Đột Quỵ Có Chữa Được Không? Phòng Ngừa Bệnh Như Thế Nào?

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm có thể xảy đến với bất kỳ ai. Tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi và hồi phục sau khi bị đột quỵ là rất thấp. Vậy bị  đột quỵ có chữa được không? Phòng ngừa và sơ cứu căn bệnh này như thế nào? Bài viết dưới đây DrVitamin sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên.

Bị đột quỵ có chữa được không?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm thường gặp ở người trên 60 tuổi. Đột quỵ xảy ra khi các mạch máu bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ khiến máu không thể lưu thông lên não. Nếu không được cấp cứu kịp thời, các tế bào não sẽ ngừng hoạt động, khiến người bệnh phải sống thực vật suốt đời hoặc thậm chí là tử vong.

Vậy bị đột quỵ có chữa được không? Thực tế, đa phần những trường hợp đột quỵ nghiêm trọng đều không thể cứu chữa. Người bệnh có thể tử vong ngay lập tức hoặc tử vong sau một thời gian ngắn điều trị. Tuy nhiên cũng có trường hợp bị đột quỵ ở mức độ nhẹ, phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên người bệnh không bị đe dọa tới tính mạng.

Bị đột quỵ có chữa được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Bị đột quỵ có chữa được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Sau khi đã trải qua cơn nguy kịch, bệnh nhân bị đột quỵ sẽ có thể phải đối mặt với nhiều di chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một số loại biến chứng thường gặp như: 

  • Khả năng nói chuyện, giao tiếp của bệnh nhân bị suy giảm. Người bệnh có thể bị rối loạn ngôn ngữ, hay nói ú ớ, không thể hiện được suy nghĩ của mình bằng lời nói. 
  • Quá trình vận động, đi lại bị hạn chế, khó giữ thăng bằng, dễ ngã, cần phải có người đi cùng. 
  • Một số người bệnh còn bị liệt toàn bộ tứ chi, liệt mặt hoặc liệt nửa người, khiến họ phải ngồi xe lăn trong thời gian dài.
  • Suy giảm trí nhớ, người bệnh sau khi hồi phục sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái lú lẫn, nhớ nhớ quên quên, mất khả năng tập trung.
  • Cảm xúc, tâm trạng thay đổi thất thường, người bệnh không thể kiểm soát được hành vi của mình, và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Những biến chứng này có khả năng phục hồi hoàn toàn hay không hiện các bác sĩ chuyên khoa cũng không thể khẳng định. Để xác định được khả năng hồi phục của người bệnh cần dựa vào độ tuổi, bệnh nền, tình trạng sức khỏe, vị trí và mức độ tổn thương trong não bộ,… Ngoài ra, những người được sơ cứu và cấp cứu sớm sẽ có tỷ lệ phục hồi cao hơn so với những người khác.

Hướng dẫn sơ cứu cho người bị đột quỵ

Sơ cứu cho người bệnh bị đột quỵ trước khi được đưa đi cấp cứu là một việc làm hết sức quan trọng. Nó có thể góp phần làm giảm nhẹ hậu quả của đột quỵ và cứu sống người bệnh khỏi nguy cơ tử vong.

Sơ cứu cho người bệnh bị đột quỵ là một việc làm hết sức quan trọng
Sơ cứu cho người bệnh bị đột quỵ là một việc làm hết sức quan trọng

Dưới đây là một số quy tắc khi sơ cứu bệnh nhân đột quỵ mà bạn cần nắm rõ:

  • Kiểm tra mạch đập, nhịp tim và huyết áp của người bệnh.
  • Cho người bệnh nằm nghiêng, nâng nhẹ và cố định phần đầu và cổ.
  • Không cho bệnh nhân ăn, uống nước hoặc uống thuốc.
  • Loại bỏ nhanh các dị vật trong miệng như răng giả, thức ăn…. để tránh người bệnh bị nghẹn.
  • Nếu người bệnh bị hôn mê, mạch không đập hoặc ngừng thở, cần tiến hành hô hấp nhân tạo bằng cách thổi mồm và ép tim ngoài lồng ngực.

Những biện pháp sơ cứu này vô cùng quan trọng, sẽ giúp kéo dài thêm cơ hội sống cho người bệnh trước khi được đưa đến bệnh viện để điều trị. 

Sau khi được đưa đến bệnh viện, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra cho người bệnh phương án điều trị thích hợp. 

  • Đối với người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc để khôi phục lại lưu lượng máu, làm tan cục máu đông và ngăn ngừa những tình huống nguy hiểm. 
  • Đối với người bị đột quỵ do xuất huyết não, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng xuất huyết.

Phòng ngừa bệnh đột quỵ tại nhà hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh đột quỵ, bạn cần phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh ngay từ hôm nay. Trong đó, đặc biệt cần phải chú ý đến các vấn đề về tim mạch và huyết áp. Bởi việc hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với các vấn đề như thiếu máu não, đau tim, đột quỵ…

Phòng ngừa bệnh đột quỵ tại nhà hiệu quả
Phòng ngừa bệnh đột quỵ tại nhà hiệu quả

Vì vậy để phòng ngừa bệnh đột quỵ, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh, cụ thể như sau:

  • Cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng rượu bia. Thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi mà còn làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Vì vậy hãy từ bỏ thuốc lá hoặc tránh xa những nơi có khói thuốc để bảo vệ sức khỏe của mình.
  • Những người bị huyết áp cao nên kiểm soát các chỉ số huyết áp của mình. Bởi đây là yếu tố hàng đầu khiến cho các mạch máu bị tổn thương, làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
  • Người bị bệnh tiểu đường cũng cần kiểm soát lượng đường huyết của mình bằng cách hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối, bột đường và chất béo bão hòa…
  • Nên tích cực tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để điều chỉnh cân nặng, cải thiện tình trạng thừa cân béo phì, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng để cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh khoa học bằng cách tiêu thụ nhiều trái cây và rau củ mỗi ngày để giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ ăn mặn, có nhiều muối, đồ ăn chế biến sẵn, có chứa chất bảo quản, thức ăn có nhiều dầu mỡ,…

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có thể tìm được lời giải đáp cho câu hỏi bị bệnh đột quỵ có chữa được không. Những kiến thức hữu ích này có thể sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và người thân được tốt hơn. Hãy thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh.

Không nên bỏ lỡ: 

Array
Đột Quỵ Xảy Ra Ở Độ Tuổi Nào? Cách Phòng Ngừa Thế Nào?

Đột Quỵ Xảy Ra Ở Độ Tuổi Nào? Cách Phòng Ngừa Thế Nào?

Đột quỵ là một trong những bệnh lý nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Kể cả sau…
Trẻ Em Có Bị Đột Quỵ Không? Nên Làm Gì Khi Trẻ Đột Quỵ?

Trẻ Em Có Bị Đột Quỵ Không? Nên Làm Gì Khi Trẻ Đột Quỵ?

Đột quỵ là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy câu hỏi ở đây là trẻ…