người bệnh nếu cứu chữa được cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề như: Rối loạn ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ, không có khả năng vận động, rối loạn đại tiểu tiện,… Điều này ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của bản thân và những người xung quanh. Vậy bệnh đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào? Các biện pháp phòng tránh bệnh là gì? Câu trả lời sẽ được DrVitamin giải đáp trong bài viết sau đây.
Bệnh đột quỵ là gì?
Trước khi tìm hiểu vấn đề đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào, chúng ta nên hiểu rỗ đột quỵ là gì. Đột quỵ thường xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị suy giảm, tắc nghẽn hoặc gián đoạn một cách đột ngột. Khi đó do bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng khiến các tế bào não bắt đầu chết và điều này chỉ xảy ra trong vài phút ngắn ngủi. Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao chỉ đứng sau ung thư và bệnh tim mạch. Trung bình trên thế giới cứ 3 phút lại xảy ra một ca đột quỵ.
Mặc dù người bị đột quỵ nếu được phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể sẽ giữ được tính mạng. Nhưng về lâu dài sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi phải đối mặt với các tình trạng như: Méo mồm, nói ngọng gây rối loạn ngôn ngữ, rối loạn đại tiểu tiện, vận động khó khăn thậm chí là liệt toàn thân,… đến suốt cuộc đời. Các di chứng này không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn hơn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ảnh hưởng lớn tới những người xung quanh. Điều này lại càng khiến các bệnh nhân bị đột quỵ cảm thấy buồn phiền, tự ti và rất dễ rơi vào trầm cảm. Vì vậy đột quỵ được xem là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất.
Dấu hiệu của bệnh đột quỵ
Thực tế đột quỵ xảy ra rất nhanh và đột ngột nên nhiều người khó nhận biết và không được chữa trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản mà bạn nên quan sát thường xuyên để hạn chế được những rủi ro xấu nhất xảy ra.
- Khuôn mặt có dấu hiệu bị méo, đặc biệt là khi cười sẽ nhận thấy rõ hơn.
- Hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy mất thăng bằng và không thể thực hiện các hoạt động khác.
- Cơn đau đầu kéo đến nhanh, rất dữ dội kèm theo buồn nôn và nôn rất nhiều.
- Thị lực giảm đột ngột, mắt nhìn mờ, không còn rõ.
- Lời nói không còn rõ ràng, nói ngọng, phát âm không rõ chữ, thậm khí là á khẩu.
- Cơ thể không còn sức lực để làm được bất cứ việc gì.
- Tay khó cử động, không thể giơ cùng lúc hai tay qua đầu, nặng hơn là tê liệt một bên cơ thể. Không nhấc được chân lên, đi rơi dép,…
Mỗi người có một thể trạng khác nhau nên tình trạng bệnh cũng sẽ có những diễn biến không giống nhau. Ngoài ra, tình trạng thiếu máu lên não chỉ xảy ra thoáng qua nên người bệnh cũng có thể thấy xuất hiện các triệu chứng cơ bản giống với đột quỵ. Tuy nhiên, đó cũng là tín hiệu cảnh báo cho một cơn tiền đột quỵ và trong tương lai nguy cơ xảy ra đột quỵ là rất cao.
Vì vậy khi cảm thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên bạn hay người thân không nên chủ quan và nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Bởi thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ rất ngắn, chỉ trong khoảng từ 3 – 4 giờ ngay khi cơn đột quỵ bắt đầu. Thời gian càng kéo dài thì di chứng càng nặng nề cùng với nguy cơ tử vong cao.
Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào?
Trước đây đột quỵ thường xảy ra ở nhóm đối tượng người trung niên và cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) và độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc căn bệnh này càng lớn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong thời gian gần đây bệnh đột quỵ đang có dấu hiệu trẻ hóa và có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào kể cả người trưởng thành và trẻ em.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ năm 2019 được thống kê, trong vòng 10 năm gần đây số lượng bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ đã tăng hơn 44%. Trung bình mỗi năm, bệnh nhân bị đột quỵ ở độ tuổi từ 18 – 50 chiếm khoảng 15%. Còn tại Việt Nam, các ca đột quỵ phải nhập viện cấp cứu thường nằm ở độ tuổi từ 30 tuổi trở lên.
Ngoài ra, đột quỵ còn rất dễ xảy ra ở nhóm các đối tượng sau:
- Gia đình có tiền sử về bệnh đột quỵ.
- Thừa cân, béo phì do ăn nhiều dầu mỡ, ít ăn hoa quả rau xanh.
- Người bị tiểu đường.
- Người huyết áp cao hoặc mắc các bệnh về tim mạch.
- Người không tập thể dục, thể thao, ít vận động.
- Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc thường xuyên.
Phòng ngừa nguy cơ xảy ra bệnh đột quỵ
Với những thông tin trên, bạn có thể thấy đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm như thế nào? Vì vậy để hạn chế tối đa tình trạng đột quỵ xảy ra, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây để xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và khoa học:
- Ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng. Bạn nên bổ sung các vitamin và khoáng chất cho cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn có nhiều muối.
- Hạn chế bia, rượu, đồ uống có cồn đồng thời nói không với các chất kích thích.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe như đi bộ, bơi lội, tập yoga,…
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để hạn chế được những rủi ro xảy ra.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh đột quỵ đồng thời giúp bạn giải đáp được thắc mắc ‘’đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào?’’. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có được cho mình những kiến thức hữu ích để hạn chế tình trạng đột quỵ xảy ra đối với bản thân và những người xung quanh.
Không nên bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!