Giấc Ngủ Quan Trọng Như Thế Nào Đối Với Sức Khỏe?

Ai trong chúng ta cũng cần được nghỉ ngơi và ngủ nghỉ sau một ngày dài. Tổng thời gian và nhu cầu ngủ nghỉ ở từng độ tuổi và giai đoạn sẽ khác nhau. Vậy tại sao chúng ta cần ngủ, giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với sức khỏe? Nếu bạn đang băn khoăn về những thắc mắc này thì có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây. 

Tại sao chúng ta cần ngủ?

Giấc ngủ là một hoạt động sinh lý quan trọng để chúng ta có một sức khỏe tốt. Trên thực tế, chúng ta cần ngủ giống như việc ăn uống hàng ngày. Trong lúc chúng ta ngủ, có rất nhiều phản ứng sinh học được thực hiện, chẳng hạn như:

  • Các tế bào thần kinh được tổng hợp, thúc đẩy sự liên kết sáng tạo.
  • Não bộ dọn dẹp và lưu trữ những thông tin mới, giúp bạn tăng cường trí nhớ.
  • Các tế bào khác của cơ thể tự sửa chữa, hồi phục năng lượng cũng như tiết ra các phân tử như hormone, protein.
  • Loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Học, ghi nhớ hành động.
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng với sức khỏe con người
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng với sức khỏe con người

Do đó, việc duy trì một lịch trình ngủ đều đặn, đảm bảo ngủ đủ giấc là điều cần thiết để giúp cơ thể, tâm trí hoạt động nhịp nhàng, khỏe mạnh hơn.

Giấc ngủ quan trọng như thế nào với sức khỏe?

Dưới đây là những thông tin cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ mà bạn cần nắm được. Chi tiết như sau:

Giữ tinh thần, trạng thái luôn tràn đầy năng lượng

Xuyên suốt quá trình ngủ, não bộ sẽ tiến hành xử lý cảm xúc, thay bạn giải tỏa căng thẳng cũng như hỗ trợ làm giảm cảm giác mệt mỏi. Sau khi ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng), bạn sẽ thức dậy với tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng, cảm giác tích cực. Đồng thời dễ dàng điều chỉnh những cảm xúc trong ngày cũng như trở nên năng động hơn.

Ngược lại, nếu mất ngủ kéo dài, cơ thể sẽ kích thích sản sinh nhiều cortisol – một loại hormone steroid làm ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ thức/ngủ của bạn. Lúc này bạn sẽ cảm thấy thiếu tỉnh táo, khó ngủ, dễ bị căng thẳng, lo lắng và có những phản ứng tiêu cực hơn.

Tự sửa chữa các tế bào

Trong giấc ngủ, cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng, nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là loại hormone giúp tăng cường phát triển, sữa chua cơ bắp và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào.

Ngoài ra, cũng thúc đẩy tiết ra hormone melatonin nhằm chống lại sự oxy hóa – yếu tố làm tổn thương tế bào. Đồng thời sản xuất ra nhiều protein hơn, nhất là những protein liên quan tới sự hồi phục và sửa chữa cơ bắp.

Lúc này, hệ thống lymphatic trong cơ thể cũng tăng cường hoạt động trong khi chúng ta ngủ để loại bỏ tế bào chết, các chất cặn có hại ra ngoài. Cơ bắp, xương sẽ được nghỉ ngơi, hồi phục và giảm áp lực sau ngày dài làm việc, hoạt động.

Bên cạnh đó, sự phát triển của tế bào mỡ chất lượng cũng được kích thích trong lúc ngủ để bảo vệ tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt, giấc ngủ cũng giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi trên cơ bắp, giúp chúng thư giãn, khắc phục tổn thương.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Chất lượng, thời gian ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Trong đó, thiếu ngủ được xem là yếu tố hàng đầu dẫn tới các bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tim mạch. Dựa trên 15 cuộc nghiên cứu khác nhau, người ta chứng minh được rằng những người có chất lượng giấc ngủ kém, thiếu ngủ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ cao hơn so với người ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.

Ngủ đủ giấc giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cực tốt
Ngủ đủ giấc giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cực tốt

Ổn định lượng đường trong máu

Thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc giúp ổn định lượng đường trong máu rất tốt. Bởi lúc này, hormone insulin cân bằng – đây là loại hormone giúp cơ thể sử dụng đường huyết và duy trì mức đường trong máu ổn định. Nếu ngủ ít, độ nhạy cảm của insulin sẽ bị giảm, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Kiểm soát cân nặng

Thức khuya, mất ngủ đều khiến cơ thể tiêu hao năng lượng và tăng cảm giác thèm ăn. Trường hợp bạn ăn vào khung giờ này sẽ tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, khiến lớp mỡ bụng ngày càng dày hơn.

Bên cạnh đó, việc ngủ đúng giờ, ngủ sâu giấc còn giúp ngăn ngừa cảm giác thèm ăn. Không ít nghiên cứu đã chứng minh, khi ngủ đủ giấc, chúng sẽ hạn chế nguy cơ thèm ăn và hỗ trợ giảm cân tương đương với việc tập thể dục hàng ngày.

Cải thiện khả năng miễn dịch

Ngủ đủ giấc giúp cơ thể có đủ thời gian để sửa chữa các mô bị tổn thương. Đồng thời tăng cường tiết ra hormone mang tới khả năng cải thiện sức đề kháng, chống viêm, nhiễm trùng. Theo nghiên cứu, khi bạn ngủ, cơ thể sẽ tiết ra chất quan trọng có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch khỏi sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây hại (đặc biệt là cytokines). Từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh vặt như cảm cúm, ho, sổ mũi.

Tăng khả năng ghi nhớ

Khi được hỏi giấc ngủ quan trọng như thế nào, bạn sẽ không thể bỏ qua vai trò này. Các nhà khoa học trong suốt 20 năm qua đã phát hiện giấc ngủ có liên quan mật thiết đến khả năng ghi nhớ của con người.

Nghiên cứu cho thấy, giai đoạn ngủ sâu của giấc ngủ NREM – giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh sẽ hỗ trợ khả năng ghi nhớ lên tới 20 – 40%. Ngoài ra, giai đoạn ngủ sâu còn được ví như dịch vụ chuyển phát nhanh. Chúng giúp vận chuyển những ký ức ngắn hạn trong ngày tới kho lưu trữ dài hạn hơn.

Khả năng ghi nhớ được tăng cường trong lúc bạn ngủ
Khả năng ghi nhớ được tăng cường trong lúc bạn ngủ

Ngược lại, nếu cơ thể thiếu ngủ sẽ dẫn tới việc não bộ không thể lưu giữ ký ức một cách chính xác, đầy đủ. Trong trường hợp không thể ngủ ngon giấc trong thời gian dài, bạn có thể bị suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung.

Tăng hiệu suất làm việc

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chất lượng giấc ngủ tỷ lệ thuận với năng suất làm việc mỗi ngày. Có nghĩa là, nếu bạn ngủ đủ giấc, ngủ ngon sẽ giúp tăng khả năng tập trung, phản xạ tốt hơn. Bên cạnh đó, các bạn cũng dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch cũng như thực hiện các hoạt động liên quan tới tư duy phức tạp.

Thức khuya, thiếu ngủ nhiều có tác hại gì?

Giấc ngủ quan trọng như thế nào đã được giải đáp, vậy thiếu ngủ, thức khuya, ngủ không đủ giấc có thể gây ra những tác hại gì? Việc thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ kém có thể gây ra những hệ lụy như sau:

  • Mất tập trung, hiệu suất làm việc kém hiệu quả, giảm năng lượng, sự sáng tạo cũng như khả năng giải quyết vấn đề.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp và suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh.
  • Da thâm sạm, thiếu sức sống, nhanh lão hóa.
  • Tăng nguy cơ tăng cân do thức khuya sẽ làm bạn dễ cảm thấy đói.
  • Dễ gây tai nạn, đặc biệt là ở người phải lái xe, vận hành máy móc.
  • Lão hóa tế bào, giảm sản xuất hormone tăng trưởng.
  • Mệt mỏi, uể oải cả ngày.
  • Buồn chồn, dễ nóng giận, hay quên.
  • Khó khăn trong việc đưa ra những quyết định sáng suốt.
  • Tăng tính ám thị, dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh.
  • Mất khả năng thiết lập kế hoạch cho tương lai, dễ xuất hiện ảo giác.
Ngủ ít khiến cơ thể bị mệt mỏi, thiếu tập trung
Ngủ ít khiến cơ thể bị mệt mỏi, thiếu tập trung

Cách để có một giấc ngủ ngon và sâu giấc mỗi đêm

Dưới đây là một số biện pháp và thói quen mà bạn có thể thực hiện để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Chi tiết như sau:

  • Thiết lập lịch trình ngủ đều đặn, tốt nhất nên ngủ trước 23h và thức dậy vào lúc 7h sáng hôm sau.
  • Cố gắng ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày để giúp cơ thể, tinh thần luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
  • Tạo môi trường ngủ thảo mái, yên tĩnh, tối hoặc nên dùng rèm cửa, bức cản ánh sáng để giữ cho phòng ngủ không bị chói.
  • Tránh dùng thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ vì ánh sáng xanh có thể làm ảnh hưởng tới quá trình sản sinh melatonin – một hormone giúp bạn chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
  • Thực hiện các hoạt động như tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ.
  • Tránh uống cà phê, ăn đồ khó tiêu hóa ít nhất 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Vận động thể chất đều đặn nhưng cần hạn chế tập vào buổi tối khi gần đi ngủ.
  • Nói không với đồ ăn nhanh và hạn chế dung nạp đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Đảm bảo đệm, gối thoải mái và điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp.

Bài viết trên đây vừa giúp bạn giải đáp vấn đề “giấc ngủ quan trọng như thế nào”. Nhớ rằng, mỗi người có thể phản ứng khác nhau với các yếu tố xung quanh làm giảm chất lượng giấc ngủ. Vậy nên các bạn cần điều chỉnh thói quen, môi trường sống sao cho phù hợp để có được giấc tốt hơn. Từ đó góp phần nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần, công việc, học tập hàng ngày.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Làm Sao Để Ngủ Ngon, Điều Kiện Để Có Một Giấc Ngủ Tốt Là Gì?

Làm Sao Để Ngủ Ngon, Điều Kiện Để Có Một Giấc Ngủ Tốt Là Gì?

Bạn đang gặp khó khăn khi muốn ngủ ngon và ngủ sâu mỗi đêm? Bạn muốn biết điều kiện để có một giấc ngủ tốt…
Ăn Gì Để Cải Thiện Giấc Ngủ? Top 21 Thực Phẩm Bạn Nên Dùng

Ăn Gì Để Cải Thiện Giấc Ngủ? Top 21 Thực Phẩm Bạn Nên Dùng

Ăn gì để cải thiện chất lượng giấc ngủ là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Các nghiên cứu khoa học đều cho biết,…
Thường Xuyên Buồn Ngủ Dù Ngủ Đủ Giấc Nguyên Nhân Do Đâu?

Thường Xuyên Buồn Ngủ Dù Ngủ Đủ Giấc Nguyên Nhân Do Đâu?

Thường xuyên buồn ngủ dù ngủ đủ giấc là hiện tượng phổ biến ở rất nhiều người hiện nay. Nếu tình trạng này chỉ diễn…
Uống Gì Để Có Giấc Ngủ Sâu Và Ngon Giấc Hơn?

Uống Gì Để Có Giấc Ngủ Sâu Và Ngon Giấc Hơn?

Uống gì để có giấc ngủ sâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi đang bị mất ngủ, khó ngủ nhiều ngày.…